Người ốm có ăn yến được không? Khi nào người bệnh ăn được yến sào?

Người ốm có ăn yến được không? Câu trả lời là có và không tùy từng trường hợp. Vậy khi nào thì người bệnh nên ăn yến, khi nào không? Tác dụng của yến sào với người bệnh là gì? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Người ốm có ăn yến được không
Người ốm có ăn yến sào được không

Người ốm có ăn yến được không?

1. Các trường hợp người bệnh không nên ăn yến sào

Yến sào là thực phẩm siêu bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh và giúp người mới ốm dậy hồi phục nhanh chóng. Tuy vậy đối với các bệnh thông thường, ăn yến khi chưa bình phục sẽ có thể đem đến tác dụng ngược. Vì vậy về cơ bản, các chuyên gia và bác sĩ thường khuyến cáo không nên sử dụng tổ yến khi đang bệnh, tránh tình trạng quá bổ, tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa và cơ thể.

Đặc biệt, bạn và gia đình không nên ăn yến trong những trường hợp bệnh sau để tránh làm chậm quá trình hồi phục:

  • Các bệnh thông thường như sốt, cảm mạo, phong hàn bởi lúc này cơ thể đang đào thải độc tố và cần bổ sung nhiều dưỡng chất dễ tiêu hóa. Ăn các chất siêu bổ như yến sào sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn, khiến triệu chứng bệnh càng thêm trầm trọng
  • Các bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hấp thụ kém. Lúc này cơ thể người bệnh đang chuyển hóa kém, không có khả năng hấp thụ các chất bổ và có tính hàn như tổ yến. Cho người bệnh sử dụng yến sào lúc này, nhẹ thì lãng phí vì không thể tiêu hóa, nặng có thể làm bệnh tình trở nặng, không tốt cho người bệnh
  • Các bệnh viêm nhiễm như viêm da, viêm tiết niệu, viêm phế quản cấp hay viêm gan. Đây là những bệnh không nên ăn quá nhiều chất dinh dưỡng đồng thời kỵ các thực phẩm có tính hàn, vì vậy không thích hợp để bồi bổ sức khỏe bằng tổ yến.

Vậy người bệnh có ăn được yến không? Khi nào thì ăn yến sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình bình phục của người bệnh?

2. Các trường hợp người bệnh có thể ăn tổ yến

Người bệnh có ăn được yến không?
Người ốm có ăn yến sào được không

Tổ yến thường phát huy tối đa công dụng của mình trong các trường hợp sau đây.

Trường hợp 1: Điều dưỡng cơ thể cho người vừa ốm dậy hoặc trải qua hậu phẫu 

  • Khi người bệnh mới ốm dậy, hoặc các triệu chứng bệnh đã biến mất, cơ thể bị suy nhược sau thời gian dài. Lúc này vai trò của tổ yến thường là cung cấp năng lượng giúp cơ thể và các cơ quan chức năng nhanh chóng hồi phục bình thường. 
  • Khi người bệnh mới trải qua hậu phẫu. Tổ yến lúc này bên cạnh việc bồi bổ cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng hồi sức còn hỗ trợ hồi phục vết thương. Ngoài ra tổ yến cũng có tác dụng bổ máu, giúp người bệnh lại sức nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trường hợp 2: Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh kéo dài, gây suy kiệt cơ thể

  • Hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư sau mỗi lần xạ trị hoặc hóa trị. Lúc này nhiều tế bào lành tính, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch đều bị rối loạn sau các đợt trị liệu, cần gấp các nguồn dưỡng chất giúp cơ thể phục hồi từ trong ra ngoài. Tác dụng của tổ yến lúc này bao gồm cung cấp dưỡng chất, hỗ trợ phục hồi tế bào, giảm stress, củng cố hệ miễn dịch, kích thích thèm ăn mà không gây nặng bụng hay phát triển tế bào ung thư

Xem thêm tại: Cách chưng tổ yến cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị.

  • Hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, bị suy kiệt cơ thể do quá trình kiêng khem gắt gao và lộ trình điều trị nhằm kiểm soát chỉ số đường huyết. Tổ yến có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu, giàu năng lượng với khẩu phần nhỏ, đủ để thay thế nhiều thực phẩm “nặng bụng” khác mà không gây tăng, giảm chỉ số đường huyết theo biên độ lớn. Vì vậy yến sào thường được dùng để hỗ trợ điều dưỡng cơ thể kết hợp với lộ trình trị liệu để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm tại: Cách chưng yến cho người tiểu đường.

  • Hỗ trợ điều hòa huyết áp cho những người người bị huyết áp cao. Đồng thời yến sào cũng giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng khác như xơ vữa động mạch, mạch vành hoặc đột quỵ
  • Hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh suy thận. Yến sào có công dụng cải thiện khả năng đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tái tạo các tế bào bị tổn thương. Thường xuyên sử dụng cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt do bệnh gây nên.
  • Hỗ trợ các bệnh nhân bị xơ gan hoặc ung thư gan, giúp hồi phục tổn thương cấp tế bào và cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp điều dưỡng cơ thể.

Những lưu ý khi bồi bổ sức khỏe cho người ốm bằng tổ yến

Người ốm có ăn yến sào được không
Người ốm có ăn yến sào được không

Dù tổ yến có nhiều công dụng trong việc đẩy nhanh quá trình hồi phục, hỗ trợ điều trị và kiểm soát biến chứng ở nhiều loại bệnh nhưng để phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham vấn bác sĩ để có thể hỗ trợ hiệu quả lộ trình điều trị. Mỗi ca bệnh và tùy vào mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân, chế độ bồi bổ sức khỏe sẽ có những yêu cầu khác nhau. 

Vì vậy, bạn không nên tự ý cho bệnh nhân ăn yến với hàm lượng lớn, tần suất cao với tư tưởng ăn càng nhiều càng bổ. Thay vào đó, hãy xin ý kiến của bác sĩ về các vấn đề sau:

  • Hàm lượng sử dụng mỗi lần và hàm lượng tối đa một tháng. Yếu tố này sẽ phụ thuộc chủ yếu về đối tượng sử dụng và thể trạng của họ
  • Tần suất sử dụng mỗi tuần. Thông thường tổ yến sẽ được khuyến cáo sử dụng từ 2-3 lần/ tuần. Tuy nhiên trong một số trường hợp như mới sử dụng lần đầu hoặc vừa trải qua các đợt hậu phẫu hay hóa trị, xạ trị, tần suất sử dụng ở các tuần đầu tiên có thể sẽ dày hơn
  • Thời điểm sử dụng. Thông thường tổ yến hay được ăn thay bữa sáng hoặc bữa phụ trước khi đi ngủ. Với một số trường hợp bệnh, chẳng hạn tiểu đường, thời điểm tốt nhất để ăn tổ yến sẽ là các bữa phụ sau bữa chính 2 tiếng để duy trì năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu, khiến các chỉ số cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái cân bằng – không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý về cách chưng nấu và quá trình chế biến:

  • Tổ yến cần được làm sạch 100% trước khi chưng nấu. Bởi trong tổ yến có lẫn nhiều tạp chất không tốt cho sức khỏe người bệnh vốn đang có hệ miễn dịch yếu Trong đó lông tơ cũng là thành phần không thể tiêu hóa, nếu bỏ sót sẽ dễ gây rối loạn đường ruột, làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Không nên chưng tổ yến quá lâu hoặc lửa quá to, để tránh gây mất chất. Nếu chưng cách thủy truyền thống thời gian chưng khoảng 20-25 phút là có thể sử dụng được ngay. Ngoài ra chưng lâu cũng làm nhão kết cấu sợi, ăn sẽ mất cảm giác ngon miệng vốn có.
  • Không nên cho đường phèn vào từ đầu. Đường phèn chỉ nên cho vào khoảng 5 phút cuối trước khi sử dụng. Cho đường phèn ngay từ đầu sẽ làm sợi yến không thể nở được do bị bọc đường bên ngoài.
  • Yến sau khi chưng nên sử dụng nóng. Khi bảo quản trong tủ lạnh cần được đặt trong hộp kín và tránh bảo quản quá 7 ngày, sẽ gây mất chất. 
  • Khi nấu hoặc chưng tổ yến, nên lựa chọn các nguyên liệu chưng kèm có tác dụng cộng hưởng với tổ yến để hỗ trợ điều trị bệnh. Ví dụ với bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các nguyên liệu có độ ngọt tự nhiên như táo đỏ hoặc mật ong để thay thế cho đường phèn hoặc nấu cháo với gạo mầm để không làm tăng đường huyết. Đối với bệnh nhân ung thư nên chưng kèm hạt sen, long nhãn hoặc táo đỏ để hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra khi chọn mua các sản phẩm tổ yến, nên ưu tiên mua tổ yến về tự chưng, đặc biệt là tổ yến thô – tuy có phần mất công chế biến và làm sạch nhưng ít bị làm giả. → Xem thêm tại: Cách phân biệt tổ yến giả

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo