5 cách chưng yến cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng

Tổ yến là thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường, giúp hỗ trợ kiểm soát, ngăn ngừa và đẩy lùi các biến chứng không tốt do bệnh đem lại, đồng thời bồi bổ cơ thể trong quá trình kiêng khem khiến người bệnh không bị suy nhược vì thiếu chất. Vậy đâu là những lợi ích của tổ yến với bệnh nhân tiểu đường? Đâu là các cách chưng yến cho người tiểu đường cùng các lưu ý cần biết để vừa bồi bổ an toàn, vừa hỗ trợ quá trình điều trị? 

Tổng hợp các cách chưng yến cho người tiểu đường
Các cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường an toàn cho sức khỏe

Tiểu đường ăn được yến không? Công dụng của tổ yến với người tiểu đường

Khi nói đến xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, nhiều người thường không nghĩ đến tổ yến bởi lẽ tổ yến thường được dùng như một giải pháp bồi dưỡng sức khỏe cho những người ốm yếu, suy nhược. Tuy nhiên trong thực tế, yến sào lại có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trước hết tổ yến cung cấp và giúp duy trì năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường trong quá trình kiêng khem. Người bị bệnh tiểu đường thường phải kiểm soát tối đa sự giao động của chỉ số đường huyết trong quá trình ăn uống. Bởi vậy không chỉ là kiêng các chất đường bột, họ còn không được ăn quá no hay quá đói trong khi vẫn phải đảm bảo năng lượng hoạt động một ngày.

Tổ yến với khẩu phần nhỏ và giàu dưỡng chất chính là một trong những lựa chọn thay thế giúp giảm khẩu phần ăn, trở thành nguồn đạm thay thế cho một vài loại thực phẩm nặng khác. Nói vậy không có nghĩa là có thể ăn tổ yến thay cơm. Yến chưng thường chỉ được coi như một bữa nhẹ để giúp ổn định chỉ số đường huyết khi bữa chính đã qua lâu nhưng bữa tiếp theo còn chưa tới. Vì vậy không nên cho người bệnh ăn yến thay cơm và liên tục mỗi ngày.   

Bên cạnh việc đảm bảo năng lượng dồi dào với nguồn đạm lành, tổ yến còn chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ rất tốt trong giảm thiểu ảnh hưởng và ngăn ngừa các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra. Chẳng hạn như:

  • Arginine: Tăng cường và thúc đẩy khả năng chuyển hóa đường trong cơ thể
  • Histidine: Giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
  • Lysine: điều hòa và giảm đường huyết, ngăn các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh
  • IsoleucineLeucine: Giúp duy trì chỉ số đường huyết trong máu ổn định 
  • Proline, Aspartic acid Threonine: đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giúp các vết thương hở lành mau hơn khi bị tiểu đường
  • Glycine: tăng phản ứng insulin, ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường cho những người có nguy cơ cao

Tóm lại, tổ yến sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong khi giữ ổn định và kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và đẩy nhanh tốc độ lành của vết thương. 

Lưu ý khi sử dụng yến sào cho người bị tiểu đường

Lưu ý khi cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng yến sào
Các cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường an toàn cho sức khỏe

Tùy vào tình trạng điều trị và khuyến cáo của bác sĩ mà lượng yến phù hợp cho mỗi đối tượng mỗi khác. Theo các khuyến cáo, người bị tiểu đường không nên sử dụng quá 100-150 gram yến sào/ tháng. Mỗi lần nên ăn khoảng 5 gram. Ăn mỗi ngày hay cách ngày sẽ phụ thuộc vào chỉ định và lộ trình điều trị.

Về thời điểm ăn, phù hợp nhất là vào bữa sáng khi cơ thể đang đói, cần năng lượng lớn nhưng đồng thời lại cần tránh ăn quá no, dễ làm mất cân bằng chỉ số đường huyết. Sử dụng tổ yến như bữa sáng hoặc bữa phụ sau bữa sáng 2 tiếng sẽ giúp no lâu hơn. 

Có thể sử dụng các sản phẩm yến hũ chưng sẵn thay cho tự chưng được không?

Câu trả lời là không. Nguyên nhân bởi các hũ yến dạng này thường được chưng rất  ngọt để bảo quản lâu, không phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy an toàn nhất bạn vẫn nên mua yến về tự chưng, vừa kiểm soát được độ ngọt, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe, không ăn phải các sản phẩm yến giả hoặc tẩm độn.  

Lưu ý khi chưng yến cho người bệnh tiểu đường

Khi chưng yến cho người bị tiểu đường, thay vì chưng theo công thức truyền thống, bạn nên:

  • Tìm kiếm các nguyên liệu có độ ngọt tự nhiên thay thế cho đường, ví dụ như mật ong, táo đỏ…
  • Nên tránh nấu cháo yến bởi người bệnh cần kiêng cữ các chất đường bột. Trong trường hợp muốn nấu cháo để đa dạng bữa ăn cho người bệnh, cân nhắc các nguyên liệu có chất đường bột thấp như gạo mầm
  • Nên chưng ăn liền, tránh bảo quản lâu trong tủ lạnh, dễ gây ảnh hưởng tới hàm lượng dưỡng chất
  • Tham vấn liều lượng cụ thể từ bác sĩ trước khi chưng để hỗ trợ tối đa cho quá trình trị bệnh.

Cách chưng yến cho người tiểu đường vừa ngon vừa hỗ trị trị bệnh

5 cách chưng yến cho người bị tiểu đường
Các cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường an toàn cho sức khỏe

1. Cách chưng yến cho người bị tiểu đường vừa có vị ngọt, vừa an toàn: Chưng yến lá dứa

Ngoài vị ngọt thanh, mang lại cảm giác mát và đã miệng, lá dứa còn có nhiều công dụng giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Bởi lẽ, lá dứa có chứa Glycosid – chất giúp hỗ trợ chuyển hóa đường glucose, tối thiểu hóa tình trạng tích đường trong máu đồng thời làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. Từ đó giúp ổn định các chỉ số đường huyết trong cơ thể. 

Theo nghiên cứu từ ncbi, nước lá dứa còn có hiệu quả giúp ổn định đường huyết hơn việc chỉ uống nước lọc. 

Cách chưng yến lá dứa:

  • Ngâm nở, làm sạch và chưng yến cơ bản theo hình thức cách thủy khoảng 20-25 phút 
  • Khi yến đã nở mềm, cho thêm vài lá dứa và đường phèn hoặc các nguyên liệu thay thế đường phèn như mật ong. Chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp, sử dụng nóng.

Nếu bạn chưa quen với các bước chưng yến cơ bản, xem thêm tại:

Các cách chưng yến tại nhà

2. Cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường giúp chống suy nhược, mệt mỏi tinh thần: Chưng yến hạt sen táo đỏ

Bệnh tiểu đường thường dẫn tới tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược tinh thần, ngủ không an giấc. Chưng yến hạt sen táo đỏ vừa có tác dụng xoa dịu tinh thần, cải thiện giấc ngủ, vị ngọt tự nhiên của táo cũng giúp tăng vị cho tổ yến và giảm sự cần thiết của đường, mang đến vị ngọt thanh mà không làm tăng chỉ số đường huyết. Khi chưng hạt sen với tổ yến, bạn nên loại bỏ tâm sen để giảm vị đắng.

Các chưng yến sào táo đỏ hạt sen

  • Ngâm hạt sen với nước ấm trong khoảng 1 tiếng rồi nấu cho chín mềm. 
  • Thực hiện tương tự với táo đỏ nhưng ngâm ngắn hơn, đơn khi táo vừa đủ phồng rồi đem nấu chín
  • Ngâm, sơ chế tổ yến sau đó đem chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Cho hạt sen, táo đỏ đã chín vào chưng cùng tổ yến thêm 5 phút sau đó tắt bếp và sử dụng. Nên cân nhắc sử thay thế đường phèn bằng mật ong, không cho hoặc tiết chế lượng đường thêm vào.

3. Cách chế biến tổ yến cho người tiểu đường nhanh, đơn giản, dễ làm: Chưng yến sào hạt chia

Chưng tổ yến hạt chia là là công thức khá đơn giản, không cầu kỳ, có thể chế biến nhanh chóng như cách chưng cơ bản. Bên cạnh đó hạt chia cũng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và bảo vệ cơ thể trước các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Cụ thể hơn, theo các nghiên cứu y học, hạt chia có tác dụng giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường tuýp 2, kiểm soát lượng đường dư trong máu và cải thiện hoạt tính của insulin.

Ngoài ra hạt chia cũng giàu chất xơ, giúp no lâu, rất phù hợp để hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khem của người bệnh tiểu đường, giúp chỉ số đường huyết không tăng – giảm với biên độ lớn khi no và đói.

Chưng tổ yến hạt chia:

  • Ngâm nở, làm sạch và chưng cách thủy tổ yến
  • Ngâm nở 2 thìa cà phê hạt chia trong thời gian chưng yến.
  • Chờ yến chín mềm, thêm hạt chia đã chưng vào chén, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Ngoài ra bạn cũng có thể biến tấu, cho thêm các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, mật ong hoặc đường phèn để gia tăng trải nghiệm vị giác. Bên cạnh đó, lưu ý không nên cho kỳ tử vì kỳ tử có tính ngọt, chỉ số đường huyết cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Các cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường an toàn cho sức khỏe
Các cách chưng tổ yến cho người bệnh tiểu đường an toàn cho sức khỏe

4. Cách chưng yến dành cho người tiểu đường, giúp kiểm soát glucose trong máu: Chưng tổ yến nha đam

Nha đam được chứng minh là có tác dụng rất tốt cho người tiểu đường tuýp 2. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp làm giảm mỡ máu, tăng hoạt tính của insulin và cải thiện tình trạng tăng đường huyết của bệnh nhân. Bên cạnh đó nha đam cũng là thực phẩm khá mát, thích hợp để làm bữa phụ, giải nhiệt vào ngày hè. 

Dưới đây là cách chế biến yến sào nha đam đơn giản, dễ làm cho tất cả mọi người:

  • Thái hạt lựu 70g nha đam, rửa nhiều lần với nước muối để loại bỏ nhớt sau dó ngâm với đá để giữ độ giòn
  • Ngâm nở, làm sạch và cho tổ yến vào chén nhỏ. 
  • Cho nha đam vào chưng cách thủy cùng với tổ yến theo công thức cơ bản trong 20-25 phút. Bạn có thể kết hợp bỏ thêm 1 vài lá dứa để gia tăng hiệu quả và hương vị cho món yến chưng
  • Thêm đường phèn (nếu cần) rồi chưng thêm 5 phút trước khi sử dụng. Lưu ý không cho đường phèn vào ngay từ đầu, sẽ gây ức chế khiến yến không nở mềm ra.

5. Cách nấu tổ yến cho bệnh nhân tiểu đường giúp no lâu mà không tăng đường huyết: Nấu cháo gạo mầm tổ yến

Gạo mầm vốn chứa rất ít đường nên không làm gia tăng chỉ số glucose khi hấp thụ. Vì vậy nếu muốn bồi bổ sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường có phần suy nhược, bạn có thể nấu cháo tổ yến với gạo mầm để vừa cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và kiểm soát các ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra.

Cách nấu cháo yến gạo mầm:

  • Chưng yến cách thủy theo công thức cơ bản
  • Ngâm gạo mầm từ 35-40 phút sau đó nấu cháo như cách thông thường. Có thể thêm thịt/ cá và nêm nếm gia vị để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh
  • Sau khi cháo chín thì tắt bếp, cho yến sào đã nở mềm vào cháo. Đậy nắp để giữ lại dinh dưỡng của tổ yến và sử dụng ngay. 

Với món cháo tổ yến gạo mầm, bạn có thể cho người bệnh sử dụng như bữa chính trong ngày thay vì các bữa phụ như các món yến chưng khác.

Hy vọng các gợi ý trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc bồi bổ sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường, giúp họ vượt qua những căng thẳng mệt mỏi trong quá trình kiêng khem và hỗ trợ điều trị để mang tới hiệu quả tốt nhất.

Tại Sanosa, tổ yến cam kết được nhập trực tiếp tại các nhà nuôi yến ít nhất từ 7-8 năm tuổi tại các tỉnh miền Tây. Tổ yến phần lớn là yến già, giàu dinh dưỡng hơn và chất lượng đảm bảo tuyệt đối, nguyên chất, không tẩm độn. 
Hiện Sanosa đang phân phối các sản phẩm yến thô, yến tinh chế, chân yến với các chương trình khuyến mãi giới hạn theo từng đợt khai thác. Tìm hiểu thêm tại: Tổ yến nguyên chất Sanosa.

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo