9 món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, giúp phục hồi nhanh chóng 

Sau mỗi đợt bệnh nặng, cơ thể để trở nên suy kiệt và cần bổ sung năng lượng nhanh chóng để phục hồi sức lực. Vậy đâu là những lưu ý trong việc xây dựng thực đơn cho người vừa khởi bệnh, đâu là những món ăn tốt nhất, giúp nuôi sức cho bệnh nhân? Cùng Sanosa tìm hiểu top 9 món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy thông qua bài viết dưới đây nhé!

Người mới ốm dậy nên ăn gì? 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mới khỏi bệnh
Người mới ốm dậy nên ăn gì

Người mới ốm dậy nên ăn gì? 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mới khỏi bệnh

Trong giai đoạn hồi sức, điều quan trọng nhất trong việc bồi bổ sức khỏe cho người bệnh là “thấu hiểu” nhu cầu của cơ thể và bổ sung những dưỡng chất cần thiết thay vì tập trung vào những món “đại bổ” mà đôi lúc có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu.

Vậy người mới dậy nên ăn gì vừa nhẹ nhàng vừa giúp lấy lại sức lực nhanh? Dưới đây là 5 nguyên tắc được tổng hợp từ các chuyên gia dinh dưỡng Vinmec:

  • Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu tinh bột bởi đây là nguồn cung năng lượng chính cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục chức năng, hoạt động bình thường. Nhiều người mới ốm dậy thường rơi vào tình trạng chân tay bủn rủn, không có sức lực, một phần nguyên nhân cũng đến từ việc “suy kiệt năng lượng” gây nên. 
  • Ưu tiên thực phẩm giàu protein và năng lượng như thịt bò, hải sản, trứng, sữa. Đây là nhóm chất có tác dụng bổ sung năng lượng, hỗ trợ phục hồi cơ bắp, và nên ưu tiên hàng đầu cho những người bệnh có tình trạng sụt cân, suy kiện hay phải nằm một chỗ quá lâu. 
  • Ưu tiên các nhóm rau, củ, quả giúp tăng đề kháng. Vitamin và chất xơ là 2 thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất và khôi phục hoạt động hàng ngày của cơ thể. Trong quá trình bổ sung các nhóm chất này, nên ưu tiên những loại rau củ quả giàu vitamin C, giúp chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa. Hoặc kết hợp với các nguyên liệu như gừng, tỏi, nghệ khi chế biến món ăn
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm dễ tiêu. Lúc này hệ tiêu hóa của người bệnh có phần “suy yếu” nên tránh bồi bổ bằng các thực phẩm gây nặng bụng, khó tiêu. Nên sử dụng các món ăn dạng lỏng như cháo, súp, các loại canh hoặc hầm nhuyễn để hỗ trợ tiêu hóa đồng thời dễ nhai, dễ nuốt.
  • Ưu tiên các nhóm chất béo lành tính. Chất béo sẽ là nguồn “dự trữ” năng lượng cho cơ thể. Các nhóm chất béo lành tính phổ biến để bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy thường là các nhóm hải sản như cá ngừ, cá hồi, cá thu, hoặc các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều…

Ngoài ra khi mới khỏi bệnh, cơ thể thường bị mất nước nghiêm trọng, cần được bổ sung. Bạn nên cho người bệnh uống khoảng 1.5-2l nước lọc mỗi ngày để bù nước và giúp đào thải độc tố. Hoặc kết hợp với các nguyên tắc trên để kết hợp bù nước và protein (sữa), bù nước và chất đề kháng (trà gừng)…

Người mới ốm dậy không nên ăn gì? 

Người mới khỏi bệnh thường có cảm giác khó nhai, khó nuốt, dễ chướng bụng, buồn nôn nên khi vào bếp bạn nên tránh những món ăn sau:

  • Những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên, rán vì có thể dẫn tới khó tiêu
  • Những món ăn cay nóng
  • Những món ăn nặng mùi, dễ gây cảm giác buồn nôn
  • Các thực phẩm sấy khô – nhiều đường/ muối, không tốt cho tim mạch và thận
  • Đồ sống như salad, sashimi… có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa thậm chí nhiễm khuẩn đường ruột do chứa nhiều vi khuẩn

Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh các thức uống chứa cafein hoặc cồn vì có thể làm chậm hoặc gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi. 

9 món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, giúp phục hồi nhanh chóng 
Người mới ốm dậy nên ăn gì

Top 9 các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy

Dưới đây là 9 món ăn phổ biến để tẩm bổ cho người bệnh được chia theo 4 nhóm chính, cùng Sanosa tìm hiểu nhé:

1. Nhóm các món ăn giàu năng lượng từ tinh bột

  • Cháo gà: đây là món ăn bồi bổ sức khỏe phổ biến giúp giải cảm, vừa trải qua phẫu thuật hoặc có vấn đề tiêu hóa
  • Cháo bồ câu hạt sen: đây là món ăn bổ dưỡng, giàu năng lượng, giúp người bệnh “lại sức nhanh”
  • Cháo đậu đỏ: đây là món ăn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh một cách nhẹ nhàng và thanh đạm, vừa bổ dưỡng vừa dễ tiêu

2. Nhóm các món ăn bồi bổ sức khỏe giàu protein

  • Súp gà: đây là món ăn giúp hỗ trợ sức khỏe cho người mới qua cơn ốm nặng, hóa trị hoặc xạ trị, gây suy kiệt về cả tinh thần và thể xác
  • Heo/ Gà hầm thuốc bắc: đây là món ăn phù hợp cho những đối tượng bủn rủn chân tay, đánh mất sức lực sau các cơn bạo bệnh
  • Canh hoa atiso giò heo: Đây là món ăn giúp bổ huyết, phù hợp cho những người mới qua hậu phẫu hoặc phụ nữ sau sinh

3. Nhóm các món ăn giàu chất béo có lợi cho người vừa ốm dậy

  • Cháo cá hồi: Đây là món ăn tốt nhất cho bệnh nhân vừa phẫu thuật, suy nhược tinh thần hoặc tiêu hóa kém
  • Cá chép hấp gừng: Đây là món bồi bổ sức khỏe phù hợp nhất cho những người vừa qua cơn cảm mạo, phong hàn, đồng thời hỗ trợ nâng cao đề kháng.

4. Nhóm các món ăn từ tổ yến

  • Yến chưng các loại: đây là món ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tinh thần, vừa nhẹ bụng vừa bổ dưỡng, phù hợp cho những bệnh nhân bị chán ăn, tiêu hóa ì ạch, khó nhai, khó nuốt. (Xem thêm tại: Tác dụng của từng loại yến chưng)
  • Tổ yến hầm bồ câu: đây là món ăn phù hợp cho những người có thể chất suy nhược sau bệnh hoặc thiếu máu sau các đợt hậu phẫu
Người mới ốm dậy nên ăn gì
Người mới ốm dậy nên ăn gì

Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm vitamin C cho người bệnh thông qua các loại nước ép như bưởi, ổi, kiwi.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

→ Có thể bạn quan tâm: Các món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy kiệt

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo