3 cách chưng yến cho người ung thư, giúp điều dưỡng sức khỏe nhanh sau hóa trị, xạ trị

Hóa trị, xạ trị tác động đến cơ thể ra sao? Đâu là chế độ ăn phù hợp cho người ung thư sau mỗi lần điều trị? Cùng Sanosa tìm hiểu và tham khảo các gợi ý về các cách chưng yến cho người ung thư hiệu quả cao trong bồi bổ và ổn định sức khỏe thể chất, tinh thần nhé!

Cách chưng yến cho người ung thư sau hóa trị xạ trị
Gợi ý 3 công thức chưng yến cho người ung thư

Tác động của hóa trị, xạ trị với cơ thể là gì?

Hóa trị, xạ trị hiện nay vẫn là những phương pháp phổ biến nhất để giúp người bệnh chống chọi lại sự phát triển của các tế bào ác tính. Điều trị trong thời gian dài, có thể sẽ giúp kéo chậm sự lan rộng của các tế bào ung thư, hoặc nếu may mắn có thể chữa khỏi nhiều loại bệnh nếu can thiệp đúng lúc. 

Tuy vậy, quá trình này cũng không mấy dễ chịu về cả thể chất và tinh thần khi mỗi lần xạ trị, hóa trị đều tạo ra sự xáo trộn trong cơ thể. Tiêu biểu nhất là sự đảo lộn trong hệ tiêu hóa, vị giác và phản ứng với thức ăn. Nhẹ thì chán ăn, kém ăn, buồn nôn, nặng hơn có thể là tiêu chảy, đau miệng. Một số người cũng đánh mất cảm giác thèm ăn ngay cả khi đang tận hưởng các món ưa thích.

Song song với việc đảo lộn chức năng tiêu hóa, người bệnh lại cần một lượng lớn năng lượng, dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ phụ chồi và tiếp tục gắng gượng trong các lần điều trị tiếp theo. Hiệu ứng kép giữa việc chán ăn và không suy giảm hấp nạp đôi lúc sẽ là nguyên nhân khiến cơ thể ngày càng kiệt quệ khi tiếp tục điều trị nếu không có chế độ bồi bổ hiệu quả.

Ngoài ra quá trình hóa trị, xạ trị cũng có thể dẫn tới việc suy giảm bạch cầu, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho sự tấn công của các vi khuẩn, tác nhân xấu từ thức ăn. Vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân ung thư, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý chế độ kiêm khen để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của vi khuẩn. 

Những lưu ý và chế độ ăn uống cho người bị ung thư trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị

Lưu ý về chế độ ăn cho người bị ung thư
Gợi ý 3 công thức chưng yến cho người ung thư

1. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì tốt nhất?

Đầu tiên, bạn nên chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày, kết hợp với các thức ăn dạng lỏng. Bạn không nên ép người bệnh ăn quá nhiều và quá bổ trong một lần. Các cơn buồn nôn, rối loạn tiêu hóa sẽ khiến họ “càng cố ăn càng phản tác dụng”. Chia nhỏ thành 5-6 bữa/ ngày bằng các món ăn mềm sẽ vừa giúp giảm tải áp lực lên hệ tiêu hóa, vừa hỗ trợ hấp thu đầy đủ dinh dưỡng mà không tạo cảm giác “nặng bụng” hoặc cố sức khi ăn.

Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là cà rốt nhưng đừng quên bổ sung đạm. Bởi quá trình xạ trị, hóa trị bên cạnh tiêu diệt tế bào xấu cũng “đốt” rất nhiều protein. Để điều dưỡng cơ thể đồng thời chuẩn bị cho các đợt điều trị kế tiếp, protein là “nhiên liệu” bắt buộc phải có trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư. 

Để bổ sung đạm, bạn nên đa dạng nguồn bổ sung từ cả động vật (hải sản, gia cầm, sữa ít béo…) và thực vật (trứng, đậu nành, các loại hạt không tẩm ướp…). Với động vật, nên ưu tiên các nhóm đạm thịt trắng và thịt nạc. Tuy nhiên trong giai đoạn này bạn cần tránh:

  • Các sản phẩm chưa được tiệt trùng – ví dụ sữa hoặc trứng chưa được luộc chín
  • Các thực phẩm, nhất là hải sản chưa được nấu chín – bạch tuộc sống, hầu sống, sushi…

Bởi lẽ như đã đề cập, hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân lúc này đang gần như ở chế độ bất hoạt, rất yếu ớt và dễ dàng bị chọc thủng nên bạn cần tối thiểu hóa nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Tương tự với các loại rau củ, bạn nên rửa sạch, khử khuẩn bằng máy và gọt vỏ cho người bệnh. Hạn chế cho ăn salad nếu không thể đảm bảo đã hoàn toàn sạch khuẩn.

Uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp việc bổ sung vitamin bằng các loại nước ép để giảm bớt “áp lực” ăn cho người bệnh. Nước dừa cũng là một trong những lựa chọn tối ưu giúp hỗ trợ loại bỏ độc tố và tăng miễn dịch cho cơ thể. 

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp kháng khuẩn, hỗ trợ miễn dịch vào chế biến món ăn. Ví dụ như: như gừng, hành tây, tỏi

Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên các loại thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều tiết/ giảm bớt rối loạn như các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc chuối…

2. Người bệnh ung thư kiêng ăn gì trong và sau mỗi lần điều trị

Trước hết, bạn cần giảm đường trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng đường trong máu cao sẽ hạ thấp khả năng miễn dịch và thúc đẩy sự gia tăng của tế bào ác tính. Để tránh tình trạng vừa xạ trị, hóa trị, “triệt tiêu” các tế bào xấu đã lại tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển, gây khó khăn trong điều trị và mệt mỏi cho bệnh nhân, bạn nên cắt giảm tối đa lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày khi chăm sóc người bệnh.

Ngoài ra một số chất khác cũng cần hạn chế và cắt giảm như muối, chất béo, các thực phẩm lên men, các chất kích thích, các thực phẩm cay nóng và đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, đồ hộp) vốn chứa nhiều chất phụ gia bảo quản; hoặc các thức ăn tiệm – vốn nhiều dầu mỡ, gây nặng bụng và khó lòng đánh giá tình trạng vệ sinh đồng thời thường khá đậm gia vị, không tốt cho người bệnh.  

Gợi ý các cách chưng yến cho người ung thư để điều dưỡng sức khỏe hiệu quả

Chưng yến cho người bệnh ung thư có tốt không?
Gợi ý 3 công thức chưng yến cho người ung thư

1. Ung thư ăn yến có tốt không? Tác dụng là gì?

Yến là thực phẩm siêu bổ dưỡng với hơn 50% thành phần là protein lành tính, đồng thời cũng chứa khá nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Với khẩu phần nhỏ nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao, tổ yến rất thích hợp để sử dụng để bổ sung đạm cho người bệnh trong các bữa phụ trong ngày. Các món yến chưng thường ở dạng mềm và lỏng nên cũng dễ tiêu hóa hơn cho người bệnh, giúp họ luôn đủ chất mà không nặng bụng, khó tiêu, khó nuốt.

Bên cạnh đó, chưng tổ yến cho người bệnh cũng mang đến nhiều lợi khác như:

  • Kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng, thèm ăn, cải thiện khả năng hấp nạp đồng thời hỗ trợ điều hòa tiêu hóa và tăng miễn dịch đường ruột.
  • Hỗ trợ giảm stress, xoa dịu và bồi bổ tinh thần, giúp người bệnh thêm lạc quan và bớt tiêu cực sau mỗi lần điều trị.
  • Thúc đầy quá trình chữa lành, bổ máu hồi phục ở cấp độ tế bào sau mỗi lần hóa trị, xạ trị.

Đồng thời khi chưng yến, tùy vào các nguyên liệu chưng cùng, cũng có thể mang tới nhiều hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn bạn có thể bổ sung thêm các lát gừng để tăng cường miễn dịch…

Có thể bạn quan tâm:

2. Lưu ý khi bồi dưỡng sức khỏe cho bệnh nhân ung thư bằng tổ yến

Nếu tự chưng yến tại nhà, bạn nên giảm lượng đường, bởi quá ngọt sẽ không tốt cho người bệnh. Khi chưng nên ưu tiên các công thức căn bản, tránh chưng yến hoặc nấu cháo yến với các chất quá bổ, có thể sẽ tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa người bệnh. Khi chưng yến, mỗi lần nên chưng khoảng 3-5 gram, ăn cách ngày, 1 tháng không quá 100 gram để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra khi làm sạch bạn cần phải thật để tâm và tỉ mỉ để tránh các tạp chất hoặc lông tơ sót lại, dễ gây tác động nghiêm trọng lên hệ tiêu hóa đang trở nên yếu kém sau xạ trị.

Nếu bạn định mua các sản phẩm như yến hũ chưng sẵn để bổ sung xen kẽ cho những ngày bận rộn không dư giả thời gian, theo Sanosa, câu trả lời là không nên. Có 3 nguyên nhân chính:

  • Yến hũ chưng sẵn thường khá ngọt
  • Yến hũ thường chứa chất bảo quản để có thể để được lâu
  • Hũ yến chưng sẵn có thể bị làm giả, tẩm độn, hoặc làm từ nguyên liệu kém chất lượng, khó lòng phân biệt, dễ gây tác động ngược với những bệnh nhân ung thư khi hệ miễn dịch tiêu hóa đang suy kiệt.

Xem thêm tại: Nên mua yến chưng sẵn hay tự chưng để so sánh ưu nhược điểm của từng lựa chọn

3. Các cách chưng yến cho người ung thư được chuyên gia y tế khuyến nghị

Dưới đây là một vài gợi ý nói chung về các công thức lành tính cho đại đa số đối tượng. Tuy nhiên tùy vào đặc thù của từng đối tượng và thể trạng cơ thể, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để xem các nguyên liệu chưng cùng có phù hợp với tình hình hiện tại của bệnh nhân không. 

Gợi ý 3 công thức chưng yến cho người ung thư
Gợi ý 3 công thức chưng yến cho người ung thư

Cách chưng yến cơ bản cho bệnh nhân sau xạ trị, hóa trị

Yến chưng đường phèn là công thức cơ bản có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Bạn có thể chưng nhanh công thức này để hỗ trợ cải thiện vị giác, tinh thần và giúp người bệnh lại sức mau chóng sau các đợt điều trị. 

Cách chưng:

  • Ngâm nở trong nước lạnh và làm sạch tổ yến kỹ càng
  • Bỏ yến sau khi làm sạch vào chén, đổ nước vào sao cho vừa ngập tai yến. 
  • Đặt chén yến vào nồi đã cho sẵn 500ml nước, đậy nắp và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Thêm đường phèn và các nguyên liệu khác theo khẩu vị người bệnh (ví dụ gừng), đun thêm 5 phút rồi sử dụng nóng

Một lưu ý nhỏ khi chưng yến đường phèn đó là bạn không nên cho đường hay gừng vào chung với tổ yến ngay từ đầu, mà chỉ nên thả vào khi yến đã bung hết cỡ. Bởi cho đường vào từ đầu sẽ dễ khiến yến không nở được. Ngoài ra nếu bạn định thêm các nguyên liệu phụ như táo đỏ, hạt sen… nên làm chín trước sau đó bỏ vào cùng thời điểm với hạt chia, đường phèn, chưng nóng thêm 5 phút rồi sử dụng. Với công thức này, hiệu quả tốt nhất là nên ăn nóng!

Tham khảo thêm tại các bước chưng yến cơ bản tại nhà

Cách chưng yến đông trùng hạ thảo cho bệnh nhân ung thư

Đông trùng hạ thảo chứa Cordycepin – chất có tác dụng rất tốt trong việc ức chế khối u và hạn chế di căn, thường được sử dụng để hỗ trợ các bệnh ung thư vú, gan, đại tràng, bàng quang, thận, phổi… Vì vậy bạn có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của bác sĩ để bổ sung liệu lượng phù hợp theo đúng giai đoạn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Cách chưng:

  • Rửa sạch 2-3 con Đông trùng hạ thảo, nấu chín với khoảng 150ml nước.
  • Làm sạch, ngâm nở và chưng cách thủy 3-5 gram trong khoảng 20 phút.
  • Cho đông trùng vào chưng chung với tổ yến thêm khoảng 5 phút.
  • Thêm đường phèn 1 lượng vừa đủ, chờ tan hết rồi sử dụng.

Cách chưng yến hạt chia cho người ung thư

Hạt chia có chứa các chất axit ALA và alpha lipoic, vốn được biết đến như chất kháng nguyên giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ở phụ nữ như ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Vì vậy, nếu bệnh nhân là nữ, đây sẽ là lựa chọn vô cùng hữu ích giúp cải thiện tình trạng sức khỏe ở người bệnh trong quá trình điều trị.

Tuy vậy đối với bệnh nhân sau đột quỵ, huyết áp thấp hay đang dùng các thuốc làm loãng máu thì nên tránh chưng theo công thức này.

Cách chưng

  • Ngâm nở, làm sạch và xử lý theo đặc trưng từng loại yến. (xem thêm tại: Lưu ý khi chưng yến tinh chế, yến thô, yến đảo)
  • Ngâm khoảng 2 muỗng cà phê hạt chia trong nước nóng cho tới khi nở mềm.
  • Chưng yến cách thủy khoảng 20 phút (đối với yến nhà), sau đó thêm hạt chia, đường phèn, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp

Hy vọng bài viết trên đã trả lời được hết các câu hỏi bạn quan tâm trong chế độ ăn và những lưu ý khi chưng yến để chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị, hóa trị. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

5/5 - (4 bình chọn)
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo