Tác dụng của yến chưng là gì? Ai, khi nào, vì sao nên ăn để đạt hiệu quả tối đa?

Tác dụng của yến chưng là gì? Những ai nên ăn và ăn ra sao để không lãng phí và đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe người dùng? Để hiểu hơn về cách sử dụng yến sào trong chăm sóc sức khỏe thành viên gia đình, hãy cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tac dung cua yen chung la gi
tác dụng của yến chưng là gì

Ăn yến sào có tác dụng gì?

Tổ yến là thực phẩm chăm sóc sức khỏe đa năng, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng với các mục tiêu khác nhau. Theo tổng hợp từ nghiên cứu, công dụng của tổ yến bao gồm nhưng không giới hạn bởi các lợi ích sau: lợi phổi, ích khí, bổ thận, dưỡng da, đẹp dáng, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, tái tạo tế bào, xoa dịu thần kinh, làm chậm lão hóa, dưỡng thai, tăng đề kháng…

Sở dĩ như vậy là bởi trong tổ yến chứa hàm lượng dưỡng chất cao, với hơn 50% là các loại acid amin thiết yếu và nhiều nhóm vi chất hiếm. Mỗi thành phần có một chức năng riêng. Cụ thể hơn hãy cùng tìm hiểu trong bảng thành phần dưới đây!

1. Tác dụng của các axit amin trong tổ yến

Axit aminTỷ lệLợi ích sức khỏe
L-Arginine11.4%Tăng ham muốn
Axit sialic9%Hỗ trợ phát triển trí não
Glucosamine5.3Hỗ trợ các vấn đề sụn khớp ở người già
Proline5.27%Cung cấp collagen, hỗ trợ phục hồi chữa lành tóc và mô da
Axit aspartic4.69Hỗ trợ gan, tăng cơ và sức khỏe cho cơ thể
Phenylalanine4.5%Làm dịu thần kinh, dưỡng não, giảm đau, chống trầm cảm, tăng trí nhớ phòng ngừa bệnh Parkinson và làm chậm lão hóa
Leucine4.56%Điều hòa quá trình tổng hợp protein tại các mô cơ, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của các mô cơ
Valin4.12%Hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào mới và phục hồi các mô cơ
Threonine2.69%Giảm nhẹ các triệu chứng gan nhiễm mỡ, tăng miễn dịch, gia tốc quá trình chữa lành, khép lại vết thương (nhờ kích thích hình thành collagen và elastin)
Histidine2.09%Bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân có hại bên ngoài; giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa
Isoleucine2.04%Hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng chóng mặt, hạ đường huyết, trầm cảm
Glycine1.99%Phòng ngừa các chứng xơ vữa, thu hẹp động mạnh, thoái hóa cột sống, giảm nguy cơ đột quỵ, hỗ trợ phụ nữ mang thai
Lysine1.75%Tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ phát triển hệ xương; thúc đẩy quá trình chữa lành, khôi phục vết thương; hỗ trợ làm dịu căng thẳng, lo âu
Tryptophan0.7%Làm dịu giấc ngủ, cải thiện cảm xúc, chống mệt mỏi
Fructose0.7%Tạo năng lượng, hỗ trợ người thể trạng yếu, suy nhược
Methionine0.46%Hỗ trợ thải gan và đề phòng tổn thương gan

2. Tác dụng của các vi chất trong yến sào

Trong yến sào có hơn 30 vi chất khác nhau, trong đó có thể chia làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm các vi chất thiết yếu với hàm lượng cao như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn. Đây là các chất giúp ổn định thần kinh và phát triển toàn diện cho cơ thể.
  • Nhóm các nguyên tố hiếm: Cr, Se… Đây là những chất bổ trợ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Thông thường các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đa phần là yến nuôi, thường có màu trắng ngà (bạch yến). Với các sản phẩm yến đảo khai thác tại các địa hình đặc biệt thường giàu khoáng chất hơn (hồng yến, huyết yến). Đây cũng là các dòng sản phẩm siêu bổ dưỡng, thường dùng để bồi dưỡng sức khỏe cho những người có thể trạng yếu, vừa ốm dậy hoặc đang gồng mình chống chọi cùng các tế bào ác tính.

Phân biệt các loại tổ yến

ăn yến sào có tác dụng gì
tác dụng của yến chưng là gì

Tác dụng của tổ yến với từng đối tượng

Tổ thường được dùng để chăm sóc sức khỏe dài hạn và bồi bổ sức khỏe cấp tốc. Tùy vào từng đối tượng và thể trạng, ăn yến sẽ đem lại những lợi ích khác nhau. 

1. Tác dụng của yến sào với người già

Với người già, tổ yến thường có tác dụng tẩm bổ cơ thể, cải thiện thể chất tinh thần và phòng chống các bệnh tuổi già như xương khớp, trí não, huyết áp, tiểu đường, hô hấp. Nói cách khác yến sào thiên về nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe cơ thể, đồng thời nên được sử dụng thường xuyên theo liều lượng phù hợp để đảm bảo lợi ích tối đa.

Bên cạnh đó, tổ yến cũng giúp người lớn tuổi ăn ngon miệng hơn mà không nặng bụng, đặc biệt khi khả năng chuyển hóa của người cao tuổi thường không được tốt như khi còn trẻ, ăn các món ăn quá bổ dễ dẫn tới chướng bụng, khó tiêu. Trong khi đó yến sào với một khẩu phần nhỏ hoàn toàn có thể thay thế cho một lượng lớn thực phẩm thiết yếu khác, đặc biệt là  các nguồn đạm dùng để bổ sung những axit amin cơ thể không thể tự tổng hợp. 

Chi tiết xem thêm tại: Tác dụng của tổ yến với người già là gì?

2. Tác dụng của yến sào với phụ nữ nói chung

Yến sào có tác dụng gì với chị em phụ nữ? Câu trả lời nằm ở 2 từ bảo dưỡng, đặc biệt là cho những chị em đã bước qua tuổi 30.

Với phái đẹp, tổ yến có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe làn da, từ tăng sắc tố, giảm nhăn nheo, đảo ngược lão hóa, tăng độ đàn hồi, giảm tàn nhang đến cấp ẩm và làm mềm cho da. Ngoài ra yến sào cũng hỗ trợ cho việc giữ dáng khi có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không gây béo, thậm chí còn hỗ trợ giảm chất béo tích trong cơ thể. 

Các món yến chưng cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc xoa dịu căng thẳng, tinh thần cho những người có lối sống bận rộn, áp lực bề bộn từ công việc. Chính vì vậy, thường xuyên ăn yến sẽ hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống của phụ nữ hiện đại về cả nhan sắc và tinh thần.

Chi tiết xem thêm tại: Công dụng của tổ yến với phụ nữ

3. Công dụng của yến sào với phụ nữ mang thai

tác dụng của tổ yến là gì
tác dụng của yến chưng là gì

Tổ yến cũng là một trong những thực phẩm dưỡng thai siêu bổ dưỡng cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau tháng thứ 3. Vậy ăn yến đem lại những lợi ích gì cho mẹ bầu và thai nhi?

Với mẹ bầu, ăn yến là cách để dưỡng thai không béo và dễ dàng khôi phục dáng vóc sau sinh. Ăn yến vừa giúp mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giảm các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, làm mát cơ thể khi bổ sung quá nhiều canxi, đồng thời có tác dụng bảo dưỡng làn da, tránh tình trạng nứt rạn. Bên cạnh đó ăn yến chưng cũng giúp cung cấp nền tảng dinh dưỡng vững chắc cho trẻ trước khi chào đời.

Ăn yến trong tháng thứ 4-5 sẽ có tác dụng tốt nhất cho thai nhi bởi đây là giai đoạn bé cần dưỡng chất để phát triển. Ăn yến trong giai đoạn mang thai tháng 6-7 chủ yếu là đề chăm sóc và điều dưỡng cơ thể mẹ. Và lợi ích của việc chưng yến trong 2 tháng cuối chủ yếu là giúp mẹ lấy sức vượt cạn và khôi phục vóc dáng sau sinh.

Chi tiết xem thêm tại: Tác dụng của yến chưng với mẹ bầu

4. Lợi ích của yến chưng với phụ nữ sau sinh và cho con bú

Đối với những mẹ sinh mổ, yến sào sẽ có tác dụng bổ máu, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngoài ra, tổ yến cũng là thực phẩm “siêu dưỡng” nên sẽ giúp mẹ hấp nạp đủ chất mà không phải ăn nhiều, lợi sữa mà không tích mỡ, đủ chất cho con mà nhẹ nhàng cho mẹ, đồng thời giảm bớt nhiều triệu chứng thường gặp sau sinh như táo bón. 

Vì vậy, đối với những gia đình có điều kiện, đây sẽ là thực đơn vô cùng hữu ích giúp mẹ bỉm vừa chăm con khỏe, vừa hỗ trợ lấy lại vóc dáng sau sinh, nhất là ở giai đoạn “hơi hơi có tuổi” khi sinh bé thứ 2. 

Chi tiết xem thêm tại: Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ sau sinh và cho con bú

5. Tổ yến có tác dụng gì với trẻ em?

ăn tổ yến có tác dụng gì
tác dụng của yến chưng là gì

Tác dụng của yến sào với trẻ em chủ yếu chia làm 2 nhóm: hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao và trí não trong giai đoạn tăng trưởng vàng; hoặc hỗ trợ những trẻ có hệ tiêu hóa kém dẫn tới biếng ăn, còi cọc, chậm phát triển thể trạng. Hầu hết mọi trường hợp, trẻ đều có thể ăn yến và các sản phẩm từ yến như yến chưng, nước yến, sữa chua yến từ sau 1 tuổi, mẹ có thể tham vấn ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để tính toán liều lượng bồi bổ cho con.

Ngoài ra tổ yến cũng là thực phẩm giàu năng lượng và bổ não, giúp điều hòa căng thẳng, mỏi mệt trong các kỳ thi. Nếu bé đang bước vào các giai đoạn chuyển cấp, thi thành phố, hoặc đứng trước các bước ngoặt quan trọng, tổ yến sẽ là lựa chọn lành tính vừa bổ con vừa không gây béo phì. Nếu bé học trong các môi trường quốc tế thường xuyên vận động, sinh hoạt ngoại khóa, mẹ cũng nên cân nhắc chưng yến cho bé đều đặn để hỗ trợ sự phát triển thể chất. 

Chi tiết xem thêm tại: Tác dụng của yến sào với trẻ em.

Ở mỗi độ tuổi, yến sào sẽ có những công dụng khác nhau đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của các loại yến chưng cũng như các lưu ý trong chế độ ẩm thực của trẻ, hãy dành chút thời gian tham khảo thêm trong bài tổng hợp sau nhé: Các cách chưng yến cho bé trên 1 tuổi.

6. Ăn tổ yến có tác dụng gì cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư sẽ đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, vừa đủ chất, vừa nhẹ bụng, chia thành nhiều bữa nhỏ, nhưng đồng thời phải hạn chế nhiều loại đạm từ thịt đỏ. Yến sào với hơn 50% hàm lượng dinh dưỡng là axit amin sẽ là lựa chọn tối ưu để điều dưỡng sức khỏe và hỗ trợ phục hồi cơ thể, tái tạo tế bào lành sau mỗi đợt xạ trị, hóa trị. 

Bên cạnh đó, ăn yến chưng cũng được xem như một cách thư giãn tinh thần, tránh tình trạng bi quan, lo lắng thường thấy ở người bệnh. Chưng yến với đa dạng nguyên liệu khác nhau cũng mang đến nhiều lợi ích khác như ngủ sâu hơn, ăn ngon miệng hơn…

Chi tiết xem tại: Tác dụng của yến sào đối với bệnh nhân ung thư

7. Lợi ích của ăn yến với nam giới

yến sào có tác dụng gì
tác dụng của yến chưng là gì

Với nam giới khỏe mạnh hoặc bước vào tuổi trung niên, tổ yến chủ yếu đóng vai trò “nuôi” sức khỏe thể chất, tinh thần, đặc biệt là với những người có lịch trình làm việc dày đặc, thường xuyên công tác. Bên cạnh đó, yến sào cũng giúp cường dương, thải độc gan và làm giảm tích mỡ trong gan, từ đó xây dựng một nền tảng sức khỏe lành mạnh hơn khi bắt đầu “xuống sức” do tuổi tác.

Tác dụng của yến chưng là gì? Loại nào tốt nhất?

Chưng yến là cách tốt nhất để phát huy tối đa công dụng của yến sào. Tùy theo công thức và nguyên liệu chưng cùng mà yến chưng đem lại những hiệu quả khác nhau trong chăm sóc, điều dưỡng cơ thể. 

Các loại yến chưng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Yến chưng đông trùng hạ thảo
  • Yến chưng đường phèn, gừng
  • Yến chưng hạt sen, táo đỏ, kỳ tử
  • Yến chưng nhãn nhục
  • Yến chưng lê, táo đỏ
  • Yến chưng sữa
  • Yến chưng lá dứa 
  • Yến chưng hạt chia
  • Yến chưng saffron, mật ong

Bạn có thể tham khảo đồng thời các sản phẩm yến hũ chưng sẵn từ các đơn vị uy tín hoặc mua nguyên liệu về tự chưng.

Có thể bạn quan tâm:

tác dụng của yến chưng là gì
tác dụng của yến chưng là gì

Quay lại với tác dụng của các công thức yến chưng vừa đề cập ở trên, hãy cùng tìm hiểu nhanh lợi ích chính của từng loại qua bảng tổng hợp dưới đây nhé!

Tác dụng của yến chưng đông trùng hạ thảoCải thiện chức năng gan; Giải nhiệt, thải độc; Bồi bổ cho người vừa ốm dậy
Tác dụng của yến chưng đường phèn, gừngKích thích vị giác; Kháng viêm; Giải cảm; Giảm nghén
Tác dụng của yến chưng hạt sen, táo đỏ, kỷ tửCải thiện giấc ngủ; Thư giãn tinh thần; Cải thiện chức năng phổi
Tác dụng của yến chưng lê, táo đỏBổ máu; Bổ gan; Giảm ho, tốt cho những người mắc bệnh hô hấp
Tác dụng của yến chưng nhãn nhụcBổ máu; Bồi bổ cho người suy nhược
Tác dụng của yến chưng sữa tươiĐẹp da; Bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Tác dụng của yến chưng lá dứaHạ đường trong máu; Ổn định huyết áp
Tác dụng của yến chưng hạt chiaỔn định đường huyết, giảm mỡ máu; Hỗ trợ giảm cân 
Tác dụng của yến chưng saffron, mật ongCân bằng nội tiết tố; Ngăn ngừa tế bào ung thưHỗ trợ các bệnh hô hấp

Tùy vào mục tiêu sử dụng và khẩu vị, mỗi loại yến chưng sẽ có những ưu điểm riêng. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp được phần nào các thắc mắc về công dụng của từng loại yến sào cho từng đối tượng cụ thể. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Cập nhập thông tin ưu đãi về tổ yến tại Sanosa.

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo