Những ai không nên ăn yến sào? 7 đối tượng tuyệt đối phải tránh vì đại kỵ

Những ai không nên ăn yến sào để tránh rước họa vào thân, lợi bất cập hại? Dưới đây là 7 trường hợp cần lưu ý khi bồi bổ sức khỏe bằng yến sào. Cùng Sanosa tìm hiểu nhanh nhé!

Những ai không nên ăn yến sào?

Những ai không nên ăn yến sào
Những ai không ăn được tổ yến

1. Những đối tượng có hệ tiêu hoá hoạt động kém, suy dương

Yến sào là thực phẩm thường được sử dụng để bồi dưỡng sức khỏe cho những người có thể trạng gầy bởi hàm lượng protein và năng lượng cao, dễ tiêu hoá. Khi chưng nấu phù hợp sẽ mang đến cảm giác kích thích ngon miệng, ăn lâu dài sẽ hỗ trợ cải thiện tiêu hoá. 

Tuy vậy, điều này chỉ đúng với những đối tượng có hệ tiêu hoá bình thường. Những người có thể trạng gầy yếu, xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi sẽ khó hấp thụ được những thực phẩm quá bổ như yến sào. Những đối tượng này khi ăn, nhẹ thì có thể gây rối loạn tiêu hoá, khó tiêu chướng bụng, nặng thì có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá, khiến cơ thể càng khó hấp thu dinh dưỡng.

Vì vậy đối với những trường hợp “suy dinh dưỡng”, suy dương do tiêu hoá kém, bạn nên bồi bổ sức khỏe cho họ bằng những phương pháp, thực phẩm thay thế khác thay vì cho ăn hoặc uống nước yến.

2. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Dù chưa có cơ sở khoa học hiện đại để chứng minh sự ảnh hưởng của tổ yến với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên nhưng theo quan điểm Đông Y, yến sào có tính hàn bởi vậy không nên sử dụng. Nguyên nhân là bởi các thực phẩm có tính hàn có thể dẫn tới co thắt tử cung, gây ảnh hưởng tới thai nhi. 

Do giai đoạn đầu thai kỳ khá nhạy cảm nên để phòng tránh những ảnh hưởng không đáng có, mẹ bầu nên hạn chế tối đa những thực phẩm có thể gây nguy cơ. Song song với đó vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng do bác sĩ đề ra, tránh ăn quá nhiều hoặc quá kiêng cữ dẫn tới thiếu chất.

3. Phụ nữ mới sinh, đang ở cữ trong tháng đầu tiên

Những ai không nên ăn yến sào
Những ai không ăn được tổ yến

Phụ nữ sau sinh không nên tẩm bổ ngay bằng yến sào mà nên đợi hết tháng đầu tiên, khi cơ thể đã lại sức sau kỳ vượt cạn. Bởi lẽ khi vừa sinh xong cơ thể mẹ cực kỳ suy yếu không phù hợp để hấp thụ các thực phẩm “đại bổ”, bên cạnh đó mẹ cũng cần thời gian thích nghi lại với sự thay đổi hormone bên trong. Ăn yến giai đoạn này dễ dẫn tới lạnh bụng, tiêu chảy và cũng có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Gợi ý thực đơn 7 ngày cho mẹ sau sinh mổ

Bên cạnh đó, tổ yến cũng dễ bị làm giả, ăn vào giai đoạn nhạy cảm này có thể mang tới nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó bạn nên đảm bảo chất lượng nguồn cung, nên mua tổ yến về tự chưng thay vì các sản phẩm yến chưng sẵn để đảm bảo an toàn tuyệt tối cho mẹ và bé.

4. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Trẻ sơ sinh là đối tượng đứng đầu trong danh sách những ai không nên ăn yến sào. Bởi lẽ lúc này hệ tiêu hoá của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, khó hấp thụ được hàm lượng dinh dưỡng “quá bổ” từ yến sào. Nếu cho ăn, có thể sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá, gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ có thể ăn yến sào từ tháng thứ 7 trở đi, nhưng chỉ khi thật sự cần thiết. Ở góc độ của Sanosa, đối với trẻ dưới 1 tuổi, ưu tiên hàng đầu vẫn là sữa mẹ. Đối với các trường hợp trẻ chậm lớn, tăng cân chậm cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, bạn nên tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ và chuyên gia, không cần thiết đầu tư cho yến trong giai đoạn này. 

5. Người đang sốt, cảm mạo, ốm nặng dẫn tới suy nhược, chưa có dấu hiệu hồi phục

Những ai không ăn được tổ yến
Những ai không ăn được tổ yến

Đối với các trường hợp ốm nặng, gây suy nhược cơ thể, bạn tuyệt đối không nên cho người bệnh ăn yến sào để tránh tạo gánh nặng lên hệ tiêu hoá. Bởi lẽ lúc này, cơ thể đang tiến hành đào thải độc tố, họ không thể hấp thụ được dưỡng chất bổ sung từ yến sào, ăn vào chỉ khiến bệnh nhân chậm hồi phục hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh tình tồi tệ hơn.

Vì vậy bạn chỉ nên cho người bệnh ăn yến sào trong giai đoạn cơ thể đã bắt đầu phục hồi, có nhu cầu cao về năng lượng và dinh dưỡng để “lại sức” sau thời gian nằm liệt giường hoặc cần tái tạo lại hệ miễn dịch sau các đợt hoá trị, xạ trị.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp ăn yến sẽ giúp cải thiện tình trạng cơ thể và giảm bớt triệu chứng bệnh như:

  • Những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi còn triệu chứng nhẹ 
  • Bệnh nhân bị tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu nhưng vẫn đủ chất nuôi cơ thể trong quá trình kiêng khem

Xem thêm tại: Người ốm có ăn yến sào được không?

6. Các đối tượng bị viêm cấp tính

Viêm nhiễm là dấu hiệu của cơ thể đang yếu, có thể gây sốt do dễ bị tấn công từ các tác nhân xấu. Trong khi đó tổ yến chỉ phát huy tốt nhất khi cơ thể ở điều kiện bình thường, đặc biệt là các trường hợp đòi hỏi cao về năng lượng và dưỡng chất. Vì thế đối với các trường hợp viêm nhiễm dưới đây, bạn nên tránh để người bệnh ăn yến sào:

  • Viêm da
  • Viêm phế quản cấp
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu 

7. Những đối tượng bị rối loạn tiêu hoá

Các đối tượng đang bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy cũng không nên ăn tổ yến. Bởi lúc này khả năng tiêu hoá và hấp thụ của cơ thể quá yếu để phân giải, chuyển hóa hàm lượng dinh dưỡng từ yến sào.  Thêm vào đó, yến có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, khiến triệu chứng bệnh nặng thêm và gây lãng phí.

Lưu ý khi sử dụng yến sào

Bên cạnh hiểu rõ những ai không được ăn tổ yến, bạn cũng nên nắm vững các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn sức khoẻ và phát huy tối đa công dụng của yến.

Đối với những trường hợp có thể trạng bình thường, bạn có thể mua yến sào về chưng hoặc thay thế bằng các hũ yến chưng sẵn cung cấp bởi các đơn vị uy tín. Đối với những trường hợp nhạy cảm như người cao tuổi chuyển hoá kém, trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, mẹ bầu, phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, các đối tượng vừa ốm dậy, bệnh nhân ung thư sau hoá trị, xạ trị bạn nên:

  • Mua yến về tự chưng để tránh tác động từ các chất bảo quản trong hũ yến chưng sẵn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
  • Ưu tiên các yến thô hơn yến tinh chế (bởi yến thô khó bị làm giả hơn và dễ dàng nhận biết khi bị là giả).
  • Lựa chọn các nguồn cung uy tín, chất lượng, tránh ham rẻ để không mua phải các sản phẩm bị tẩm độn. (Các sản phẩm này thường được xử lý bằng hoá chất công nghiệp, các chất tẩy rửa chứa kim loại nặng, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng).
  • Nên ưu tiên mua yến khô (yến thô, yến tinh chế) thay vì yến tươi. Yến tươi có thể tiện lợi hơn trong sử dụng nhưng có thể là các sản phẩm làm giả hoặc đã bảo quản lâu, gây hao hụt dưỡng chất.
  • Nắm rõ các cách phân biệt yến giả.
  • Trong quá trình làm sạch, loại bỏ kỹ các lông tơ để tránh gây ảnh hưởng xấu lên hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó không nên ngâm yến với nước sôi, dễ gây mất chất.
  • Nên chưng yến vừa đủ ăn, không nên chưng nhiều và bảo quản lâu trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản không quá 2-3 ngày để tránh hao hụt dinh dưỡng.
  • Lưu ý ăn vừa đủ theo thể trạng và khả năng hấp thu của từng đối tượng, không nên bồi dưỡng quá đà, dễ gây lãng phí. Cụ thể khối lượng và tần suất ăn, xem thêm tại: 13 công dụng của yến sào.
  •  Tránh chưng yến với các nguyên liệu đại kỵ. Chi tiết xem tại: Không nên chưng yến với gì?

Có thể bạn quan tâm:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo