Không nên chưng yến với gì?

Tổ yến có kỵ với các loại nguyên liệu thực phẩm nào không? Khi sử dụng tổ yến để bồi bổ sức khỏe, không nên chưng yến với gì? Nếu bạn còn những băn khoăn kể trên, hãy cùng Sanosa đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Không nên chưng yến với gì
Không nên chưng yến với gì cho người già

Không nên chưng yến với gì?

Thực tế mà nói yến không kỵ với bất kỳ thành phần nguyên liệu nào. Khi sử dụng tổ yến để tẩm bổ cho gia đình, bạn có thể coi tổ yến như các thực phẩm thông thường, chế biến theo các công thức gợi ý sẵn hoặc tự mình biến tấu theo cách riêng. 

Nói vậy không có nghĩa là không cần đắn đo khi chưng yến. Trong thực tế, yến là sản phẩm lành tính và bổ dưỡng, nhưng với nhiều trường hợp khi chưng cùng các thực phẩm siêu bổ khác có thể không tốt cho sức khỏe người ăn, đặc biệt là những trường hợp tiêu hóa kém, tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ…

Bởi vậy về bản chất tổ yến có thể chưng kèm với mọi loại nguyên liệu nhưng tùy từng đối tượng cụ thể mà bạn cần lưu ý để tránh mang tới các phản ứng ngược không đáng có. Vậy cụ thể các trường hợp này là gì? 

1. Không nên chưng yến với gì khi sử dụng yến sào cho bệnh nhân tiểu đường 

Trong yến sào có rất nhiều thành phần tốt cho người tiểu đường. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng cần thiết cho những người suy kiệt bởi chế độ kiêng khem, tổ yến còn giúp ổn định đường huyết, tăng chuyển hóa glucose, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và hỗ trợ phục hồi các vết thương ở người bệnh.

Không chỉ đối với các bệnh nhân tiểu đường, yến sào còn giúp hỗ trợ các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ trong việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi mà không “gây hại” cho mẹ. Đây cũng được coi là giải pháp cứu cánh của nhiều mẹ bầu mang thai muộn, thừa cân hoặc có tiền sử tiểu đường thai kỳ trước đó.

Khi chưng yến cho bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên kết hợp với các nguyên liệu có hàm lượng đường thấp, ít chất béo, giàu chất xơ như hạt chia. Song song với đó khi chế biến, chưng nấu, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Không nên chưng yến với đường. Có thể thay đường bằng các nguyên liệu có tính ngọt khác như hạt sen táo đỏ hoặc mật ong.
  • Không nên nấu cháo yến. Nếu nấu cháo nên chọn các loại gạo mầm – loại gạo có chỉ số đường huyết tiệm cận với không để giúp ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn.
  • Không nên chưng yến với các thực phẩm siêu bổ khác. Để dưỡng thai cho các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, nhiều người nấu cháo tổ yến hải sản hoặc cua. Trong khi đó hàm lượng dưỡng chất mỗi ngày của các đối tượng kể trên đều phải bám sát chặt chẽ chế độ của bác sĩ. Khi các thực phẩm siêu bổ kết hợp với nhau sẽ dẫn tới không thể hấp thu được gây lãng phí hoặc làm tăng đột biến các chỉ số đường huyết. 

2. Không nên chưng yến với gì khi chế biến yến sào cho trẻ nhỏ

Không nên chưng yến với gì cho trẻ nhỏ
Không nên chưng yến với gì cho người già

Yến sào mang đến nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ phát triển nền tảng thể chất và trí não cho trẻ em. Bên cạnh đó, tổ yến cũng là giải pháp dinh dưỡng cực kỳ hiệu quả cho những bé biếng ăn, chậm lớn, thể trạng thấp bé hoặc suy dinh dưỡng, còi cọc.

Xem thêm tại: Tác dụng của yến sào với trẻ em là gì?

Tuy vậy ở mỗi giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ sẽ có mức độ hoàn thiện khác nhau, dẫn đến khả năng hấp thu có hạn. Vì thế để hỗ trợ sức khỏe một cách tốt nhất cho các thành viên nhí mẹ nên lưu ý các điều sau.

  • Trẻ từ 1-2 tuổi, không nên chưng yến với các nguyên liệu phức tạp hoặc siêu bổ. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện. Cách chế biến tốt nhất là những công thức cơ bản như chưng với trứng sữa hoặc nấu cháo yến. 
  • Trẻ từ 2-3 tuổi, lúc này trẻ đã bắt đầu vận động, cần nhiều năng lượng hơn. Hệ tiêu hóa cũng có thể hấp thu được nhiều chất hơn, tuy vậy bạn vẫn không nên chưng yến với các nguyên liệu “bổ quá không cần thiết” như đông trùng hạ thảo, hoặc nấu cháo yến hải sản… Thay vào đó có thể chưng yến hạt chia để hỗ trợ tiêu hóa hoặc chưng yến hạt sen để bé ngủ sâu hơn
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể ăn được nhiều loại yến chưng đa dạng hơn. Tuy vậy tốt nhất mẹ vẫn nên chưng yến với các công thức cơ bản, không nên kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác, thay vào đó để trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết qua các bữa chính.

Ngoài ra, dưới đây là một số trường hợp không nên chưng yến với đông trùng hạ thảo cho trẻ nhỏ:

  • Trẻ dưới 5 tuổi vì chưa thể hấp thụ được
  • Trẻ hay bị xuất huyết trong, chảy máu cam
  • Trẻ hay gặp tình trạng nóng trong hoặc táo bón

3. Không nên chưng yến với gì khi chế biến yến sào cho người lớn tuổi

Người già cũng tương tự trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa có phần thoái hóa nên khi ăn các thực phẩm quá bổ quá nặng bụng sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa hoặc không hấp thu được gây lãng phí. Tuy vậy nhiều gia đình thường có tâm lý chung trong việc bồi bổ sức khỏe cho ông bà, cha mẹ lớn tuổi là càng bổ càng tốt trong khi càng có tuổi người già càng kén ăn. 

Thế nên nếu chưng yến, bạn chỉ nên chưng các công thức cơ bản hoặc theo khẩu vị của người già. Bên cạnh đó nên tránh chưng yến nhân sâm, chưng yến đông trùng hạ thảo đặc biệt là với tần suất cao để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của họ. Nói vậy không có nghĩa là các nguyên liệu này không thể đi kèm với nhau. Chỉ là nên cho ăn giãn ra thay vì sử dụng liên tục, gây lên tình trạng “bội thực thuốc bổ”.

Ngoài ra nếu nấu cháo yến, chỉ nên nấu các loại cháo thanh đạm, không nên nấu cháo yến tôm cua, hải sản, dễ gây dư đạm, nặng bụng và khó tiêu. Bên cạnh đó nếu đối tượng bồi bổ có huyết áp không ổn định, thường xuyên ở mức thấp hơn hoặc cao hơn bình thường cũng không nên chưng yến đông trùng hạ thảo. 

Không nên chưng yến với gì cho người già
Không nên chưng yến với gì cho người già

Không nên ăn yến khi nào?

Khi mua yến sào về chế biến cho gia đình bạn cũng cần lưu ý những trường hợp cần kiêng kỵ để tránh bồi bổ sức khỏe sai cách. Dưới đây là những người không nên ăn yến sào:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh 
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu do tổ yến có tính hàn dễ gây động thai
  • Những người tỳ vị yếu, tiêu hóa, hấp thu kém
  • Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản

Những trường hợp trên không nên ăn yến nói chung bởi không thể phát huy được công dụng vốn có, đồng thời cũng dễ gây rối loạn tiêu hóa. 

Bên cạnh đó để đảm bảo lợi ích sức khỏe tối đa, bạn nên mua các sản phẩm yến nguyên chất, không tẩm độn. Ngày nay các sản phẩm yến ít bị làm giả nhưng thường xuyên được độn thêm để tăng trọng. Thoạt nghe có vẻ không nghiêm trọng. Nhưng để có thể tẩm độn, các tai yến đều được xử lý qua hóa chất tẩy rửa hoặc kim loại nặng, ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe nhiều hơn lợi.

Vì thế bạn  nên tìm mua các nguồn yến an toàn, đảm bảo để tránh bị kẻ gian trục lợi và các tác hại không đáng có! 

Sanosa hiện đang cung cấp các loại tổ yến, chân yến được khai thác trực tiếp từ nhà nuôi chuyên nghiệp có thâm niên ít nhất từ 7-8 năm tại các tỉnh miền tây. Tổ yến được bện từ các chim yến già nên giàu dinh dưỡng hơn, ngon hơn và kết cấu chắc chắn hơn những tổ được dệt từ chim yến vài ba năm tuổi.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm và chính sách chiết khấu theo từng đợt khai thác tại Sanosa, xem thêm tại:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo