5 cách chưng yến cho bà bầu giúp mẹ dưỡng thai nhẹ nhàng, bé phát triển khỏe mạnh

Trong 9 tháng thai kỳ, các thay đổi bên trong cơ thể thường dẫn đến nhiều “vấn đề khó chịu” về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như táo bón, rạn da, chán ăn, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, thậm chí ăn vào mẹ mà không vào con hoặc tiểu đường thai kỳ. Yến sào tuy không phải là thực phẩm đa năng giúp giải quyết mọi vấn đề nhưng sẽ phần nào giúp mẹ xoa dịu các triệu chứng mang thai và cung cấp nhiều dưỡng chất quý nuôi thai nhi trong từng giai đoạn phát triển.

Vậy đâu là những cách chưng yến cho bà bầu hiệu quả nhất vừa giúp thai nhi hấp thụ tối đa dưỡng chất, vừa giúp mẹ dưỡng thai nhẹ nhàng? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Tổng hợp các cách chưng yến cho bà bầu tốt nhất
tổ yến cho bà bầu

Cách chế biến và chưng yến đúng cách để an toàn cho mẹ và không hao hụt dưỡng chất

Nếu mẹ chưa có thói quen sử dụng tổ yến để bồi bổ sức khỏe, trước hết hãy bắt đầu với các bước chế biến tổ yến sau đây.

Bước 1: Sơ chế tổ yến trước khi chưng

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong quá trình bồi bổ sức khỏe bằng tổ yến, mẹ nên lựa chọn tổ yến thô rút lông (đã làm sạch cơ bản nhưng vẫn lẫn lông tơ) hoặc tổ yến tinh chế (đã làm sạch lông hoàn toàn) nếu không có nhiều thời gian tỉ mẩn nhặt lông.

Với tổ yến tinh chế, mẹ có thể ngâm nở và chưng nấu được ngay vì đã được loại bỏ hoàn toàn tạp chất từ trước. Trong khi đó với tổ yến thô, mẹ và gia đình cần trải qua bước nhặt lông và làm sạch bởi các lông tơ xen lẫn trong tổ yến không thể tiêu hóa được và rất dễ gây ảnh hưởng xấu lên tiêu hóa và sức khỏe của mẹ. 

Tổ yến thô khi chưa làm sạch thường “khá đen”, nhiều tạp chất. Đa phần ngày nay, tổ yến thô đều đã được làm sạch 70-80% để tiện lợi hơn cho người dùng. Vì không ngâm rã tổ, chỉ phun sương và loại bỏ tạp chất bằng tay nên mẹ vẫn cần ngâm nước và loại bỏ nốt những tạp chất còn sót lại. 

Dù làm sạch yến thô có phần cực hơn nhưng nhiều chị em phụ nữ thường có xu hướng chọn yến thô hơn yến tinh chế. Một phần vì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn (thực tế không quá chênh lệch với yến tinh chế), một nguyên nhân khác đó là tổ yến thô có đủ thành phần hơn – bao gồm chân yến (bộ phận nhiều dinh dưỡng nhất trong tổ yến) và lớp xơ mướp. Hơn nữa tổ yến thô thường có sợi dài, nở to, ăn ngon hơn yến tinh chế. 

Ngược lại yến tinh chế lại có vị dịu hơn, ngâm nấu nhanh hơn so với yến thô. Mỗi loại có những ưu điểm khác nhau. Để phân biệt cụ thể hơn, mẹ có thể xem thêm tại: Tổ yến thô hay tổ yến tinh chế tốt hơn

Các bước sơ chế tổ yến:

Tổ yến thôTổ yến tinh chế
Ngâm nởTrung bình từ 30-60 phút đối với tổ yến nhà – Tổ yến khai thác từ các nhà yến chuyên nghiệp thay vì tự nhiên. Đây cũng là loại tổ yến phổ biến hiện nay.
*Lưu ý chỉ dùng nước lạnh, không dùng nước nóng để tránh mất chất
Trung bình từ 15-20 phút, tối đa không quá 30 phút.




*Lưu ý chỉ dùng nước lạnh, không dùng nước nóng để tránh mất chất
Làm sạchBước 1: Vớt yến đã nở bung, tơi và mềm vào rá, đợi ráo nước rồi đặt ra đĩa. Bước 2: Dùng tay tách các sợi yến, sau đó lấy nhịp rút sạch các sợi lông và tạp chất, đặc biệt chú ý, tránh bỏ sót lông tơ.Không cần làm sạch nhưng nên kiểm tra lại để đảm bảo an toàn
Cách chế biến tổ yến trước khi chưng
tổ yến cho bà bầu

Ngoài ra trong quá trình làm sạch mẹ cũng có thể tranh thủ kiểm tra chất lượng tổ yến. Tổ yến thật khi ngâm vào nước sẽ không làm thay đổi màu sắc của nước. Nước uống không có vị. Tổ yến giả sẽ làm đục nước, bị tan một phần, có mùi lạ hoặc nếm thấy ngọt (do được tẩm đường để tăng trọng lượng). Với trường hợp yến được làm giả hoặc độn thêm các chất phụ gia mẹ nên tránh sử dụng.

5 cách phân biệt tổ yến giả

Nhiều mẹ có thể tiếc tiền, nên vẫn sử dụng tổ yến được độn thêm đường bởi suy cho cùng tổ yến được độn thêm khối lượng vẫn là tổ yến, chỉ là ít hơn về khối lượng và ngọt hơn về vị thôi, có thể giảm đường khi chưng mà không ảnh hưởng. Tuy nhiên đó là quan điểm sai lầm. Bởi để tẩm được đường, tổ yến phải được ngâm và xử lý với nhiều hóa chất chứa kim loại nặng như oxy già hoặc nước tẩy javen, dung dịch tẩy uế công nghiệp, không tốt cho sức khỏe thai phụ.

Vì vậy khi có dấu hiệu lạ, mẹ nên bỏ ngay không nên tiếc, tránh mang hại vào thân. 

Bước 2: Bảo quản phần dư

Ở từng giai đoạn thai kỳ, khối lượng tổ yến tối đa mẹ có thể sử dụng sẽ được khuyến cáo khác nhau. Theo các chuyên gia, để dưỡng thai tốt nhất mẹ nên ăn tổ yến theo chế độ sau:

Mẹ bầu nên ăn yến như thế nào trong từng giai đoạn thai kỳ?

Tháng thứ 4Tháng thứ 5-6Tháng thứ 7 trở đi
Khối lượng tối đa3 gram/ ngày để giảm nhẹ các triệu chứng ốm nghén, hỗ trợ tiêu hóa và xoa dịu tinh thần6-7 gram/ lần để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi5-7 gram/ lần, chủ yếu ăn để nuôi sức trước kỳ vượt cạn, hỗ trợ hồi phục nhanh hơn nếu sinh mổ đồng thời giảm thiểu các vấn đề về da
Số cữ tối đa3 lần/ tuầnĂn cách ngày, 2 ngày/ lần3 ngày/ lần

Trong khi đó:

  • 1 tai yến sào thô thường nặng khoảng 4-8 gram. Trừ đi tạp chất sẽ còn khoảng 70-80% khối lượng.
  • 1 tai yến tinh chế thường nặng hơn, nặng khoảng 8-12 gram. 

Nếu có phần dư khi làm sạch, mẹ nên bảo quản lạnh không quá 7 ngày và cố gắng sử dụng càng sớm càng tốt. 

Cách bảo quản: Giữ yến tươi trong túi zip, dán kín miệng hoặc hút chân không, sau đó đặt vào ngăn mát. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản yến là 4 độ C. Nếu không có túi zip, mẹ cũng có thể để trong hộp kín để thay thế.

Chi tiết xem tại: Cách bảo quản tổ yến cho từng loại yến 

Bước 3: Nấu tổ yến đúng cách

cách nấu tổ yến đúng cách
tổ yến cho bà bầu

Vậy đâu là cách nấu tổ yến đúng để tránh hao hụt dưỡng chất? Nếu đây là lần đầu mẹ hoặc gia đình chưng yến, hãy bắt đầu với công thức chưng cơ bản dưới đây nhé. Đây cũng là công thức chung để chế biến tổ yến theo các nguyên liệu khác nhau.

Cách nấu tổ yến cơ bản:

Bước 1: Nấu nguyên liệu chưng kèm– Mỗi nguyên liệu phụ sẽ có thời gian chín khác nhau nên mẹ cần nấu riêng rồi cho vào chưng chung với yến ở bước cuối cùng, tránh có nguyên liệu chín, nguyên liệu không.
Bước 2: Chưng yến– Cho yến vào bát, đổ thêm khoảng 200ml nước (vừa đủ ngập tổ yến).- Cho bát yến vào khoảng 500ml nước, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Tránh nấu yến trực tiếp
Bước 3: Trộn chung nguyên liệu– Cho các nguyên liệu đã nấu chín vào bát yến, thêm đường phèn, chưng thêm khoảng 3 phút rồi sử dụng nóng.

5 cách chưng yến cho bà bầu

Khi chưng yến cho bà bầu, mẹ có thể thử các cách sau, mỗi thành phần chưng kèm sẽ giúp mang lại những hiệu quả bổ sung khác nhau, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. 

Cách chưngCông dụngNguyên liệu
1. Chưng tổ yến đường phènTổ yến đường phèn là cách chưng yến cơ bản, khá dễ ăn, phù hợp cho những mẹ bị triệu chứng chán ăn khi bước qua tháng thứ 4. Đây cũng là cách chưng giúp bảo toàn gần như hoàn hảo dưỡng chất của tổ yến và phù hợp với những ai thích vị nguyên bản – thơm nhẹ của yến sào.
Lưu ý, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, nên giảm độ ngọt lại hoặc không bỏ đường khi chưng.
– 1 tai yến – Đường phèn- Vài lát gừng tươi
2. Chưng tổ yến hạt senCông dụng chủ yếu khi chưng tổ yến với hạt sen là an thai, an thần, giúp mẹ dễ ngủ và ngủ sâu hơn trong các tháng thai kỳ.
Lưu ý khi chưng, mẹ nên loại bỏ tim sen để đỡ đắng
1 Tai yến- 50 gram hạt sen- 1 nhánh nhỏ gừngĐường phèn (tùy khẩu vị)
Một số nguyên liệu có thể chưng kèm- 15 gram táo tàu đỏ- 15 gram nhãn nhục- 15 gram bạch quả
3. Chưng tổ yến táo đỏCông dụng của cách chế biến này cũng tương tự khi chưng với hạt sen, phù hợp cho những mẹ bị stress hay suy nhược khi mang thai.– 1 tai yến- 5 – 10 gam tổ yến đã làm sạch- 5 – 7 quả táo đỏ- Đường phèn
4. Chưng tổ yến với saffron (nhụy hoa nghệ tây)Công dụng khi chưng tổ yến với saffron là giúp giảm đau tự nhiên, an thần và tăng cường đề kháng cho mẹ, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.
Lưu ý: không nên sử dụng saffron nói chung và chưng với yến nói riêng trong 3 tháng đầu hoặc khi có ý định mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi
– 1 tai yến- 3-5 sợi nhụy hoa nghệ tây- Đường phèn
5. Chưng tổ yến hạt chiaGiúp bổ sung năng lượng, bổ máu, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển răng và xương của thai nhi. Đặc biệt tổ yến chưng hạt chia cũng giúp mẹ có cảm giác no lâu hơn so với các cách nấu tổ yến khác.– 1 tai yến- 1-2 thìa cà phê hạt chia

Có thể mẹ quan tâm:

tổ yến cho bà bầu
tổ yến cho bà bầu

Tại Sanosa, tổ yến được thu hoạch trực tiếp tại các hệ thống nhà yến các tỉnh miền tây, có ít nhất từ 7-8 năm hoạt động để mang tới nguồn dinh dưỡng an toàn, đảm bảo, và chất lượng tốt nhất cho mẹ bầu từ khi dưỡng thai đến giai đoạn hồi sức, bồi bổ dinh dưỡng sau sinh.→ Xem ngay các ưu đãi mới nhất tại Tổ yến Sanosa

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo