Lưu ý và cách chưng yến ngon cho từng loại yến thô, yến tinh chế, yến nhà, yến đảo

Đâu là những lưu ý và cách chưng yến ngon, bảo toàn dưỡng chất cho từng loại yến thô, yến tinh chế, yến tươi? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

2 kinh nghiệm và lưu ý trước khi chưng tổ yến

lưu ý và cách chưng yến ngon
Các lưu ý trước khi chưng để chưng yến ngon

1. Xác định khối lượng yến cần chưng, chọn mua tai yến có trọng lượng phù hợp

Khi chưng yến, bạn nên có sự cân nhắc kỹ càng về khối lượng sẽ chưng. Bởi yến sau khi đã ngâm nước thường không bảo quản được lâu, cần chưng sớm để tránh hao hụt dưỡng chất trong khi đó yến đã chưng thì chỉ nên bảo quản kín trong tủ lạnh tối đa 2-3 ngày. Và thường thì khi ngâm nước, sẽ ngâm cả tai yến, không ai bẻ vụn ra cả. Vì vậy bạn nên tính kỹ về khẩu phần, đối tượng và số người ăn để tránh lãng phí

Vậy 1 tai yến nặng bao nhiêu gram? Thường thì tùy vào loại yến:

  • 1 tai yến sào thô thường nặng khoảng 4-8 gram. Trừ đi tạp chất sẽ còn khoảng 70-80% khối lượng
  • 1 tai yến tinh chế thường nặng hơn, nặng khoảng 8-12 gram. 

Một người trường thành, thể chất khỏe mạnh ăn khoảng 5 gram yến/ lần; mẹ bầu ăn khoảng 6 gram yến/ lần, tương đương với 1 tai yến thô nhưng trẻ nhỏ chỉ ăn được tầm 2-3 gram/ lần tùy theo độ tuổi. 

Tìm hiểu kỹ hơn về khẩu phần ăn của từng đối tượng tại Người già, trẻ em, mẹ bầu ăn yến bao nhiêu là đủ?

Bởi vậy để tránh lãng phí, để lâu mất chất, mẹ nên cân nhắc về trọng lượng của mỗi tai yến khi mua, sao cho 1 tai yến vừa đủ 1 lần ăn hoặc chia được làm 2 bữa – làm sạch 1 lần, 1 phần chưng ngay, 1 phần bảo quản tủ lạnh để chưng cho bữa tiếp theo. Hoặc mẹ cũng có thể cân nhắc chưng một lần cho 2 đối tượng. Nhiều loại yến chưng tác dụng tốt nhất khi ăn nóng, càng để lâu càng hao hụt dinh dưỡng kể cả khi bảo quản rất tốt trong tủ lạnh.

Một số mẹ thường hỏi có nên hong khô phần yến đã qua ngâm nước nhưng không sử dụng tới, sau đó cất đi không. Nếu có thể, Sanosa kiến nghị không nên làm vậy vì sẽ hạ thấp giá trị dinh dưỡng của yến sào. Với các tổ yến thô bạn có thể làm như vậy 1 lần. Tổ yến tinh chế thì không nên bởi bản chất các tổ yến dạng này đều đã qua ngâm nước một lần, ngâm đi ngâm lại sẽ dẫn tới suy giảm chất lượng.

Cách bảo quản tổ yến đã qua ngâm nước  

2. Xác định thời gian ngâm nở của từng loại yến sào

cách chưng yến thô, yến tinh chế
Muốn chưng yến nở mềm cần ngâm yến đủ lâu

Nên chưng yến bao lâu để giữ trọn dinh dưỡng trong từng sợi yến? Thường thì hầu hết trường hợp, thời gian được khuyến cáo là 20 phút, nhưng thực tế có phải vậy không?

Tổ yến thô và tổ yến tinh chế, tổ yến đảo và tổ yến nuôi sẽ có thời gian ngâm nở khác nhau. Hiểu rõ đặc tính từng loại yến sẽ giúp bạn tránh được tình trạng chưng mãi không nở. Cụ thể hơn dưới đây là thời gian ngâm nở cùng từng loại yến sào, hãy tìm hiểu kỹ để không ngâm quá ngắn, khiến sợi không bung và cùng không ngâm quá lâu khiến tổ yến bị “rửa trôi” dinh dưỡng nhé!

  • Yến thô khai thác từ nhà nuôi: ngâm từ 30-60 phút mới đủ độ bung để làm sạch lông, xử lý tạp chất
  • Yến thô khai thác từ nhà nuôi, loại già: ngâm từ 1-2 tiếng mới nở bung ra
  • Yến thô khai thác từ đảo: ngâm từ 2-3 tiếng mới đủ độ nở
  • Yến tinh chế: ngâm khoảng 15-20 phút là đem chưng được
  • Yến đã làm sạch, khai thác từ đảo: ngâm khoảng 60 phút
  • Yến huyết (khai thác từ đảo): phải ngâm trung bình 6 tiếng mới có thể đem trưng
  • Chân yến: phải xé ra ngâm mới có thể nở, nếu ngâm trực tiếp như tai yến sẽ không nở được. Thời gian ngâm trung bình 30-40 phút.

Trong quá trình ngâm, bạn cũng có thể kiểm tra độ trong của nước. Nếu nước đục, đó là do yến giả hoặc bị độn bởi tinh bột. Tổ yến nguyên chất khi ngâm sẽ không làm thay đổi màu nước. 

Ngoài ra khi ngâm yến, bạn nên ngâm bằng nước lạnh. Ngâm nước nóng sẽ làm “hòa tan” một phần axit amin trong tổ yến. Trong trường hợp tổ yến già hoặc chân yến, bạn có thể ngâm với nước ấm ở khoảng 40 độ để giúp yến dễ nở hơn. 

Cách chưng yến thô, yến tinh chế bằng nồi chuyên dụng và chưng cách thủy

cách chưng yến khô
Loại yến và nồi chưng sẽ ảnh hưởng tới hương vị và thời gian chưng yến sào

1. Cách chưng yến sào khô – yến thô và yến tinh chế

Yến khô gồm 2 loại chính: yến thô và yến tinh chế. Về cơ bản, quy trình chưng 2 loại yến này không mấy khác biệt, sự khác biệt duy nhất là thời gian. Cụ thể hơn, cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây nhé

Loại tổ yếnThời gian chưng cách thủyThời gian chưng nồi điện
Yến thô – khai thác từ nhà yến20 phút60-80 phút
Yến đảo thô40 phút2-3 tiếng
Yến tinh chế20 phút60-80 phút
Yến đảo làm sạch30 phút2-3 tiếng
Yến huyết (yến đảo)60 phút3-4 tiếng
Chân yến15 phút

So sánh: yến thô hay yến tinh chế ngon hơn

2. Cách chưng yến sào theo từng loại nồi

Yến sào có thể chưng theo nhiều cách khác nhau – chưng cách thủy truyền thống, chưng bằng nồi điện chuyên dụng, nồi cơm điện. Về cơ bản thì cách chưng tương đối giống nhau. Bạn đều bắt đầu với việc thêm nước sao cho vừa ngập yến và chưng cách thủy trên bếp ga hoặc nồi điện theo thời gian đã đề cập ở trên. Nếu chưng bằng bếp ga, khi nước sôi bạn nên chỉnh nhỏ lửa lại. Nếu sử dụng các nồi điện, bạn chỉ đơn giản là chọn các chức năng có sẵn.

Tuy vậy, điều nên lưu ý là nồi điện thường là công nghệ nấu chậm nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn, không phù hợp đối với những đối tượng không dư giả thời gian. Dù vậy khi chưng yến bằng nồi chuyên dụng, yến sẽ thấm vị và có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Theo khuyến nghị của Sanosa bạn chỉ nên sử dụng nồi điện chuyên dụng để chưng yến nhà và yến tinh chế. Các sản phẩm yến đảo, nên chưng theo cách truyền thống để tiết kiệm thời gian.

Tóm lại là – chưng cách thủy trên bếp ga sẽ nhanh hơn; chưng chậm bằng nồi chuyên dụng sẽ thấm hơn, lựa chọn nằm ở bạn.

Lưu ý để chưng yến ngon, nở đều

các lưu ý khi chưng tổ yến
Khi chưng tổ yến cần lưu ý điều gì?

Khi chưng có nhiều trường hợp chưng mãi tổ yến không nở. Nguyên nhân đế từ nhiều vấn đề như:

  • Ngâm không đủ lâu
  • Chưng chưa đủ thời gian

Những vấn đề này có thể khắc phục nhanh với những gợi ý đã nêu ở các phần trước. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý để tránh phạm phải các sai lầm sau đây:

  • Thiếu nước (nước không ngập mặt yến), khiến sợi yến không đủ mềm hoặc ăn kém ngon
  • Thêm đường phèn ngay từ đầu, khiến đường bọc sợi yến, ngăn không cho yến nở ra. Với đường phèn, bạn chỉ nên cho vào trước khi tắt bếp 5 phút (khi sợi đã nở ra rồi). Thậm chí ngay cả sau khi tắt bếp, thêm đường vẫn không muộn. 
  • Nước trong thố yến không nên cao quá 3/4 chiều cao của thố, để tránh tình trạng khi đun, nước dâng lên, làm trào dưỡng chất ra bên ngoài
  • Nhiệt độ chưng yến nên duy trì ở mức không quá 80 độ C. Nếu cao hơn sẽ làm ảnh hưởng tới hàm lượng dưỡng chất của tổ yến
  • Khi chưng cùng các nguyên liệu khác, nên làm chín các nguyên liệu từ bên ngoài trước, sau đó mới trộn lại chưng cùng yến và đường phèn thêm 5 phút. Sở dĩ như vậy là bởi thời gian chín của từng thành phần là khác nhau, nếu chưng cùng 1 thời điểm sẽ dẫn tới việc chín không đều, thiếu vị và không đủ chất.
  • Không làm nóng tổ yến sau khi chưng bằng lò vi sóng để tránh “phá hủy” cấu trúc dinh dưỡng trong tổ yến 

Nếu phạm vào các sai làm trên, độ ngon và giá trị dinh dưỡng của tổ yến gần như đi mất một  nửa. Vì vậy hãy lưu ý bạn nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo