Cách bảo quản tổ yến không hao hụt dưỡng chất cho từng loại yến sào

Mỗi tổ yến có một thời gian sử dụng và cách bảo quản riêng. Làm không đúng sẽ đánh mất các chất bổ dưỡng quý giá mà tổ yến đem lại, thậm chí hỏng, mốc gây lãng phí. Vậy tổ yến để được bao lâu, đâu là cách bảo quản tổ yến khô, yến tươi, yến đã qua chế biến để giữ được lâu và tránh hao hụt dưỡng chất? Cùng Sanosa tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tổ yến để được bao lâu

Tổ yến thường phần làm 2 loại: yến tươi và yến khô. Trong đó yến tươi là yến đã ngâm nước, làm sạch nhưng không được sấy khô, có thể sử dụng để chưng ngay mà không cần sơ chế. Còn yến khô là cách gọi chung của các sản phẩm tổ yến quen thuộc – yến thô (chưa được làm sạch) và yến tinh chế. Mỗi loại tổ yến có thời gian bảo quản khác nhau:

  • Tổ yến thô có thể bảo quản lên tới 3 năm do chưa có bất kỳ tác động nào vào sản phẩm
  • Tổ yến tinh chế do đã trải qua ngâm nước, rã tỏ và sấy khô nên thời gian sử dụng bị rút ngắn lại, tối đa bảo quản được 2 năm.
  • Tổ yến tươi thường giữ được tối đa từ 3-5 tháng nhưng tốt nhất nên sử dụng hết trước tháng thứ 3
  • Ngoài ra tổ yến đã qua chế biến, chưng nấu, nên sử dụng luôn trong ngày.

Một trong những dấu hiệu của việc tổ yến không thể sử dụng được nữa đó là khi trên thân tổ yến xuất hiện các màu nâu đen. Lúc này tổ yến đã bị biến đổi chất, nên tránh ăn vì tiếc của, dễ gây ngộ độc.

Ngoài ra bạn cũng nên cẩn thận với các sản phẩm yến ‘trắng bóc’. Bạch yến gọi là “bạch” nhưng thức tế có màu hơi ngà ngà. Các sản phẩm yến sào có màu trắng sáng, có thể là hàng giả hoặc các sản phẩm cũ, mốc đã qua tẩy trắng và tuồn về Việt Nam. Đây thường là các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu qua Trung Quốc của các quốc gia khác, nên thường được đẩy về Việt Nam với giá rẻ, “tẩy trắng” để trục lợi.  

Một trường hợp nữa nếu gặp phải bạn cần tuyệt đối lưu ý. Nhiều người thường hỏi yến ngả vàng còn ăn được không. Câu trả lời cho mọi trường hợp là không. Khi yến ngả màu vàng nâu hoặc lốm đốm, đó có thể là yến được tẩm độn với đường để ‘ăn gian’ khối lượng, yến bị nhiễm khuẩn hoặc làm giả. Với các trường hợp này, bạn nên tiêu hủy ngay lập tức và tránh mua lại ở cửa hàng phân phối các sản phẩm này. 

Cách bảo quản yến sào tại nhà cho từng loại yến

Cách bảo quản yến thô chưa nhặt lông
cách bảo quản yến chưng

1. Cách bảo quản yến khô: yến thô và yến tinh chế

Về bản chất, cách bảo quản yến thô chưa rút lông và cách bảo quản yến tinh chế không hề khác nhau. Yến thô là yến dễ bảo quản nhất do còn giữ lại kết cấu tự nhiên, khá bền và cứng, trong khi yến tinh chế thì thường giòn hơn. Để bảo quản được lâu, không bị mất chất hay bị nấm mốc, bạn nên để yến khô ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh bị tác động bởi ánh nắng mặt trời hay nguồn nhiệt. 

Với các khu vực miền Bắc hoặc các vùng có khí hậu ẩm thấp, bạn cũng nên hạn chế tổ yến tiếp xúc với hơi ẩm bằng cách đậy nắp kín sau mỗi lần sử dụng. 

Tuy nhiên có một lưu ý đó là tùy vào cách khai thác hoặc quy trình sơ chế, cả yến thô và yến tinh chế đều có thể ‘trữ’ một lượng nước bên trong. Nguyên nhân là bởi yến thô trong quá trình khai thác có thể sẽ được xịt nước để dễ thu hoạch hơn. Còn yến tinh chế có thể chưa sấy khô hoàn toàn do thiết bị hoặc năng lực nơi sản xuất. Điều này dễ khiến yến bị mốc sau một thời gian bảo quản.

Vì vậy khi mua bạn cần kiểm tra xem yến đã khô chưa. Nếu chưa, bạn có thể hong trong phòng máy lạnh hoặc quạt khoảng 12 tiếng rồi tiếng hành bảo quản bình thường. Lưu ý, tuyệt đối không dùng máy sấy hoặc phơi dưới nắng.

2. Cách bảo quản yến tươi đã nhặt lông và tổ yến đã qua ngâm nước

cách bảo quản tổ yến tươi, tổ yến đã nhặt lông
cách bảo quản yến chưng

Nếu mua tổ yến thô về sơ chế, làm sạch tại nhà nhưng không dùng hết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách bảo quản yến tươi để xử lý. Yến đã qua ngâm nước và yến tươi về bản chất là một. Nếu chỉ bảo quản ngăn mát ở 4 độ C, bạn có thể giữ tối đa 7 ngày. Nếu cho vào ngăn đông bạn có thể trữ được tối đa 3 tháng như đã đề cập.

Khi bảo quản yến trong tủ lạnh, bạn nên bảo quản kín, tránh tiếp xúc với các thực phẩm khác. Cách tốt nhất là cho vào hộp hoặc túi zip. Tuy vậy, như đã đề cập, dù có thể giữ được lâu hơn nhưng tốt nhất bạn nên sớm sử dụng để đạt được giá trị bổ dưỡng cao nhất.

Một lưu ý đối với yến đã ngâm nở để làm sạch, đó là bạn nên tiến hành hong khô một phần trước khi cất vào tủ lạnh. Nếu muốn hong khô hoàn toàn và bảo quản như yến khô thông thường, thời gian hong sẽ kéo dài tới 20 tiếng. Tuy nhiên, Sanosa không quá khuyến khích làm điều đó, vì ngâm đi ngâm lại nhiều lần dễ làm giảm dinh dưỡng trong yến, sợi yến cũng nở ít hơn và đánh mất độ dai sần sật như ban đầu. 

Vì vậy đối với trường hợp mua yến thô về nhặt lông, làm sạch, bạn nên cân đo để dùng hết trong một lần. Còn với yến tươi đã nhặt lông, mua theo số lượng nhỏ, đủ ăn trong tuần là tốt nhất. Nếu mua số lượng lớn cần cất vào ngăn đông, bạn nên cân nhắc đến việc chia nhỏ theo từng phần để hạn chế ảnh hưởng của việc rã đông sau này đến các phần chưa sử dụng ngay.

Để rã đông yến tươi, bạn có thể làm theo các cách sau:

  • Để phần yến đã chia nhỏ trước đó xuống ngăn mát, để qua đêm
  • Cho phần yến đã chia nhỏ vào túi zip, ngâm trong thau nước lạnh

(Đó cũng là lý do không nên để tổ yến tươi túm tụm lại một túi trong ngăn đông để tránh giảm chất lượng sau mỗi lần xả lạnh) 

3. Cách bảo quản yến chưng

cách bảo quản yến chưng
cách bảo quản yến chưng

Yến đã chưng để được bao lâu còn tùy thuộc vào nguyên liệu chưng cùng. Mỗi phụ liệu thêm vào sẽ làm giảm thời gian bảo quản. Và trên thực tế, nếu bạn không thường trữ đồ ăn quá 1-2 ngày, thì cũng không nên để yến đã chưng trong tủ lạnh quá lâu. Các tổ yến chưng đường phèn, hoặc kết hợp với các loại kỷ tử, táo đỏ, bạn có thể bảo quản được khoảng 7 ngày trong tủ lạnh bằng cách đậy kín. Tuy vậy tốt nhất là bạn nên giải quyết nốt phần chưng thừa vào 1-2 ngày sau đó.

Các công thức chưng ‘phức tạp’ hơn – chẳng hạn với cua và bí đỏ, đu đủ hoặc sữa… tốt nhất bạn nên sử dụng ngay trong ngày

Tham khảo thêm các cách chưng yến ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình

Tổ yến là thực phẩm siêu bổ dưỡng, có giá trị sức khỏe cao. Để giữ được lâu mà không suy giảm chất lượng, tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm yến khô (yến thô là tốt nhất nếu có thời gian, hoặc yến rút lông – tổ yến không bị ngâm nước khi làm sạch), lưu trữ ở điều kiện bình thường và dùng đến đâu sơ chế đến đó, tránh vì tiết kiệm thời gian mà ‘làm sẵn’ cho nhiều ngày. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo