13 công dụng của yến sào là gì?

Với mỗi đối tượng, thể trạng yến sào có một công dụng khác nhau. Cùng Sanosa tìm hiểu 13 công dụng của yến sào nói chung qua bài viết dưới đây nhé.

13 công dụng của yến sào trong cải thiện chất lượng cuộc sống

13 tác dụng của yến sào là gì
Ăn yến bao nhiêu là đủ

1. Công dụng của yến sào trong tăng cường sức khỏe miễn dịch

Hệ miễn dịch yêu cầu một hàm lượng đạm cao. Yến sào chứa hàm lượng lớn protein cao (xấp xỉ 50%), giúp cung cấp năng lượng và các acid amin cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt các tế bào miễn dịch như lymphocytes, thường yêu cầu một lượng lớn protein để phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong tổ yến cũng chứa các chất như Kẽm và selen. Đây đều là các chất có tác dụng kích thích hoạt tính của các tế bào miễn dịch. Trong đó, kẽm có tác dụng thiên về bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, còn selen mạnh hơn về ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch tổng thể.

2. Tác dụng của yến sào trong chống oxy hóa

Yến sào chứa nhiều dạng axit amin và peptide có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do. Từ đó góp phần ngăn chặn và làm chậm tổn thương do các gốc tự do gây ra cho tế bào thông qua:

  • Các điều kiện ngoại cảnh như ô nhiễm, tiếp xúc với bức xạ, tia cực tím, hóa chất có hại do môi trường làm việc hay thuốc lá.
  • Các vấn đề nội sinh như viêm nhiễm, stress, tập luyện quá sức, chế độ ăn uống
13 công dụng của tổ yến là gì
Ăn yến bao nhiêu là đủ

3. Công dụng của tổ yến trong làm đẹp da

Với hàm lượng collagen và các chất dinh dưỡng cao, tổ yến có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện độ đàn hồi và sự mịn màng của da, làm chậm lão hóa và phục hồi độ săn khỏe nếu sử dụng thường xuyên. 

Bên cạnh đó tổ yến cũng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho da như Glycoprotein (thành phần có tác dụng hỗ trợ trẻ hóa, chữa lành và giúp làn da thêm tươi trẻ), DHA (có tác dụng giảm viêm nhiễm, duy trì độ mịn, axit amin và peptides (giúp cải thiện độ đàn hồi trên da)… 

4. Tác dụng của tổ yến trong điều hòa sức khỏe

Yến sào cung cấp nhiều dạng năng lượng từ protein và carbohydrate, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sinh lực. Vì vậy đây thường là món ăn thường được dùng để:

  • Bồi bổ sức khỏe cho người vừa ốm dậy hoặc vừa trải qua quá trình xạ trị, hóa trị
  • Cung cấp năng lượng cho học sinh, sinh viên trước kỳ thi cử hoặc những người có lịch trình công tác, làm việc dày đặc
  • Bổ sung năng lượng cho bà bầu trong các bữa phụ
  • Cung cấp năng lượng cho trẻ nhỏ để trẻ luôn đầy sức sống trong học tập, vui chơi

5. Công dụng của tổ yến trong cải thiện trí não

Có những nghiên cứu cho thấy yến sào có hỗ trợ rất tốt với sự phát triển và ổn định của hệ thần kinh. 

  • Đối với trẻ nhỏ, tổ yến cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển trí nào trong giai đoạn vàng, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi
  • Đối với người cao tuổi, tổ yến có tác dụng ổn định hệ thần kinh, ngăn ngừa các bệnh tuổi già như lẫn, Alzheimer, đột quỵ hoặc thoái hóa hệ thần kinh do stress kéo dài , giúp người lớn tuổi thêm minh mẫn, nhanh nhạy hơn

6. Tác dụng của yến sào trong hỗ trợ tiêu hóa

Với những trường hợp “kém ăn” khó tiêu hóa những thực phẩm nặng như trẻ em, ốm nghén, người bệnh đang phục hồi, yến sào sẽ mang đến những tác dụng kép như:

  • Dễ nuốt, dễ nhai, cải thiện độ ngon miệng, kích thích sự thèm ăn
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất
  • Hỗ trợ phân giải các chất khó tiêu
  • Cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết nhưng không gây ớn hay nặng bụng

Tuy nhiên cần lưu ý, tổ yến chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thần dược. Vì vậy đây chỉ là thực phẩm tốt nhất để bồi bổ sức khỏe cho các đối tượng trên, thúc đẩy quá trình phục hồi của hệ tiêu hóa, không phải “thuốc” để chữa các bệnh tiêu hóa nói chung.

7. Công dụng của yến chưng trong giảm stress

Yến sào có chứa các chất giảm stress và có thể giúp cải thiện tâm trạng, giải độc thần kinh, an thần, phù hợp cho những đối tượng như người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay những ngành nghề đặc thù thường xuyên đối mặt với áp lực công việc. 

8. Tác dụng của yến chưng trong kháng viêm sau phẫu thuật và xương khớp

Yến sào chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chống khuẩn và kháng viêm. Vì vậy đây cũng là thực phẩm phù hợp để hỗ trợ cho các bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi sau các cuộc hậu phẫu. Với người lớn tuổi, ăn yến chưng thường xuyên cũng góp phần giảm thiểu các dấu hiệu viêm khớp, giúp việc đi lại dễ dàng hơn, nhanh nhẹn và năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày.  

13 công dụng của yến sào là gì
Ăn yến bao nhiêu là đủ

9. Công dụng của uống nước yến trong hỗ trợ kiểm soát tiểu đường

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng yến sào có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Trong đó:

  • Leucine (chiếm khoảng 4.56%) có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, giữ lượng đường luôn ở mức ổn định.
  • Valine (chiếm khoảng 4,12%) có công dụng phân huỷ đường glucose trong cơ thể.

Ngoài ra tổ yến cũng hỗ trợ chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa tổng hợp lipid ở gan và mỡ. Điểm đặc biệt là với khẩu phần nhỏ và thanh, nước yến vừa có cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể vừa không gây tăng đột biến lượng đường trong máu do quá no hoặc để giảm đường huyết, xuống sức mệt mỏi do quá đói. 

10. Tác dụng của nước yến chưng trong tăng cường sinh lực nam giới

Tổ yến chưng cũng có tác dụng cường dương do trong yến sào có chứa L-Arginine – chất có tác dụng tăng sự nhạy cảm và bản lĩnh nam giới. Khi chưng yến sào với các thực phẩm bổ khác như nhân sâm hoặc đông trùng hạ thảo sẽ càng có tác dụng mạnh hơn trong tăng cường tinh khí.

11. Công dụng của yến sào trong hỗ trợ các bệnh hệ hô hấp

Yến sào có tác dụng làm sạch phổi, kiểm soát tình trạng hen suyễn, lao phổi mãn tính, hỗ trợ điều trị ung thư phổi, nên việc sử dụng thường xuyên sẽ mang đến những tác dụng rất tốt. Ngoài ra đối với những người hay ho, có đờm, ho mãn tính, ăn yến cũng mang đến những hiệu quả thấy rõ trong làm dịu cơn, bổ phế long đờm, đặc biệt khi chưng cùng gừng.

12. Tác dụng của sử dụng yến trong hỗ trợ sức khỏe sau tai biến

Giảm nhẹ các ảnh hưởng sau tai biến cũng là một trong những công dụng của yến sào. Cụ thể hơn, tổ yến có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo mô và phục hồi cơ bắp sau tai biến, duy trì cân nặng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt cơ thể sau tai biến và đột quỵ nhờ hàm lượng protein cao, dễ hấp thụ và tiêu hóa. 

Ngoài ra yến sào còn cung cấp các chất như Axit Sialic – chất hỗ trợ phục hồi hệ thần kinh, Arginine – chất cải thiện chức năng mạch máu, hay canxi để giảm nguy cơ loãng xương trong quá trình nằm dưỡng bệnh.

Xem thêm tại: Người bị tai biến ăn yến có tác dụng gì

13. Ăn yến sào có tác dụng hỗ trợ lấy lại sắc dáng sau sinh

Với mẹ sau sinh, yến sào mang tới nhiều tác dụng đặc biệt như lợi sữa, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, tăng hệ miễn dịch cho mẹ và bé đồng thời giúp mẹ phục hồi nhanh hơn sau sinh mổ. Bên cạnh đó yến sào cũng có những công dụng đáng kể trong hỗ trợ giảm cân (giúp mẹ nuôi đủ sữa cho con những không cần nạp quá nhiều vào cơ thể), giảm rụng tóc, căng chắc làn da, săn gọn cơ thể nhờ thúc đẩy sản sinh collagen và elastin.

Xem thêm tại: Tác dụng của yến sào với phụ nữ sau sinh

Ăn tổ yến bao nhiêu là đủ?

Ăn yến bao nhiêu là đủ
Ăn yến bao nhiêu là đủ

Mỗi đối tượng, thể trạng có khả năng dung nạp khác nhau. Vì vậy khi sử dụng yến để bồi bổ sức khỏe gia đình, nên tránh cho ăn quá nhiều và liên tục vì khi tới giới hạn dung nạp, yến sào sẽ không được hấp thu và có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá. Để nắm bắt được khẩu phần và tần suất ăn cho mỗi đối tượng, dưới đây là những gợi ý từ Sanosa:

  • Trẻ em 1-3 tuổi: 3 gram yến sào/ lần, không quá 50 gram/ tháng
  • Trẻ từ 3-10 tuổi: 3-5 gram yến sào/ lần, không quá 100 gram/ tháng
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: 5-7 gram yến sào/ lần
  • Phụ nữ mang thai tháng 4-7: 7gram/ lần, không quá 100 gram/ tháng
  • Phụ nữ mang thai tháng 8-9: 5 gram/ lần, không quá 70 gram/ tháng
  • Người lớn tuổi: 5 gram/ lần và 150 gram cho tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 2, ăn từ 6-7 gram/ lần, mỗi tháng không quá 100 gram.
  • Người đang phục hồi sau bệnh, phẫu thuật, xạ trị, hoá trị: 5 gram/ lần, không quá 150 gram/ tháng
  • Người có thể trạng bình thường: 5 gram/ lần, khoảng 2 lần/ tuần là đủ

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo