Người bị tai biến có ăn được tổ yến không? Lưu ý gì?

Người bị tai biến có ăn được tổ yến không? Tác dụng là gì? Đâu là những lưu ý khi cho bệnh nhân sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Người bị tai biến có ăn được tổ yến không?
Người bị tai biến cần lưu ý gì khi ăn yến sào?

Những điều cần biết về sức khỏe người bệnh sau tai biến

Trong quá trình phục hồi sau tai biến, người bệnh thường có nhiều xáo trộn trong các chức năng cơ thể, đồng thời dễ có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng khác nhau. Đôi lúc, nghiêm trọng hơn, nếu không được chăm sóc và bồi bổ đúng cách, có thể sẽ dẫn tới tai biến lần 2 – một trong những nguyên nhân gây tử vong rất cao.

Để bồi bổ sức khỏe cho người bị tai biến, trước hết bạn cần nhận thức được tình trạng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Từ đó xây dựng thực đơn giúp khắc phục và cải thiện các vấn đề cơ thể đang gặp phải. 

Tùy vào độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe trước tai biến, thời gian và quá trình điều trị, có thể sẽ phát sinh vấn đề nghiêm trọng hoặc nhẹ nhàng hơn. Dưới đây, là tình trạng sức khỏe chung của người bệnh sau đột quỵ: 

  • Sự suy kiệt cơ bắp: Tai biến có thể dẫn đến sự suy yếu cơ bắp, đặc biệt nếu tác động lên một phần của hệ thần kinh quan trọng.
  • Di chuyển khó khăn: Người sau tai biến có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, hoặc mất đi sự linh hoạt và khả năng điều khiển cơ bắp một cách bình thường.
  • Khó nhai nuốt: Do cứng cơ hàm và ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa, vị giác, khứu giác. 
  • Vấn đề về hệ tim mạch: Tai biến có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp hoặc vấn đề về nhịp tim.
  • Khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất: Tai biến có thể gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thực phẩm và hấp thụ dưỡng chất.
  • Suy giảm cân nặng: Người sau tai biến có thể gặp vấn đề về trọng lượng, bao gồm cả tăng cân hoặc mất cân quá nhanh do sự ảnh hưởng của tai biến đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
  • Có nguy cơ cao hơn về tiểu đường: Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tăng cân, sự suy giảm hoạt động thể chất và các biến đổi trong về cách sử dụng insulin trong cơ thể.

Vì vậy khi bồi dưỡng sức khỏe cho người bị tai biến cần chú ý:

  • Sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa 
  • Có khả năng cung cấp năng lượng cao với khẩu phần nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu hậu tai biến khi các chức năng cơ thể còn bị đảo lộn, chưa hồi phục bình thường.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết và huyết áp

Người bị tai biến có ăn được tổ yến không?

Người bị tai biến có ăn được yến sào không?
Người bị tai biến cần lưu ý gì khi ăn yến sào?

Câu trả lời là có. Tổ yến hội tụ đủ 3 tiêu chí về dễ tiêu hóa, dinh dưỡng cao đồng thời hỗ trợ phòng vệ và cải thiện các bệnh đường huyết hoặc huyết áp cao. Vì vậy rất phù hợp để hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ nhất là giai đoạn vàng khi vừa qua cơn nguy kịch. 

Ngoài ra nếu có điều kiện, bạn có thể cho người bệnh sử dụng tổ yến lâu dài để hạn chế các biến chứng khác như tiểu đường, cao huyết áp

Chi tiết xem tại:

Để trả lời cho câu hỏi “người bị tai biến có ăn được tổ yến không” một cách cụ thể hơn, dưới đây là các dưỡng chất trong tổ yến và vai trò của chúng trong hỗ trợ phục hồi sức khỏe bệnh nhân:

  • Protein: Tổ yến chứa một lượng lớn protein dễ tiêu hóa. Đây cũng là thành phần cơ bản tham gia vào quá trình tái tạo mô và phục hồi cơ bắp sau tai biến đồng thời hỗ trợ duy trì cân nặng, tránh các tình trạng suy dinh dưỡng sau bệnh.
  • Vitamin và khoáng chất: Tổ yến chứa các vitamin như vitamin A, vitamin B, và vitamin D, cũng như các khoáng chất như canxi, sắt và magie. Những dưỡng chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe chung và hỗ trợ sự phục hồi.
  • Axit Sialic: Đây là một thành phần quan trọng trong tổ yến (thường chiếm 9-15% hàm lượng), được cho là có tác dụng hỗ trợ sự phục hồi của hệ thần kinh sau tai biến.
  • Polysaccharide: Có thể cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể và hỗ trợ sự phục hồi sau tai biến, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Arginine: Đây là một trong những axit amin quan trọng trong tổ yến có thể giúp cải thiện chức năng mạch máu, hỗ trợ quá trình phục hồi sau đột quỵ
  • Canxi: Giảm nguy cơ loãng xương do ảnh hưởng của tai biến

Bên cạnh đó tổ yến cũng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như tăng cường miễn dịch, tiêu hóa, kích thích vị giác, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng, hỗ trợ thải độc gan…

Xem thêm tại: Tác dụng của yến sào là gì?

Một số lưu ý khi bồi bổ sức khỏe người bị tai biến

Người bị tai biến cần lưu ý gì khi ăn yến sào?
Người bị tai biến cần lưu ý gì khi ăn yến sào?

Tổ yến dù bổ nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, dễ gây lãng phí vì không tiêu hóa được, thậm chí phản tác dụng, làm rối loạn tiêu hóa. Tần suất lý tưởng nhất là ăn cách ngày, 1 tuần không quá 3 lần. Về hàm lượng mỗi lần ăn, nên chia làm 2 giai đoạn:

  • Với bệnh nhân vừa tỉnh dậy sau đột quỵ, nên ăn yến với lượng vừa phải từ 3-5 gram/ lần để vừa bồi bổ cơ thể vừa hạn chế ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa vốn bị suy yếu do bệnh.
  • Với bệnh nhân đã phục hồi ổn định, ăn để nuôi sức có thể sử dụng từ 4-6 gram mỗi lần, một tháng không nên ăn quá 90 gram yến. 

Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến sào là các bữa phụ trong ngày, đặc biệt là sau bữa sáng 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng. Tuy nhiên cần lưu ý, yến sào chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi bạn mua tổ yến về tự chưng. Với các sản phẩm yến hũ chưng sẵn, Sanosa không khuyến khích sử dụng trong giai đoạn phục hồi sau bệnh bởi:

  • Hàm lượng yến không cao, thường làm từ yến vụn (giá thấp, bán cao, không có lợi về kinh tế). Bên cạnh đó yến vụn cũng không giữ được kết cấu sợi, ăn không có độ thơm và cảm giác nhai như khi tự chưng
  • Nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng do đa dạng thương hiệu trên thị trường
  • Thường bị chưng ngọt và chứa chất bảo quản để giữ lâu

Nói vậy không có nghĩa là hũ yến không tốt. Thực tế, nước yến hũ chưng sẵn thường sử dụng để bồi bổ năng lượng cho người có thể trạng bình thường đặc biệt là trong các giai đoạn bận rộn, mệt mỏi, căng thẳng.

Để hỗ trợ dưỡng bệnh cho người bị tai biến, bạn có thể mua một trong 3 loại tổ yến sau:

  • Tổ yến thô: Dinh dưỡng nhất, giữ nguyên kết cấu sợi, có độ thơm và nở tốt hơn nhưng cần đầu tư thời gian sơ chế, làm sạch
  • Tổ yến tinh chế: Có thể ngâm nở và chưng ngay, nhưng thường là tổ ghép do đã rã tổ làm sạch. Kết cấu sợi có thể vụn, gãy, không được nguyên sợi và nở to như yến thô
  • Chân yến: Là thành phần giàu dinh dưỡng nhất với kết cấu thô dày, mang đến cảm giác nhai. Tuy nhiên khi người bệnh mới tỉnh dậy thì không nên sử dụng chân yến vì khả năng nhai nuốt còn yếu. Bù lại ở giai đoạn người bệnh đã khôi phục ổn định, chân yến sẽ đem đến trải nghiệm vị giác tốt hơn

Để so sánh chi tiết hơn, xem thêm tại:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo