Phụ nữ sau sinh ăn yến được không? Tác dụng là gì?

Phụ nữ sau sinh ăn yến được không? Cần lưu ý gì? Cùng Sanosa đi tìm câu trả lời cho 2 trường hợp sinh mổ và sinh đẻ, cũng như khám phá các tác dụng của việc ăn yến sau sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ mới sinh ăn yến được không
Cách chưng yến cho mẹ sau sinh

Phụ nữ mới sinh ăn yến được không?

Phụ nữ mới sinh không nên ăn yến ngay. Dù yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, giàu đạm và vitamin, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe và sự phục hồi của mẹ nhưng giai đoạn mới vượt cạn cơ thể của mẹ còn yếu, cần thời gian hồi sức và thích ứng lại. Sử dụng thực phẩm quá bổ như tổ yến không những khó hấp thụ, thậm chí còn có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bên cạnh đó hệ tiêu hóa của bé trong thời điểm này cũng chưa quá hoàn thiện để hấp thụ lượng dưỡng chất từ tổ yến. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để sử dụng yến sào vào mẹ là trong 2 tháng cuối trước khi vượt cạn để “nuôi sức” từ sớm, và khoảng 1 tháng sau khi sinh – khi cả mẹ và bé đều đã sẵn sàng để hấp thụ những dưỡng chất trong yến.

Phụ nữ sau sinh ăn yến được không? Khi nào là tốt nhất?

Phụ nữ sau sinh mổ ăn yến được không? Câu trả lời là có. Thực chất cả sinh thường và sinh mổ, mẹ bỉm đều có thể ăn yến chưng sau khi ra tháng (tức là sau 1 tháng kiêng cữ). Tuy nhiên cần lưu ý là thể trạng mỗi người mỗi khác. Nếu mẹ vẫn còn yếu sau sinh do các lý do sức khỏe khác nhau, hay bé sinh thiếu tháng, cần được tư vấn cụ thể từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cũng tương tự như các trường hợp khác, thời điểm tốt nhất cho mẹ bỉm ăn yến chưng là buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. Mẹ có thể ăn tùy theo sở thích hoặc theo cách tiện lợi nhất. 

Với trường hợp ăn cữ sáng, mẹ nên nấu bằng nồi nấu chậm có chức năng giữ ấm qua đêm để tránh chưng đi chưng lại nhiều lần, gây mất chất hoặc không có thời gian chuẩn bị. Ngoài ra nếu đã chưng sẵn cho cả tuần, mẹ không nên ăn yến chưng mới lấy ra từ tủ lạnh để tránh gây lạnh bụng. Thay vào đó mẹ có thể để ra ngoài nhiệt độ phòng từ 15-20 phút rồi ăn. 

Ngoài ra, mẹ sau sinh nên ăn yến chưng buổi sáng hay tối còn tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người. Cụ thể hơn:

  • Với mẹ bị lạnh bụng hoặc huyết áp thấp, thời điểm phù hợp nhất để ăn/ uống nước yến là vào buổi sáng
  • Với mẹ có huyết áp cao hoặc thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc thì thời điểm lý tưởng nhất để ăn yến là vào cữ tối. 

Tác dụng của yến sào với phụ nữ sau sinh là gì?

Ăn yến chưng sau sinh có tác dụng gì?
Cách chưng yến cho mẹ sau sinh

Ăn yến sau sinh có nhiều tác dụng với mẹ bỉm. Dưới đây là những tác dụng của yến sào với phụ nữ trong giai đoạn cho con bú nói chung và sau sinh mổ nói riêng:

1. Tác dụng của yến chưng cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bú

Trong giai đoạn đầu tiên (từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 7), ăn yến mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chẳng hạn như:

  • Sau sinh ăn yến có tác dụng lợi sữa. Ăn yến sào giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào hơn, giàu dinh dưỡng hơn đồng thời kích thích tiết sữa, giúp bổ sung đầy đủ nhu cầu chó sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
  • Ăn yến giúp làm mờ vết thâm rạn trên da trong quá trình mang thai do tổ yến có khả năng kích thích sản sinh ra Collagen và Elastin  – 2 chất cốt lõi trong việc phục hồi làn da săn chắc, làm mờ thâm, rạn và chống lão hóa, chảy xệ 
  • Tổ yến có tác dụng phòng chống các bệnh loãng xương đồng thời giảm các cơn đau nhức. Bởi lẽ trong quá trình cho con bú, bé sẽ rút canxi từ cơ thể mẹ nếu chế độ tẩm bổ cho mẹ không cấp đầy đủ hàm lượng canxi cần thiết. Theo nghiên cứu, ở Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 3-5% trường hợp có mật độ xương giảm đáng kể sau sinh. 
  • Uống nước yến thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Tổ yến có tác dụng củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp mẹ chống lại các tác nhân gây bệnh hay nhiễm trùng trong quá trình chăm con, đồng thời giúp bé bớt ốm vặt và phát triển khỏe đều trong những cột mốc đầu tiên.
  • Ăn yến sau sinh giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh. Bởi tổ yến dù là thực phẩm siêu đạm nhưng không chứa chất béo, đồng thời có nhiều thành phần thúc đẩy tăng trưởng Collagen và Elastin, qua đó hỗ trợ việc săn gọn cơ thể nhanh hơn mà không ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
  • Giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa nhẹ nhàng.

2. Tác dụng của ăn yến sau sinh với mẹ sinh mổ

Với những mẹ sinh mổ, ăn yến có thêm những tác dụng như:

  • Giúp vết thương mau lành nhờ acid valine, isoleucine – các chất có khả năng đẩy nhanh chữa lành vết thương hở, đồng thời cung cấp các protein và axit amin cần thiết cho quá trình phục hồi, giảm đau khi vận động.
  • Bổ máu do chứa nhiều sắt và giúp mẹ hồi phục nhanh hơn sau sinh mổ.
  • Chống các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng thông nhờ khả năng tái tạo và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. 

4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh

Cách chưng yến cho mẹ sau sinh
Cách chưng yến cho mẹ sau sinh

Để phát huy tốt nhất công dụng của tổ yến cho mẹ sau sinh, bạn nên:

  • Chưng yến với hạt sen (táo đỏ). Đây là cách chưng có công dụng an thần và cải thiện giấc ngủ, phù hợp để ăn cữ đêm cho những mẹ mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc huyết áp cao. 
  • Chưng yến với hạt chia. Đây là cách chưng có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, có nhiều công dụng như tăng chất lượng sữa, hỗ trợ tiêu hóa và giúp mẹ no lâu mà không tích mỡ. 
  • Chưng yến với đu đủ chín. Đây là công thức cực tốt cho mẹ, vừa lợi sữa, vừa giúp mẹ khôi phục vóc dáng nhanh.
  • Chưng yến với bí đỏ. Đây là món ăn phù hợp để bồi bổ sức khỏe và nuôi sữa cho những mẹ có thể trạng yếu. Bạn cũng có thể chưng kèm với cua để gia tăng hiệu quả

Lưu ý khi ăn yến chưng

Để chăm sóc cho mẹ sau sinh và trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất mẹ nên mua tổ yến hoặc chân yến về tự chưng. Các sản phẩm như hũ yến chưng sẵn/ nước yến hũ, không quá phù hợp cho giai đoạn này. Bởi lẽ:

  • Hàm lượng yến thật trong sản phẩm không cao, tỷ lệ đường chiếm phần lớn, không thích hợp để tẩm bổ cho mẹ, đặc biệt là những mẹ muốn lấy lại vóc dáng nhanh.
  • Bên cạnh đó trong các hũ yến thường có chất bảo quản. Mẹ nên hạn chế hấp thụ các chất này trong quá trình cho con bú, đặc biệt là giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn yếu

Bên cạnh đó, mẹ nên sử dụng yến từ 2-3 lần/ tuần. Từ 6-12 gram/ lần tùy thể trạng và tư vấn từ bác sĩ (nhưng nên giảm dần về khoảng 6-7 gram sau 3 tháng đầu tiên).

Trong giai đoạn nhạy cảm này mẹ cũng nên mua tổ yến từ các nguồn tin cậy để tránh mua phải các sản phẩm có chất tẩm độn, kim loại nặng hoặc các sản phẩm hỏng mốc, bị tẩy trắng và bán lại. 

Tổ yến tại Sanosa được thu hoạch trực tiếp từ các nhà nuôi chuyên nghiệp, có trung bình 7 năm hoạt động tại các tỉnh miền Tây. Vì vậy tổ yến thường già và nhiều dưỡng chất hơn. Hiện Sanosa đang phân phối các loại sản phẩm như tổ yến thô, tổ yến tinh chế, chân yến. Đặc biệt với các tổ yến thô, Sanosa cũng cung cấp các tổ yến rút lông, được làm sạch thủ công tới 80%, hầu như chỉ cần làm sạch sơ là có thể sử dụng được ngay.

Cập nhập ngay giá yến sào đang phân phối tại Sanosa và các chương trình ưu đãi mới nhất

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo