Tổng hợp các cách chưng yến cho bé trên 1 tuổi, giúp tăng cân, trị ho, phát triển toàn diện

Đâu là các cách chưng yến cho bé cho từng mục đích như tăng cân, trị ho, hỗ trợ phát triển thể chất, trí óc? Ở từng giai đoạn, độ tuổi, mẹ cần lưu ý gì khi chưng tổ yến. Cùng Sanosa tìm hiểu qua cẩm nang dưới đây để mang tới sự chăm sóc toàn diện cho bé mẹ nha!  

các cách chưng yến cho bé trên 1 tuổi
Tổng hợp các cách chưng yến tốt nhất cho bé từ 1-10 tuổi

Sự khác biệt trong cách chưng tổ yến cho bé theo từng độ tuổi

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa 2/4 nhóm chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày (đạm, vitamin), tổ yến có rất nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ phát triển ở bé, chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa, chống bệnh còi xương, giảm biếng ăn và hỗ trợ phát triển trí não.  

Chi tiết xem tại: tác dụng của tổ yến với trẻ nhỏ

Nhiều mẹ thường bắt đầu cho bé ăn dặm với yến từ tháng thứ 6, thứ 7 bằng cách nghiền nhỏ, nấu nhuyễn ra, thêm yến vào các món ăn dặm của bé. Tuy nhiên ở góc độ chuyên gia, các khuyến cáo y tế đều khuyên rằng cho bé ăn yến trong giai đoạn từ 6-12 tháng là không thực sự cần thiết. Bởi lẽ giai đoạn này hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cho bé ăn tổ yến không những bé không hấp thụ được mà có thể còn gây rối loạn tiêu hóa.

Vì lẽ đó thời điểm tốt nhất để cho bé ăn yến sào là bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở đi. Ở giai đoạn trước đó, cho ăn sẽ chỉ gây lãng phí, lợi bất cập hại. Vậy đâu là những lưu ý khi chưng yến cho bé từ 1 tuổi trở lên? Cùng Sanosa tìm hiểu các cách chưng yến dưới đây nhé!

1. Cách chưng yến cho bé 1 tuổi

tổng hợp các cách chưng yến cho bé 1 tuổi
Những lưu ý khi chưng yến cho bé 1 tuổi

Đối với bé trên 1 tuổi, 1 tháng không nên ăn quá 50 gram yến. Lúc mới ăn nên bắt đầu với khẩu phần ít, khoảng 0,5 gram trên lần, vừa cho ăn vừa quan sát. Nếu bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu thì nên dừng lại ngay. Tần suất cho ăn nên từ 2-3 lần/ tuần, ăn giãn ngày, tránh ngày nào cũng cho ăn, dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn tới nhiều hệ lụy.

Sau 1 tháng đầu quen dần với yến, mẹ có thể tăng lên 1 gram/ lần ăn. Đối với những trẻ còi cọc, chậm lớn, mẹ có thể tăng liệu lường lên khoảng 1,5 gram/ lần và quan sát.

Một lưu ý khi chưng yến cho bé 1 tuổi đó là mẹ cần làm sạch thật kỹ tổ yến, tránh để lẫn lông yến hay tạp chất, những yếu tố gây ảnh hưởng rất xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu sử dụng yến thô mẹ cần phải làm sạch thật kỹ. Nếu mua các sản phẩm yến tinh chế, mẹ nên mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo về nguồn gốc, tránh mua phải sản phẩm làm nhái, làm giả.

Ngoài ra khi chưng yến, tuyệt đối không chưng quá lâu ở nhiệt độ cao để tránh làm thất thoát dưỡng chất. 

Ở giai đoạn 1 tuổi, có 2 công thức chế biến yến sào phổ biến và ‘thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ, đó là nấu cháo yến và tổ yến chưng trứng sữa. Đây là 2 các chế biến có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ rất tốt trong giai đoạn này.

Cách nấu cháo yến cho bé

  • Bước 1: Ngâm nước và làm sạch tổ yến. Yến thô ngâm khoảng 45 phút, yến tinh chế khoảng 15 phút
  • Bước 2: Chưng cách thủy khoảng 20-25 phút cho đến khi tổ yến chín mềm, sau đó xé sợi nhỏ hoặc say nhuyễn ra
  • Bước 3: Nấu cháo với các nguyên liệu thông thường – chăng hạn thịt heo, gà,.. 
  • Bước 4: Khi cháo chín, thêm tổ yến đã chưng vào, ninh thêm khoảng 10 phút 

 Cách chưng yến trứng sữa

  • Bước 1: Ngâm nước và làm sạch tổ yến như đã đề cập ở bước trên
  • Bước 2: Chưng tổ yến chín mềm, sau đó xé hoặc xay nhỏ
  • Bước 3: Đun sữa tươi với một chút đường, sau đó để nguội
  • Bước 4: Thêm lòng đỏ trứng vào đánh tan với sữa. (Hoặc bỏ qua bước này bạn chỉ định chưng yến với sữa)
  • Bước 5: Trộn hỗn hợp trứng, sữa và tổ yến vào bát nhỏ, tiếp tục chưng cách thủy cho đến khi đặc lại rồi sử dụng 

2. Cách chưng tổ yến cho bé 2 tuổi

các cách chưng yến sào cho bé
Những lưu ý khi chưng yến sào cho bé 2 tuổi

2 tuổi là thời điểm bé bắt đầu hiếu động, cần nhiêu năng lượng hơn. Đây đồng thời là giai đoạn phát triển rất nhanh của trẻ. Nhu cầu về đạm trong thời kỳ này chiếm từ 12-14% năng lượng một ngày, trung bình tương đương khoảng 100 gram đạm. 

Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà mỗi bữa ăn gần như trở thành một cuộc chiến không khoan nhượng cho cả mẹ và bé. Tổ yến với hàm lượng đạm cao, cách chưng đa dạng sẽ là một trong những cách giúp việc ‘đánh vật’ với bữa ăn trở nên nhẹ nhàng hơn – ăn ít mà đủ, không cần phải ép bé ăn. Với những bé lười ăn thịt, ngũ cốc, rau… thì tổ yến sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung sắt và canxi cho sự phát triển ở trẻ. 

Trong giai đoạn từ 2-4 tuổi, mẹ có thể linh động điều chỉnh liều lượng yến cho bé, giao động từ 1-2 gram/ lần. Một tuần không quá 3 cữ. 

Một lưu ý nhỏ khi chưng yến cho bé, đó là vấn đề khẩu vị. Yến thô và yến tinh chế sẽ hơi có sự khác biệt về hương vị. Yến thô thường thơm dịu mùi tanh của biển, còn yến tinh chế sẽ có phần nhẹ hơn do đã qua quá trình ngâm nước, giã tổ. Không thể nói loại nào ngon hơn, mẹ có thể thử cả 2 để thử khẩu vị của bé. Ngoài ra khi chưng, để dịu mùi hơn, mẹ cũng có thể cho thêm 1 lát gừng vào.

Sự khác biệt giữa yến thô và yến tinh chế

Bên cạnh đó, 2 tuổi cũng là thời kỳ bé đã có răng, đồng thời hệ tiêu hóa cho phép hấp thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau nên công thức chưng yến cũng đa dạng hơn, không giới hạn như khi 1 tuổi. Bên cạnh nấu cháo yến và chưng yến với trứng sữa, dưới đây là một vài cách chưng khác nhau mẹ có thể tham khảo:

Cách chưng yến với hạt chia – bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa cho bé

  • Bước 1: Ngâm hạt chia qua đêm với nước lạnh, hoặc ngâm bằng nước nóng để rút ngắn thời gian, khiến hạt nở nhanh hơn
  • Bước 2: Sau khi làm sạch, chưng tổ yến đến khi nở đều (25-30 phút)
  • Bước 3: thêm hạt chia vào đường phèn, chưng thêm khoảng 10 phút

Với công thức này, mẹ có thể cho bé ăn khi còn nóng hoặc thêm đá để làm mát.

Cách chưng yến hạt sen – giúp bé ngủ sâu, không khóc quấy

  • Bước 1: Làm sạch, loại bỏ lớp vỏ và tâm sen sau đó ngâm với nước
  • Bước 2: Luộc hạt sen cho mềm. Có thêm các nguyên liệu phụ như bạch quả, táo đỏ
  • Bước 3: yến sau khi đã làm sạch, chưng cách thủy khoảng 20 phút, thêm đường phèn chưng thêm 5 phút 
  • Bước 4: Thêm các nguyên liệu vào chén yến, chưng thêm khoảng 3 phút, sau đó tắt bếp và sử dụng

Tham khảo thêm tại: Các cách chưng yến ngon tại nhà 

3. Cách chưng yến cho bé từ 3 trở lên

tổng hợp cách chưng tổ yến cho bé
Những lưu ý khi chưng yến sào cho bé trên 3 tuổi

3 tuổi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển về cả thể chất và trí não ở trẻ. Giai đoạn này, não trẻ đã phát triển tới 80% khi so với người trưởng thành. Song song với đó, trẻ cũng đã bắt đầu đi lớp, và tham gia nhiều hoạt động tiêu tốn năng lượng cả về thể chất, tinh thần hơn.

  • Từ 3-5 tuổi, chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ phát triển rất nhanh và cần một chế độ ăn giàu năng lượng, đủ chất và hỗ trợ trí nhớ. Giai đoạn này bé cũng dễ mắc phải các bệnh vặt, cần được bồi bổ sức khỏe thường xuyên để hỗ trợ quá trình học hỏi khám phá của bé.
  • Từ 5-6 tuổi, khẩu phần ăn của trẻ đã tương đương 1/2 người trưởng thành và cần đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ. Đây cũng là độ tuổi trẻ chuẩn bị đi học.
  • Từ 6-10 tuổi, bé cần được cung cấp nhiều dưỡng chất nhất có thể, các bữa phụ hàng ngày có thể lên tới 4 hoặc 5 lần. Đặc biệt ở giai đoạn 7 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã hoàn thiện như người trưởng thành, có thể hấp thụ nhiều loại dưỡng chất khác nhau

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là với những bé kém ăn, ăn uống thất thường dễ dẫn tới việc thiếu chất như vitamin hoặc dễ ốm do hệ miễn dịch không khỏe.

Liều lượng tổ yến tối ưu cho bé trong giai đoạn này sẽ thay đổi như sau:

  • 3-4 tuổi: từ 2-3 gram/ lần, 1 tuần không quá 3 cữ
  • 4-10 tuổi: từ 3-5 gram/ lần, 1 tuần không quá 3 cữ

Các món ăn từ yến cho bé trong giai đoạn này cũng đa dạng hơn. Mẹ có thể tham khảo thêm 2 cách chưng tổ yến cho bé dưới đây!

Cách chưng tổ yến đường phèn táo đỏ – Kích thích thèm ăn và bồi dưỡng năng lượng cho trẻ

  • Bước 1: Làm sạch táo đỏ, ngâm nước nóng cho nở căng
  • Bước 2: Sau khi làm sạch, chưng tổ yến đến khi chín đều trong khoảng 25-30 phút
  • Bước 3: Thêm đường phèn và táo đỏ vào chưng cùng với tổ yến, chưng thêm 10 phút sau đó sử dụng

Cách chưng tổ yến sào đường phèn, lá dứa – hỗ trợ tiêu hóa, làm mát mùa hè

  • Bước 1: Lá dứa xay nhuyễn, dùng rây lọc để lấy phần nước cốt  
  • Bước 2: Làm sạch và chưng yến như bình thường cho tới khi chín đều
  • Bước 3: Thêm đường phèn, nước lá dứa vào chén yến, chưng tiếp khoảng 5 phút

4. Cách chưng tổ yến cho bé từ 10 trở lên

Ở giai đoạn này, bé có thể ăn tổ yến như người trưởng thành, khoảng 5 gram/ lần, một tuần không quá 3 lần. Lúc này vai trò của tổ yến thường là bồi dưỡng sức khỏe, xoa dịu mệt mỏi, căng thẳng trong học tập, hoặc bồi bổ cho những bé biếng ăn, chậm lớn.

Về cơ bản giai đoạn này, bé có thể ăn được mọi loại yến chưng. Chưng theo kiểu nào phụ thuộc vào khẩu vị và mục tiêu ăn. Để dễ quyết định hơn, mẹ có thể tham khảo thêm tại bài viết dưới đây:

Tác dụng của các loại yến chưng là gì?

Cách chưng yến sào theo lợi ích sức khỏe

Cách chưng yến trị ho cho bé

Để trị ho cho bé, mẹ nên chưng tổ yến với lê và gừng. Đây là 2 nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng hô hấp, bổ phổi, giảm ho, giảm khan cổ, ngứa cổ. Bên cạnh đó vị ngọt dịu của lê cũng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích sự thèm ăn và tạo cảm giác ngon miệng ở trẻ. Có thể nói, đây là “bí quyết” không thể bỏ qua trong việc trị ho cho những bé lười uống thuốc.

Cách chưng yến sào với lê:

  • Bước 1: Gọt vỏ lê, sau đó khoét rỗng ruột, tạo thành hình cái chén
  • Bước 2: Cắt hạt lựu phần ruột lê đã khoét, cho vào bát/ quả lê đã khoét ở bước 1, chưng cách thủy cùng tổ yến
  • Bước 3: Chưng khoảng 20 phút, sau đó thêm một số nguyên liệu có tác dụng giảm ho như 1-2 muỗng mật ong, 1-2 lát gừng, chưng thêm 5 phút rồi lấy ra sử dụng
Cách chưng yến trị ho cho bé với lê
Cách chưng yến tăng cân cho bé với bí đỏ

Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng yến chưng đông trùng hạ thảo để giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên Sanosa không khuyến khích. Bởi trẻ dưới 13 tuổi không nên sử dụng đông trùng hạ thảo. Vì vậy mẹ nên lưu ý khi sử dụng, tránh bổ quá hóa dở!

Kiến thức hay cho mẹ: Cách bảo quản tổ yến đã nhặt lông để tránh hao hụt dưỡng chất

Cách chưng yến tăng cân cho bé

Nguyên nhân trẻ chậm lớn, còi cọc chủ yếu nằm ở 2 lý do – biếng ăn, dẫn tới ăn không đủ chất hoặc hấp thụ không tốt. Về cơ bản, yến sào là thực phẩm siêu bổ, có tác dụng kích thích ngon miệng và thèm ăn, giúp trẻ ăn tốt hơn và bổ sung đồng thời protein và vitamin – 2 trong 4 nhóm chất thiết yếu của thực đơn hàng ngày (đạm, vitamin, chất béo, tinh bột).

Với mục tiêu hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng chuyển hóa, hấp thu, ngoài các công thức chưng yến với hạt chia, chưng yến với lá dứa như đã giới thiệu ở trên, mẹ cũng có thể tham khảo thêm cách chưng tổ yến với bí đỏ dưới đây. Là chất chứa nhiều tinh bột, chất xơ và vitamin, bí đỏ gần như là tuyệt phối của yến sào trong việc tăng cân cho bé.

Cách chưng yến sào bí đỏ:

  • Bước 1: Gọt vỏ, cắt khúc bí đỏ. Bạn cũng có thể khoét lõi, biến bí đỏ thành một chiếc bát đỏ để chưng tương tự như cách chưng tổ yến với lê
  • Bước 2: Cho bí đỏ và yến sào vào bát/ hoặc phần bí đỏ đã khoét lõi ở bước 1, thêm lượng nước sao cho gấp 2-3 lần nguyên liệu, sau đó chưng khoảng 20-25 phút
  • Bước 3: thêm đường phèn và chưng thêm khoảng 5-10 phút, sau đó có thể sử dụng
Cách chưng yến tăng cân cho bé với bí đỏ
Cách chưng yến tăng cân cho bé với bí đỏ

Hy vọng với các công thức chưng tổ yến nêu trên, mẹ đã có góc nhìn toàn diện về cách chăm sóc sức khỏe cho bé để phát huy công dụng tốt nhất. Chúc mẹ và gia đình luôn mạnh khỏe.
Trong trường hợp mẹ đang tìm kiếm các sản phẩm yến sào nguyên chất, thu hoạch trực tiếp từ các nhà nuôi chuyên nghiệp, xem thêm tại yến sào Sanosa để không bỏ lỡ những ưu đãi mới nhất nhé!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo