Trẻ em, phụ nữ, người già ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Ai nên ăn yến mỗi ngày, ai không nên?

Có nên ăn yến mỗi ngày? Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Đây luôn là những câu hỏi thường trực của không ít người khi đưa yến sào vào thực đơn chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Để tháo gỡ những thắc mắc này và có chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học, cùng Sanosa tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không
Ngày nào cũng ăn yến có tôt không? Cần lưu ý gì?

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không?

Với nhiều người khỏe mạnh, hấp thu tốt, việc ăn yến sào mỗi ngày hoàn toàn vô hại, ngược lại cũng có nhiều trường hợp bổ quá, khó tiêu. Ăn yến mỗi ngày có tốt không, câu trả lời không phải tốt hoặc không mà phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, thời điểm, liều lượng ăn mỗi lần cùng chế độ ăn hiện tại. 

Trước hết bạn cần lưu ý rằng, tổ yến là thực phẩm giàu đạm – chứa 18 loại axit amin quan trọng và 31 loại vi chất khác nhau. Tiếp đó hãy tính toán về tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn. Thường thị chế độ ăn của một người bình thường, tối ưu nhất nên chia như sau:

  • Tinh bột: 65 – 70%
  • Đạm: 12-14%, chia theo tỷ lệ 40:60 cho đạm động vật và thực vật
  • Chất béo: 18-20%

Khi bổ sung đạm vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể sẽ dễ dẫn tới tình trạng, mất cân bằng, gây chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy nếu đã sử dụng yến như một cách ‘cấp đạm’ cho cơ thể, bạn nên có sự điều chỉnh về chế độ ăn tổng thể để tránh dư chất. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý đến sự khác biệt của từng thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng, lứa tuổi.

Chẳng hạn như người già sẽ hấp thụ kém hơn người trẻ; phụ nữ mang thai, bệnh nhân ung thư, trẻ trong giai đoạn phát triển vàng sẽ có khả năng hấp nạp dinh dưỡng cao hơn.

Về cơ bản, miễn là bạn có khả năng hấp thụ, việc ăn yến mỗi ngày với liều lượng nhỏ hoàn toàn khả thi. Tuy vậy bạn cần lưu ý, mối tháng không nên ăn quá liều lượng khuyến cáo từ các chuyên gia. Vậy ăn yến bao nhiêu là đủ? Cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé!

Bảng tổng hợp liều lượng yến sào tối đa được ăn mỗi tháng

Đối tượng sử dụngKhối lượng tối đa/ tháng
Trẻ em 1-3 tuổi50g
Trẻ em 3-10 tuổi100g
Phụ nữ mang thai từ  3-7 tháng100g
Phụ nữ mang thai từ  8-9 tháng70g
Phụ nữ sau sinh tháng thứ nhất50g
Phụ nữ sau sinh từ tháng thứ 2100g
Người lớn tuổi tháng thứ nhất150g
Người lớn tuổi từ tháng thứ 290g
Người bệnh giai đoạn điều trị150g
Người bệnh giai đoạn phục hồi90g

Chi tiết xem tại: ăn yến bao nhiêu là đủ

Những ai có thể ăn yến mỗi ngày? 

ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không
Phụ nữ, trẻ em, người già ăn yến mỗi ngày có tốt không?

Thường thì hầu hết mọi chuyên gia đều khuyến cáo nên ăn yến cách từ 1-2 ngày/ lần. Tuy nhiên trong một số trường hợp ăn yến mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt cho cơ thể.

Những người có khả năng ăn yến sào mỗi ngày nên cân nhắc ở 2 phương diện: khả năng hấp thụ và mục đích tẩm bổ. Khả năng hấp thụ sẽ phụ thuộc vào tuổi và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chẳng hạn người trẻ sẽ hấp thụ tốt hơn, người trong giai đoạn hồi phục sau khi ốm dậy sẽ đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn…

Về mục đích, tổ yến có khá nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe như làm đẹp, bổ máu, hồi phục vết thương, tăng đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa, điều hòa sức khỏe… Để cụ thể hơn, xem thêm tại: Tác dụng của yến chưng cho từng đối tượng.

Vậy ăn yến mỗi ngày tốt cho những ai, vì gì? Trẻ em, phụ nữ, người già  ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Dưới đây là một vài trường hợp bạn có thể tham khảo:

  • Chị em phụ nữ đã bước qua tuổi 30: tích hợp yến vào thực đơn hàng ngày, chẳng hạn thay bữa sáng để chăm sóc làn da, dáng vóc, bảo dưỡng thanh xuân và làm chậm lão hóa. 
  • Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư, cần nguồn dinh dưỡng lớn nhưng nhẹ bụng, để hỗ trợ phục hồi, tái tạo tế bào sau các đợt hóa trị đầy mệt mỏi. Ngày nào cũng ăn yến chưng sẽ giúp tăng năng lượng tích cực cho tinh thần, vực dậy thể chất, và cải thiện chất lượng bữa ăn, giấc ngủ để bệnh nhân thêm kiên cường chống lại các tế bào ác tính.
  • Những người vừa trải qua cơn bạo bệnh, đang trong giai đoạn hồi sức. Tháng đầu tiên bạn có thể chưng yến mỗi ngày để hỗ trợ họ điều dưỡng cơ thể và nhanh chóng phục hồi. Ở các tháng tiếp theo, nếu tiếp tục duy trì chế độ ăn với yến sào, bạn nên giảm tần suất lại khoảng 2-3 lần ăn/ tuần.
  • Những người ở độ tuổi trung niên – thời kỳ đỉnh cao của công việc, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng, lịch trình công tác, công việc kín mít. Ăn yến mỗi ngày sẽ là cách để bồi bổ năng lượng tinh thần, thể chất giúp làm việc năng suất, hiệu quả hơn mà không gây tác dụng phụ lên cơ thể.
  • Trẻ em trong giai đoạn phát triển vàng hoặc trước các kỳ thì lớn, bạn cũng có thể bồi bổ cho lũ trẻ bằng các sản phẩm từ yến như nước yến, yến hũ chưng sẵn. Hàm lượng yến trong các sản phẩm này không quá cao, thích hợp để bồi bổ sức khỏe theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt các sản phẩm từ yến thường lành tính, không gây béo nên thường tốt hơn các sản phẩm khác như nước cốt gà,… Còn nếu tự chưng yến, mẹ nên cho trẻ ăn cách ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Những ai không nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Không nên ăn yến mỗi ngày đến từ 2 nguyên nhân chính:

  • Ăn nhiều quá không hấp thu được, gây lãng phí và phản tác dụng
  • Hàm lượng dinh dưỡng cao từ các thực phẩm siêu bổ như tổ yến không quá cần thiết với thể trạng và nhu cầu của người dùng 

Dưới đây là một vài trường hợp nên ăn yến giãn ngày để tránh lãng phí:

  • Khi chưng yến với mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình – người già, trẻ em. Người gia thường hấp thụ không cao còn trẻ em có thể dễ dàng chăm sóc bằng nhiều thực phẩm thay thế khác trong chế độ ăn, đồng thời cũng không cần bồi bổ liên tục mỗi ngày. 
  • Người bị suy nhược, sức khỏe yếu hoặc chưa khỏi bệnh. Yến sào là sản phẩm điều dưỡng sức khỏe tốt trong quá trình hồi phục nhưng không nên sử dụng liều lượng lớn khi cơ thể đang suy nhược hoặc chưa khỏi hẳn. Thời điểm này bổ quá đôi khi lại hại khi cơ thể không thể hấp thụ được
  • Giai đoạn mang thai và sau sinh. Tổ yến mang lại nhiều tác dụng lớn cho mẹ bầu và sau sinh. Tuy nhiên ở những giai đoạn 2 tháng cuối mang thai, nhu cầu dinh dưỡng và các triệu chứng khó chịu khi mang thai đã có xu hướng giảm dần, ăn yến chưng chỉ có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe để chuẩn bị vượt cạn nên ăn yến mỗi ngày là không cần thiết. Sau khi sinh cơ thể cũng cần thời gian hồi phục, nên mẹ cũng không nên ăn yến mỗi ngày trong tháng đầu tiên. 
những sai lầm khi ăn yến sào
Những người hấp thụ kém, thể trạng suy kiệt không nên ăn yến sào mỗi ngày

Những sai lầm khi sử dụng yến có thể dẫn tới phản tác dụng

1. Sử dụng sai đối tượng 

Bên cạnh việc ăn yến thường xuyên mỗi ngày trong khi thể trạng không cho phép, bạn cũng cần lưu ý về những trường hợp có thể ăn yến sào, trường hợp không. Thực tế không phải mọi loại bệnh đều có thể bồi dưỡng sức khỏe bằng yến sào. Một số trường hợp sẽ mang tới tác dụng ngược cần phải lưu ý như:

  • Người đang bị ho, đờm loãng 
  • Người đang bị viêm nhiễm ngoài da
  • Người viêm gan
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người đang bị viêm phế quản cấp
  • Người đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng

2. Ăn yến sào sai thời điểm

Thời điểm tốt nhất để ăn yến chưng là ăn thay bữa sáng, bữa xế hoặc ăn trước giờ đi ngủ. Không nên ăn yến vào thời điểm đã quá no, trước hoặc sau khi ăn bữa chính, dẫn tới quá nhiều chất và khó hấp thu, chuyển hóa.

Bên cạnh đó tổ yến nên được ăn ngay sau khi chưng. Ăn lúc còn nóng sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, tránh để nguội, khá lâu sau khi chưng mới ăn. 

3. Sai lầm khi chưng yến

Không nên chưng quá 30 phút. Chưng lâu sẽ khiến tổ yến bị nhão, ăn mất ngon. Khi chưng nên lưu ý nên đậy kín nắp, không nấu trực tiếp yến với lửa. Các nguyên liệu chưng cùng cũng nên được nấu chín trước khi cho vào chưng với yến để tránh tình trạng nhiều nguyên liệu khó chín, phải chưng thêm trong khi tổ yến không được chưng quá 30 phút.

4. Sai lầm khi bảo quản

Tổ yến là sản phẩm khá đắt đỏ và tốn thời gian chế biến. Nếu ngày nào cũng chưng thường khá tốn thời gian, trong khi đó việc chưng một lần và bảo quản tủ lạnh thường đi kèm với nguy cơ hao hụt dưỡng chất, đồng thời cũng không thể giữ được lâu. 

Trước khi chưng, cách tốt nhất là bạn nên chưng mẻ nào, làm sạch mẻ đó, tránh ngâm nước giã tổ rồi lại để tủ lạnh dài ngày. Tổ yến sau khi chưng nên ăn ngay, cùng lắm là bảo quán kín trong tủ lạnh 1-2 ngày. Càng để lâu độ ngon và giá trị dinh dưỡng càng giảm. 

Tùy vào từng loại tổ yến bạn mua – yến tươi hay yến khô; yến tinh chế hay yến thô mà cách bảo quản, xử lý có phần khác nhau.  

Xem thêm tại: Lưu ý và cách bảo quản tổ yến

5. Vận động sau khi ăn yến 

Khi ăn yến chưng, không nên vận động, tập luyện ngay. Bởi lẽ hoạt động, rèn luyện sức khỏe sẽ dễ dẫn tới việc toát mồ hôi, đảo thải độc tố và cả dưỡng chất ra ngoài, khiến việc ăn yến trở nên lãng phí!

Hy vọng bài viết trên đã phần nào tháo gỡ được các thắc mắc của bạn về việc ăn yến thế nào là đủ, khi nào nên ăn yến sào mỗi ngày, khi nào không. Để đa dạng hóa các bữa ăn với yến và đáp ứng khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình, dưới đây là một vài nội dung có thể bạn quan tâm:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo