Tổ yến hầm đu đủ có tác dụng gì? Hướng dẫn chi tiết cách chưng yến sào đu đủ

Tổ yến hầm đu đủ có tác dụng gì cho từng đối tượng? Đâu là những lưu ý và cách chưng tổ yến với đu đủ để phát huy hiệu quả tốt nhất? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

tổ yến hầm đu đủ có tác dụng gì
cách chưng yến đủ đủ

Tổ yến hầm đu đủ có tác dụng gì?

Tổ yến và đủ đủ là 2 thành phần bổ dưỡng với nhiều công dụng giống nhau, khi hầm chung sẽ mang đến những hiệu quả mang tính cộng hưởng giúp làm đẹp dáng – đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh hô hấp, ung thư… 

Đây cũng là cách chưng tổ yến khá mát và mới, đẹp lại sự sảng khoái giúp giải nhiệt cái nóng ngày hè. Bên cạnh đó, sợi yến mềm kết hợp với đu đủ chín cũng mang đến cảm giác nhai “khá lạ miệng”, giúp kích thích vị giác và làm mới khẩu vị sau thời gian dài sử dụng các cách chưng nấu, chế biến truyền thống.

Ngoài ra tổ yến hầm đu đủ còn mang tới nhiều công dụng bồi bổ khác, kế thừa các ưu điểm nổi bật của 2 loại nguyên liệu này. Cụ thể hơn, dưới đây là các tác dụng chính của tổ yến và đu đủ: 

1. Các tác dụng chính của đu đủ

  • Hỗ trợ tiêu hóa chất đạm hấp thụ vào cơ thể (đặc biệt là trong tổ yến)
  • Làm giảm tình trạng viêm nhiễm như các bệnh hô hấp hoặc xương khớp
  • Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư và ức chế sự lây lan của các tế bào xấu
  • Tăng thị lực cho mắt
  • “Đóng băng” cơ chế lão hóa của cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa

2. Các công dụng chính của tổ yến 

  • Làm trẻ da, ngăn ngừa nếp nhăn
  • Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ngon miệng
  • Bồi bổ sức khỏe cho những người có thể trạng yếu
  • Cung cấp năng lượng và hỗ trợ hồi sức sau các đợt bệnh nặng, hậu phẫu, xạ trị hoặc hóa trị
  • Bồi dưỡng cơ thể trong suốt giai đoạn mang thai, hồi sức sau sinh và quá trình “nuôi sữa”
  • Hỗ trợ phát triển nền tảng trí não, mô xương và thể chất cho trẻ nhỏ
  • An thần, giảm stress, cải thiện giấc ngủ và chất lượng tinh thần
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiểu đường và một số bệnh ung thư
  • Nạp năng lượng nhanh cho những ngày, thời điểm “đuối sức”

Những ai nên ăn và không nên ăn tổ yến chưng đu đủ?

Tổ yến hầm đu đủ là thức ăn bổ dưỡng với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt, việc ăn quá nhiều và liên tục có thể sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ. Nếu bạn định chưng tổ yến đu đủ, hay chưng xen kẽ với các công thức khác để giảm tần suất xuống và tránh gây tác động “cộng dồn” cho các đối tượng cần kiêng cữ.

Một số đối tượng không nên chưng yến sào đu đủ để bồi dưỡng sức khỏe:

  • Những người bị bệnh dạ dày bởi lượng chất xơ trong đu đủ quá dồi dào, có thể gây rối loạn tiêu hóa cho những người “yếu bụng”.
  • Những đối tượng bị sỏi thận bởi có thể tăng chất C, khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Những bệnh nhân bị loãng máu hoặc đang điều trị bệnh loãng máu bởi đu đủ có tính chống đông máu, khi chế biến tổ yến với đu đủ chín sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Người có chỉ số đường huyết thấp bởi tổ yến hầm đu đủ có thể làm giảm đường huyết.

Bên cạnh đó, các đối tượng phù hợp để sử dụng yến hầm đu đủ:

  • Các mẹ bầu trong quá trình mang thai, đặc biệt là các mẹ bị tiểu đường thai kỳ
  • Các mẹ bầu sau sinh vừa muốn đủ sữa cho con vừa muốn phục hồi vóc dáng
  • Tẩm bổ cho các bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường
  • Các đối tượng trung niên, người cao tuổi có vấn đề xương khớp
  • Phát triển thị lực ở trẻ nhỏ và duy trì thị lực cho người có tuổi
  • Hỗ trợ phụ nữ làm đẹp, chống lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ ung thư 

Cách chưng yến sào đu đủ ngon, bổ, khỏe

cách chưng yến sào đu đủ
cách chưng yến đủ đủ

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Dưới đây là đủ khẩu phần cho 1-2 người dùng 

– 1 tai yến sào 

– 50 gram đu đủ chín

– Đường phèn theo khẩu vị

Bước 2: Làm sạch tổ yến 

Với yến tinh chế bạn chỉ cần ngâm nở là có thể đem chưng được ngay. Với tổ yến thô bạn cần trải qua công đoạn nhặt lông và làm sạch tạp chất. Nếu chưng yến cho trẻ em hoặc người lớn tuổi, bạn cần đặc biệt chú ý, nhặt thật kỹ để không bỏ sót các sợi lông tơ trong yến. Bởi đây là thành phần không thể tiêu hóa và sẽ làm đảo lộn “dạ dày” của những đối tượng vốn đã có hệ tiêu hóa yếu. 

Công đoạn làm sạch tổ yến thô: 

  • Ngâm cho tổ yến nở mềm, trung bình khoảng 30-60 phút. Lưu ý ngâm bằng nước ở nhiệt độ thường, không nên sử dụng nước nóng, dễ gây mất chất.
  • Để tổ yến đã nở mềm lên rây, sử dụng vòi nước nhẹ (lưu ý chỉnh nước thật nhẹ) để rửa trôi lớp bụi bẩn và lông tơ mắc nông trên lớp bề mặt. Có thể dùng tay bóp nhẹ để giúp làm sạch nhanh hơn.
  • Để yến trong rây và tiếp tục cho vào bát nước sạch, sau đó đãi như đãi gạo qua 2-3 lượt cho đến khi thấy nước trong không còn cặn bẩn nữa.
  • Để yến trên rây, chờ rào nước sau đó cho lên đĩa sạch và tiến hành nốt phần lông tơ sót lại bằng nhíp chuyên dụng.

Chi tiết xem tại: Cách làm sạch tổ yến thô nhanh và hiệu quả

Bước 3: Sơ chế đu đủ

  • Cắt đầu đu đủ, khoét ruột và bỏ hạt, tạo hình như một chiếc chén nhỏ. Hoặc bạn có thể bỏ qua bước này  
  • Cắt đu đủ đã khoét thành từng miếng nhỏ sau đó bỏ vào máy xay nhuyễn

Bước 4: Hầm yến sào đu đủ

  • Cho tổ yến vào quả đu đủ đã khoét ruột hoặc chén nhỏ, đổ nước ngập mặt yến sau đó đậy nắp, cho vào nồi đem chưng cách thủy trong 15 phút.
  • Cho đu đủ và đường phèn vào chưng thêm 5 phút sau đó có thể sử dụng được ngay.

Lưu ý thời gian chưng cách thủy bằng bếp ga và chưng bằng các nồi điện sẽ nhanh chậm khác nhau. Tùy vào các thiết bị có sẵn và quỹ thời gian đang có, bạn có thể linh hoạt lựa chọn cách chưng tiện lợi nhất. Cụ thể hơn, tham khảo thêm tại:

So sánh cách chưng tổ yến bằng nồi điện

cách chưng yến đủ đủ
cách chưng yến đủ đủ

Một vài gợi ý có thể bạn quan tâm:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo