Cách chưng chân yến cho từng đối tượng để mang đến hiệu quả tốt nhất

Có giá trị dinh dưỡng tương đương tổ yến nhưng chân yến thường được nhiều người đánh giá cao hơn về trải nghiệm vị giác. Tuy vậy trong lần đầu sơ chế, chưng nấu, nếu không quá quen thuộc bạn có thể rơi vào cảnh ngâm hoài không nở hay chưng không mềm và ngon. Vậy đâu nên ngâm và chưng chân yến bao lâu, đâu là cách chưng chân yến ngon lành bổ dưỡng cho từng đối tượng, cùng Sanosa tìm hiểu nhé!

So sánh chân yến và tổ yến
cách chưng chân yến cho từng đối tượng

Chân yến là gì?

Chân yến là bộ phận giúp giữ chân yến bám vào vách núi ngoài tự nhiên hoặc vách tường trong nhà nuôi. Đây là bộ phận được chim yến dệt đầu tiên, thường cô đặc và dày, đồng thời cũng là bộ phận già nhất trong tổ yến. Vì vậy chân yến thường được cho là có giá trị dinh dưỡng cao hơn tổ yến. Tuy vậy suy cho cùng thành phần của cả tổ yến và chân yến đều giống nhau nên sự chênh lệch này không cao, khác biệt phần lớn đến từ tỷ lệ tạp chất.

Một tổ yến thông thường khi làm sạch sẽ lọc ra khoảng 20% tạp chất. Chân yến do là bộ phận không trực tiếp tiếp xúc với chim yến nên ít xen lẫn các thành phần như lông yến hay tạp chất sinh hoạt từ yến non. Vì vậy chân yến sau khi làm sạch sẽ ít hao hụt hơn so với tổ yến thô thông thường.

Sự khác biệt ở chân yến và tổ yến chủ yếu nằm ở trải nghiệm nhai. Chân yến thường thô và giòn hơn, khi ngâm không tơi ra thành sợi nhỏ như tổ yến, khi chưng mang đến cảm giác sần sật và nở to hơn.

Xem thêm tại: So sánh chân yến và tổ yến

Chân yến có độ dày khác nhau tùy vào điều kiện môi trường làm tổ. Chân tổ yến nhà thường nhỏ và mỏng hơn so với chân tổ yến đảo sdo môi trường cheo leo, khắc nghiệt ngoài tự nhiên khiến chim yến cần xây tổ bám chắc hơn. Chân yến càng dày thời gian ngâm nở, chế biến càng lâu. 

Chân yến hiện nay thường được bán kèm với tổ yến thô để gia tăng lợi ích kinh tế, chỉ một phần nhỏ chân yến bị tách ra khi khai thác hoặc tổ yến vỡ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển mới được bán riêng. Vì vậy so về số lượng chân yến thường ít hơn so với tổ yến, số lượng bán tùy thuộc vào từng đợt khai thác

Kiểm tra tình trạng còn/ hết của chân yến Sanosa

Cách chưng chân yến thô không bị mất chất

1. Ngâm chân yến bao lâu? Cần lưu ý gì?

Trung bình chân yến sẽ nở sau 80 phút ngâm. Một vài trường hợp có thể lên tới 120 phút hoặc hơn tùy vào độ dày của chân. Lưu ý khi ngâm, để giữ trọn hàm lượng dinh dưỡng vốn có, bạn nên tránh những điều sau:

  • Tránh ngâm bằng nước nóng. Nhiều người thường ngâm bằng nước nóng để chân yên nở nhanh hơn. Tuy vậy điều này sẽ dễ làm hòa tan 1 phần axit amin trong yến. Do đó dù ngâm bằng nước lạnh, chân yến sẽ nở chậm hơn nhưng bù lại bạn ngâm bao lâu cũng được mà không sở xói mòn các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm bằng nước ấm không quá 40 độ nếu muốn chân yến nở nhanh hơn mà không hao hụt dinh dưỡng.
  • Tránh xả nước từ vòi trực tiếp vào chân yến trong quá trình làm sạch. Thay vào đó nên cho yến vào ray, để trong chậu nước nhỏ và lắc nhẹ để loại bỏ tạp chất. Do chân yến hầu như không dính lông tơ nên quá trình làm sạch cũng nhanh hơn. Nếu xả nước từ vòi vào tổ yến có thể làm nát, hỏng kết cấu và rửa trôi 1 phần dưỡng chất.

2. Chưng chân yến bao lâu để không hao hụt dinh dưỡng?

Chưng chân yến bao lâu để không mất chất
cách chưng chân yến cho từng đối tượng

Khi chưng chân yến cách thủy, thời gian lý tưởng là từ 30-40 phút với các chân yến dày, khoảng 15-20 phút với chân mỏng. Khi chưng với nồi điện chuyên dụng thời gian sẽ lâu hơn, giao động trong khoảng 45-90 phút. 

Chưng yến bằng nồi cách thủy thông thường sẽ nhanh hơn. Chưng bằng nồi chuyên dụng với công nghệ nấu chậm, tuy lâu hơn bù lại sẽ thấm vị và ngon hơn về cảm nhận. Lựa chọn chưng theo cách nào tùy thuộc vào vốn thời gian và cảm nhận khẩu vị của bạn.

Cách chưng chân yến cho từng đối tượng, nhu cầu để mang lại hiệu quả cao nhất 

Cách chưng chân yến về cơ bản không khác với chưng tổ yến. Sự khác biệt duy nhất là thời gian chưng như đã đề cập ở trên.

Về cơ bản các bước chưng chân yến tiến hành như sau:

  • Bước 0: Sơ chế và nấu chín các nguyên liệu ăn kèm ví dụ hạt sen, táo đỏ…
  • Bước 1: Cho chân yến vào chén, sau đó đổ nước vào sấp chân yến.
  • Bước 2: Đặt chén chân yến vào nồi, đổ nước ngập đến khoảng ¼ thân chén.
  • Bước 3: Bật vừa lửa, nấu đến khi nước sôi. Khi nước vừa sôi, thị hạ lửa nhỏ lại, tiếp tục chưng cho đến khi chân yến nở mềm.
  • Bước 4: Thêm các nguyên liệu đã nấu chín ở bước 0 và đường phèn, chưng thêm 5 phút là có thể sử dụng được.

Công thức chưng yến khá đa dạng, tùy vào thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng mà bạn có thể chưng kèm nhiều loại nguyên liệu khác nhau để tăng độ ngon miệng và phát huy tối đa dưỡng chất trong tổ yến.

Cách chưng chân yến cho mẹ bầu dưỡng thai an toàn

  • Chưng chân yến đường phèn: cách chưng bảo toàn dinh dưỡng tốt nhất, giảm triệu chứng chán ăn do thay đổi hormone và cơ thể 
  • Chưng chân yến hạt sen: giúp an thần, dễ ngủ và ngủ sâu hơn khi mang thai
  • Chưng chân yến táo đỏ: giúp  an thần, chống suy nhược và giảm stress
  • Chưng chân yến saffron: giảm đau khi mang thai, tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe thai nhi
  • Chưng chân yến hạt chia: giúp no lâu, bổ máu ở mẹ,  hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển xương ở thai nhi

Xem thêm tại: 5 cách chưng yến tốt cho bà bầu

cách chưng chân yến cho từng đối tượng
cách chưng chân yến cho từng đối tượng

Cách chưng chân  yến cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 

  • Chưng chân yến đường phèn: không đường hoặc giảm đường để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ mà vẫn đủ chất cho con. 
  • Chưng chân yến với táo đỏ hạt sen: sử dụng độ ngọt tự nhiên của táo đỏ và hạt sen thay thế cho đường
  • Chưng chân yến hạt chia: giúp hỗ trợ điều tiết insulin, ổn định đường huyết
  • Nấu cháo với gạo mầm: giúp no lâu, bổ sung tinh bột nhưng không làm xáo trộn đường huyết do gạo mầm thường có chỉ số đường huyết rất thấp

Xem thêm tại: Tiểu đường thai kỳ ăn yến có tác dụng gì?

Cách chưng chân yến cho bệnh nhân điều trị ung thư sau các đợt hóa trị, xạ trị

  • Chưng chân yến đông trùng hạ thảo: giúp ức chế khối u và hạn chế di căn, có công dụng tốt nhất trong hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư vú, gan, đại tràng, bàng quang, thận và đặc biệt là phổi
  • Chưng chân yến hạt chia: giúp hỗ trợ điều trị và ức chế tăng trưởng các tế bào ác tính ở nữ

Xem thêm tại: Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư

Cách chưng chân yến cho trẻ nhỏ

  • Chưng chân yến cho bé 1-2 tuổi: nên chọn các cách chưng thuần, dễ hấp thu cho hệ tiêu hóa non trẻ của bé như chưng yến đường phèn, chưng chân yến với trứng sữa, nấu cháo yến
  • Chưng chân  yến cho bé trên 2-3 tuổi: chưng hạt chia để hỗ trợ tiêu hóa, hoặc chưng với hạt sen để bé ngủ ngon giấc, ít quấy hơn
  • Chưng chân yến cho bé trên 3 tuổi: chưng với táo đỏ để kích thích sự thèm ăn, tăng năng lượng thể chất cho trẻ; chưng với lá dứa để làm mát ngày hè

Ngoài ra mẹ và gia đình cũng có thể chưng chân yến với lê để trị ho; hoặc chưng với bí đỏ để hỗ trợ tăng cân, cải thiện thể chất, tránh thấp bé, còi cọc 

Xem thêm tại: Cách chưng yến cho bé

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc xác định các cách chưng nấu chân yến phù hợp cho từng đối tượng để phát huy hiệu quả tối đa. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo