Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không? 

Tiểu đường thai kỳ là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Chế độ ăn cần điều chỉnh ra sao để con vẫn đủ dưỡng chất, không bị nhẹ cân đồng thời không gây biến chứng cho mẹ? Đây là nỗi lo chung của nhiều mẹ bầu khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Để trả lời cho những băn khoăn này, cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có hết không?
chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có hết không?

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng thường xảy ra trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 (đặc biệt là giai đoạn tuần thứ 24), gây ra bởi sự rối loạn dung nạp glucose trong máu, kết hợp với chế độ ăn đang ngày một bổ dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Bệnh thường không có biểu hiện ra ngoài nên thường rất khó phát hiện nếu không đi khám và đo các chỉ số định kỳ.

Theo thống kê, có khoảng 3-7% phụ nữ khi mang thai sẽ mắc triệu chứng này. Mang thai ở độ tuổi càng cao, nguy cơ “đái tháo đường thai kỳ” càng tăng, đặc biệt khi đã bước qua tuổi 35. Ngoài ra những mẹ có thể trạng thừa cân trước hoặc trong khi mang thai, hoặc tiền sử bất thường về lượng đường trong máu ở thai kỳ trước cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Dù tiểu đường thai kỳ là bệnh sẽ tự động hết trong khoảng 6 tuần sau khi sinh nhưng không vì thế mà mẹ bầu được phép chủ quan. Bởi không chỉ mang tới những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của thai nhi, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mẹ về lâu về dài nếu không được điều trị và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những ảnh hưởng của bệnh lên mẹ và bé là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những ảnh hưởng của bệnh lên mẹ và bé là gì?
chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

1. Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ lên mẹ 

Tiểu đường thai kỳ là bệnh rất nguy hiểm cho mẹ, có thể mang tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cả trong và sau thai kỳ.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với mẹ trong giai đoạn 9 tháng mang thai:

  • Tăng dịch ối (thường rơi vào tuần 26-32), thai to quá mức, dễ dẫn tới nguy cơ sinh non đồng thời ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, gây khó thở ở mẹ
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
  • Tăng huyết áp, dẫn tới các nguy cơ như tiền sản giật, sản giật (cao hơn 12% so với những người không bị tiểu đường thai kỳ), tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, hoặc dẫn tới tình trạng thai chậm phát triển, thậm chí sinh non.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, nhiễm trùng ối, thậm chí sinh non.
  • Thai to, nặng cân phải sinh mổ.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với mẹ sau sinh và trong dài hạn:

  • Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh
  • Tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2
  • Dễ tái diễn trong những lần mang thai tiếp theo
  • Gây tăng cân, béo phì, khó khôi phục dáng vóc

2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên bé

Tiểu đường thai kỳ cũng dễ dẫn tới nhiều tác động tiêu cực lên trẻ sau sinh. Cụ thể hơn:

  • Tăng nguy tỷ lệ tử vong hoặc lưu thai do thai phát triển quá mức khó sinh
  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh hạ đường huyết, hạ canxi máu, suy hô hấp (chiếm 30% nguy cơ tử vong ở trẻ).
  • Tăng nguy cơ di truyền bệnh đái tháo đường, dễ dẫn tới tiểu đường gấp 8 lần đặc biệt là trong độ tuổi từ 19-27.
  • Vàng da sơ sinh – chiếm tới 25% trường hợp khi thai phụ mắc bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu và cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Dấu hiệu và cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu quá rõ ràng mà thường diễn ra một cách thầm lặng, chỉ được phát hiện ra khi đo các chỉ số thai sản. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể lường trước và đề phòng nếu nhận thấy cơ thể có một vài biểu hiện dưới đây:

  • Thường xuyên khát nước, thậm chí tỉnh dậy giữa đêm vì khát
  • Thường xuyên đi vệ sinh trong ngày
  • Các vết thương hở, trầy xước lâu lành hơn bình thường
  • Có dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Cân nặng tăng nhanh hơn mức tăng bình thường

Mức tăng cân hợp lý cho mẹ bầu và chế độ ăn tương ứng 

Nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao (mang thai muộn, thừa cân, béo phì trước và trong giai đoạn mang thai, có tiền sử sinh bé nặng ký), mẹ có thể trang bị tại nhà một chiếc máy đo chỉ số tiểu đường thai kỳ. 

Kết quả bình thường về lượng đường trong máu của sản phụ sẽ đa dạng dựa tùy từng thời điểm. Nếu  có chỉ số xấp xỉ, bằng hoặc hơn, mẹ cần liên hệ bác sĩ sản khoa, khám và tư vấn để được hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là 3 mốc chỉ số mẹ cần lưu ý:

  • Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Ngoài ra mẹ cũng có thể đo các chỉ số này vào thời điểm trước khi ngủ hoặc bất kỳ lúc nào cơ thể cảm thấy mỏi mệt cực độ, hạ đường huyết.

Nếu đi khám, mẹ nên đi đo và kiểm tra các chỉ số vào giai đoạn giữa tuần 24 và 28. Đây là thời điểm tốt nhất để xét nghiệm và làm chẩn đoán liệu cơ thể mẹ có nguy có mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay không.

Lưu ý và nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ

chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

1. Cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đái tháo đường

Để giảm tối đa các ảnh hưởng và biến chứng gây ra bởi đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau trong chế độ ăn uống:

  • Chất đạm: 12 – 20% tổng năng lượng hấp thụ
  • Chất bột đường: 50 – 55% tổng năng lượng hấp thụ
  • Chất béo: 25 – < 30% tổng năng lượng hấp thụ
  • Chất xơ: 20 – 35 gram/ngày hoặc 500-600 gram rau/ ngày

Ngoài ra mẹ cũng nên tích cực ăn nhiều trái cây, rau xanh, nên ưu tiên ăn luộc thay vì chế biến với dầu mỡ. Không nên bỏ bữa, mà nên chia nhỏ các cữ ăn, tối ưu nhất là 3 bữa chính và 2 bữa phụ và ăn theo giờ cố định. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp hạn chế lượng đường trong máu tăng quá cao sau các bữa ăn, đồng thời tránh tình trạng hạ đường khi ăn các bữa quá xa.

Bên cạnh đó trong các bữa ăn, kể cả bữa phụ nên được bổ sung các nguồn đạm lành để hỗ trợ kiểm soát và điều chỉnh lượng đường trong máu, đồng thời cung cấp năng lượng cho cả ngày, chẳng hạn như các loại thịt nạc, hải sản, đạm thực vật hoặc tổ yến…

Tiểu đường thai kỳ ăn yến có tác dụng gì?

2. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

  • Nhóm đạm: Cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng (đặc biệt là lòng trắng trứng), sữa (sữa tươi không đường, sữa tách béo), yến sào (giảm đường khi chưng).
  • Nhóm chất béo: Nên bổ sung từ các loại hạt có dầu hoặc sử dụng dầu thực vật để chế biến món ăn
  • Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu: đậu đỗ, gạo lứt 
  • Các loại thực phẩm giàu xơ, vitamin: các loại hạt dinh dưỡng granola, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.

Bên cạnh đó, mẹ và gia đình cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm đường và muối trong chế biến món ăn. Nhiều địa phương, đặc biệt là miền Nam thường hay bỏ thêm đường vào món ăn, điều này có thể làm bệnh tình trầm trọng hơn, đặc biệt khi mẹ bầu ăn khá nhiều bữa trong ngày!

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt?

3. Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi lượng đường trong máu vượt quá chỉ số cho phép

  • Thực phẩm nhiều đường tinh chế: bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt.
  • Thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, mì gói, các loại bánh mì, bánh ngọt,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật, thức ăn chiên xào,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Mì gói, thịt nguội, đồ đóng hộp, thịt xông khói, khoai tây chiên, đồ đông lạnh

Đặc biệt, khi có dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu thường bị đói và có xu hướng ăn nhiều hơn vào buổi sáng. Đây là thời điểm khá nhạy cảm, cần hạn chế và cắt giảm tối đa tinh bột có thể và tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ sản khoa để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng trường hợp!

Tiểu đường thai kỳ dù có thể gây ra nhiều hệ lụy phiền phức trong quá trình mang thai và sau khi sinh nhưng nếu có thể phát hiện kịp thời và kiểm soát khoa học sẽ không quá khó để xử lý. Quan trọng là mẹ phải thật kiên trì theo chế độ ăn và hướng dẫn kiêng khem của bác sĩ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, an toàn, mẹ tròn con vuông.

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo