Người cao huyết áp có uống được nước yến không? Tác dụng của yến với người bệnh huyết áp là gì?

Người cao huyết áp có uống được nước yến không? Câu trả lời là có. Vậy đâu là những lợi ích và tác dụng của yến với người bệnh cao huyết áp? Trong quá trình bồi bổ sức khỏe đâu là những lưu ý để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giúp hạ huyết áp nhanh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Cùng Sanosa tìm hiểu nhé!

Người cao huyết áp có uống được nước yến không?
Tác dụng của yến với người bị bệnh cao huyết áp

Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì để hạ huyết áp và ổn định sức khỏe

Cao huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao là hệ quả từ sự gia tăng áp lực của máu lên thành mạch một cách đột biến. Đây là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, và các vấn đề về mạch máu.

Những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh cao huyết áp bao gồm: 

  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Thiếu vận động
  • Cân nặng quá mức
  • Chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều muối
  • Có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như rượu bia, hút thuốc lá thiếu điều độ
  • Các vấn đề tuổi tác
  • Các vấn đề về hormon hoặc tuyến giáp

Để kiểm soát để giảm thiểu di chứng và ổn định tình trạng bệnh, dưới đây là nhưng lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp bạn có thể tham khảo, đồng thời tham vấn thêm các ý kiến chuyên môn từ bác sĩ tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người. 

Người bệnh nên ăn gì để hạ huyết áp? 

Để hạ thấp và ổn định huyết áp, việc đơn giản nhất là điều chỉnh các thói quen xấu trong chế độ ăn đồng thời bổ sung các nhóm chất tốt cho mạch máu, kết hợp song song với vận động và uống thuốc theo đơn. Dưới đây là 4 nhóm chất có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa gia tăng huyết áp đột biến: 

  • Thực phẩm giàu kali: bởi Kali là chất có khả năng giúp điều hòa áp lực máu. Những thực phẩm giàu kali bao gồm cà rốt, khoai tây, chuối, mướp đắng, dứa, cam, và nhiều loại rau xanh.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ có thể giúp hạ áp lực máu lên các động mạch và tĩnh mạch vành. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo xây dựng thực đơn đa dạng chất xơ từ rau, củ, quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện sức khỏe người bệnh.
  • Thực phẩm chứa omega-3: Các loại axit béo omega-3 trong cá, dầu thực vật, và các loại hạt như hạt lanh và hạt chia có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp.
  • Thực phẩm giàu canxi và magiê: Canxi và magiê có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt của mạch máu. Để bổ sung các chất trên vào thực đơn hàng ngày, bạn có thể sử dụng các loại sản phẩm từ sữa, hoặc cải bắp cải, hạt hướng dương, đậu, và cải xoong…
Người bệnh huyết áp cao nên ăn gì, không nên ăn gì
Tác dụng của yến với người bị bệnh cao huyết áp

Người huyết áp cao không nên ăn gì?

Người huyết áp cao cần có sự điều chỉnh trong chế độ ăn để ngăn bệnh tình biến xấu và bị ảnh hưởng thường xuyên tới chất lượng cuộc sống. Nếu được bạn nên cắt giảm hoàn toàn hoặc một phần các loại thực phẩm sau:

  • Muối và các thực phẩm chứa natri cao: Muối là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm mặn như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói, đóng hộp, thực phẩm tiện lợi, thịt chế biến, nước sốt mắm, các loại mì ống, và các sản phẩm làm từ bột mì trắng sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị.
  • Thực phẩm giàu cholesterol: Chẳng hạn như lòng đỏ trứng, gan, các loại mỡ động vật và các loại thịt mỡ.
  • Các thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường: Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao: bao gồm các loại thực phẩm có dầu động vật, bơ, kem, thịt mỡ và sản phẩm từ sữa béo.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo trans: Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bột ngọt, bánh ngọt và các loại bánh quy.

Tham khảo thêm chế độ ăn DASH – chế độ ăn dành riêng cho người cao huyết áp

Người cao huyết áp có uống được nước yến không?

Tổ yến là thực phẩm có nhiều tác dụng trong việc tẩm bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch, chữa lành tế bào, bổ máu, đồng thời có lợi về nhiều mặt trong cải thiện chất lượng tinh thần. Bên cạnh đó, tổ yến là thực phẩm lành tính, giàu khoáng chất và axit amin, không chứa chất béo nên hầu như có thể phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho bất kỳ đối tượng nào.

Người cao huyết áp có uống được nước yến không? Câu trả lời là có nhưng phải sử dụng đúng cách:

  • 1 nên mua tổ yến về tự chưng thay vì mua các hũ nước yến chưng sẵn. Bởi yến hũ chưng sẵn thường được chế biến khá ngọt để có thể bảo quản lâu, sử dụng thường xuyên có thể không tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Tương tự khi chưng yến, không nên chưng quá ngọt. Có thể cân nhắc sử dụng các nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên để thay thế đường phèn, ví dụ mật ong hoặc các loại táo đỏ, hạt sen…
  • Nên sử dụng đúng liều lượng gợi ý cho từng đối tượng, nhóm tuổi. Thông thường mỗi lần chỉ nên ăn từ 3-5 gram yến sào, nên ăn cách ngày, một tuần không quá 3 lần. Sử dụng quá nhiều không chỉ gây lãng phí do không thể hấp thu được, thậm chí còn có thể mang tới tác dụng ngược vì quá bổ. (Xem thêm tại: Hướng dẫn ăn yến đúng cách cho từng đối tượng). 

Tác dụng của yến với người bị bệnh cao huyết áp

Tác dụng của yến với người bị bệnh cao huyết áp
Tác dụng của yến với người bị bệnh cao huyết áp

Người cao huyết áp thường có hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng. Với 60% thành phần là các axit amin – các nhóm chất giúp phục hồi, củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, sử dụng tổ yến đều đặn sẽ giúp người bệnh duy trì một cuộc sống khỏe mạnh hơn kể cả thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó tổ yến cũng có tác dụng ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng nguy hiểm do bệnh cao huyết áp gây nên. 

Cụ thể hơn, dưới đây là một vài thành phần chính có trong tổ yến và công dụng của chúng đối với người bị bệnh cao huyết áp:

  • Arginine: axit amin quan trọng tham gia vào quá trình tạo thành oxit nitric trong cơ thể – chất có khả năng làm giãn mạch máu, làm giảm áp lực máu, giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao.
  • Cystine: hỗ trợ hình thành glutathione – chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ các tế bào và có lợi cho sức khỏe tim mạch, huyết áp.
  • Histidine: có tác dụng giảm huyết áp thông qua việc mở rộng mạch máu.
  • Threonine, Methionine và Tryptophan: có vai trò quan trọng trong chức năng hệ thần kinh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có thuốc hay loại thực phẩm thần kỳ nào có thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động, điều trị hợp lý. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo