Người bị đột quỵ nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sau tai biến

Người bị đột quỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đâu là những thực đơn cho người bị tai biến giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Người bị đột quỵ nên ăn gì
Người bị tai biến nên ăn uống gì

Vai trò của dinh dưỡng với sự phục hồi của người bị tai biến, đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng phục hồi của người bệnh sau đột quỵ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh:

  • Tái tạo mô và phục hồi cơ bắp, lấy lại sức lực cho cơ thể.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch đang suy yếu, giúp duy trì và bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe khác.
  • Điều chỉnh huyết áp bởi tai biến có thể làm thay đổi hệ thống mạch máu và làm mất ổn định về huyết áp. Huyết áp cao có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và não, trong khi huyết áp thấp có thể gây hoa mắt, choáng váng và gây rối chức năng của các cơ quan quan trọng. Nguy hiểm hơn, có thể gây ra tai biến lần 2 – thường có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Giảm nguy cơ về mất cân bằng đường huyết. Người bị tai biến thường dễ mắc các vấn đề về đường huyết, bao gồm cả tiểu đường và nguy cơ tăng đường huyết, sẽ nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân thuộc tuýp tiền tiểu đường hoặc đã mắc bệnh này trước đó.
  • Giúp duy trì cân nặng và hỗ trợ phục hồi cơ thể
  • Giảm nguy cơ về mạch máu não (với các chất bổ sung omega-3 và các chất chống oxy hóa)
  • Cải thiện khả năng tiêu hóa

Những khó khăn trong việc tẩm bổ cho người bệnh nhân sau đột quỵ

Khi xây dựng thực đơn cho người tai biến, điều quan trọng nhất là phải bổ sung đầy đủ calo cần thiết cho người bệnh. Tuy vậy sau tai biến cơ thể người bệnh thường có sự xáo trộn về chức năng, dẫn đến việc bồi bổ cho cơ thể trở nên khó khăn và không được như ý muốn.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở người bị tai biến: 

  • Gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa: đột quỵ thường gây ra các vấn đề như suy giảm hoạt động của dạ dày, ruột non hoặc ruột già, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa thực phẩm và hấp thụ dưỡng chất.
  • Suy yếu cơ hàm mặt: Tai biến có thể gây suy yếu cơ hàm mặt, gây khó khăn trong việc nuốt và nhai thức ăn. Điều này làm cho quá trình ăn uống trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy khi bồi bổ cho người bệnh, cần ưu tiên những nhóm thức ăn mềm, dễ nuốt hơn.
  • Thay đổi vị giác và mùi: Một số người sau tai biến có thể trải qua thay đổi về vị giác và khứu giác, làm giảm cảm giác “thèm ăn” kể cả với những món ưa thích. Do đó đôi lúc sẽ gây khó khăn hơn trong việc tẩm bổ cơ thể.

Ngoài ra các tác dụng phụ của thuốc cũng gây ra nhiều xáo trộn khác khiếm việc ăn uống của bệnh nhân trở nên khó khăn như một cuộc chiến khi vừa không thể ép họ ăn, vừa cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ nhóm chất. 

Người bị đột quỵ nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

Cách xây dựng thực đơn cho người bị tai biến
Người bị tai biến nên ăn uống gì

1. Cách xây dựng thực đơn cho người bị tai biến

Sau đột quỵ, một số người có thể gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt, ngửi mùi đồ ăn. Dưới đây là một vài nguyên tắc tẩm bổ cho bệnh nhân tai biến, vừa hỗ trợ cho quá trình phục hồi chức năng tổng thể, vừa dễ ăn và kích thích sự ngon miệng:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau củ và trái cây giàu chất xơ như cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, táo và các trái cây họ cam quýt. Đây là các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, triệt tiêu các gốc tự do và cải thiện xơ vữa động mạch ở người bệnh.
  • Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh là các nguồn giàu omega-3 có thể có lợi cho sự phục hồi sau đột quỵ.
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt, gia cầm, tổ yến, hạt, đậu, đỗ, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể giúp hỗ trợ tái tạo mô và cung cấp năng lượng.
  • Thực phẩm giàu kali: Chuối, cam, khoai tây, dứa và cà rốt đều là các nguồn dinh dưỡng giàu kali và khoáng chất quan trọng cho các hoạt động cơ bản của cơ và hệ thần kinh.
  • Thực phẩm giàu canxi: Sản phẩm từ sữa để hỗ trợ sự hồi phục của hệ xương khớp và giảm các nguy cơ loãng xương do tai biến gây ra.

2. Người bị tai biến nên kiêng ăn gì?

Khi xây dựng thực đơn cho người bị tai biến, bạn nên tránh những loại thực phẩm khó tiêu, gây nặng bụng hoặc các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn tới các vấn đề đường huyết, tim mạch như:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối/ natri như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thịt muối, sốt mè – vốn là các sản phẩm có thể gây tăng huyết áp và áp lực cho hệ tim mạch.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế như bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga – các sản phẩm có thể gây gia tăng đường huyết.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ bởi đây là nhóm thực phẩm có thể tăng nguy cơ về các vấn đề về tim mạch.
  • Thực phẩm chứa cholesterol cao như lòng đỏ trứng, các loại gan có thể tăng mức cholesterol huyết thanh.
  • Thực phẩm chứa gluten như bánh mỳ, mì ống, và các loại ngũ cốc (nên hạn chế và tham vấn tùy vào từng trường hợp của cơ thể).

Người bị tai biến nên ăn uống gì?

Bên cạnh đó, để điều dưỡng sức khỏe cho người bị tai biến, bạn nên ưu tiên 3 nhóm thực phẩm dễ nuốt và tiêu hóa dưới đây:

  • Cháo 
  • Sữa
  • Tổ yến

1. Người bị tai biến nên ăn cháo gì? 

Khi bị tai biến, nên ưu tiên cho người bệnh ăn:

  • Cháo cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, hoặc các loại cá nước ngọt. Bởi trong cá thường chứa nhiều phốt pho và các acid béo không bão hòa, cholesterol tốt – các thành phần có tác dụng giúp triệt tiêu những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Cháo gạo trai, hàu: phù hợp cho những người bị huyết áp cao, giảm đau đầu, chóng mặt, đồng thời khá dễ nhai nuốt
  • Cháo gạo nếp: Cháo gạo nếp có cấu trúc hạt dẻo, giúp dễ tiêu hóa và giàu năng lượng
  • Cháo gạo lứt: Chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Cháo yến mạch: Cung cấp nhiều chất xơ và các khoáng chất như magiê, canxi và kali, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

2. Người bị đột quỵ nên uống sữa gì? 

Uống sữa là cách cung cấp năng lượng nhanh chóng cho người bệnh, đặc biệt là khi vừa qua cơn nguy kịch. Sữa cũng thích hợp để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh vào các bữa phụ trong ngày, đặc biệt khi người bệnh chán ăn, bỏ bữa ở các bữa chính. 

Dưới đây là một vài loại sữa phù hợp cho người sau tai biến và công dụng của chúng từ Vinmec:

  • Sữa ít béo: Vừa hỗ trợ bổ sung canxi, vừa không gây béo phì, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tái biến lần 2.
  • Sữa bò hữu cơ: Giúp phòng ngừa bệnh huyết áp cao do chứa nhiều kali, đồng thời hỗ trợ tim mạch bởi đây cũng là thực phẩm giàu omega 3.
  • Sữa gạo: Giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu nhờ chứa nhiều carbohydrate.
  • Sữa đậu nành không đường: bởi đây là loại sữa ít béo và dễ uống. Nếu có điều kiện bạn nên tự xay với máy làm sữa hạt để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng vệ sinh. 

3. Tổ yến – yến chưng

Người bị tai biến nên ăn uống gì
Người bị tai biến nên ăn uống gì

Nếu có điều kiện, bạn nên mua yến về chưng cho người bệnh. Bởi đây là thực phẩm giàu đạm, dễ ăn, vừa kích thích vị giác vừa hỗ trợ tiêu hóa, đồng có nhiều lợi ích trong việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và đặc biệt không gây béo. 

Xem thêm tại: 

Các cách chưng yến phù hợp cho người bị tai biến:

  • Chưng yến cơ bản – Tổ yến đường phèn. Đây là cách chưng thuần vị, dễ ăn, phù hợp cho mọi đối tượng
  • Chưng yến hạt sen. Đây là công thức vừa giúp bồi bổ cơ thể vừa hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và sức khỏe tinh thần
  • Chưng yến hạt chia. Đây là cách chưng hỗ trợ thêm cho hệ tiêu hóa bên cạnh các tác dụng về bồi bổ sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ huyết áp, đường huyết, đột quỵ

Ngoài ra bạn cũng có thể nấu cháo tổ yến để bồi bổ sức khỏe cho người bị đột quỵ, Với những bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao, bạn có thể nấu cháo tổ yến gạo mầm để gia tăng hiệu quả.  

Cập nhập giá tổ yến mới nhất tại Sanosa

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo