Mức tăng an toàn và cân nặng của bà bầu theo từng tháng

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng thay đổi ra sao là hợp lý? Đâu là bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế? Cùng Sanosa tìm hiểu các thắc mắc về kinh nghiệm kiểm soát cân nặng ở mẹ và tăng cân an toàn ở con trong bài viết dưới đây nhé!

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng và những lưu ý quan trọng
Ăn gì để tăng cân khi mang an toàn, vào con không vào mẹ

Những nguy cơ tiềm ẩn nếu tăng cân khi mang thai vượt mức cho phép

Khi mang thai, nhiều mẹ thường xuyên giữ tâm lý phải ăn cho 2 người, kết hợp cùng sự thay đổi trong cơ thể làm tăng nhu cầu năng lượng qua từng tháng, tạo cảm giác thèm ăn khiến cho cân nặng bị tăng vượt mức kiểm soát. Thực tế, trong thai kỳ, điều quan trọng nhất không phải là ăn nhiều mà là ăn đủ chất, không phải là mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ mà là thai nhi có đặt tiêu chuẩn cân nặng hay không.

Thế nến trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ cần đảm bảo đủ chất vào con trước và nên cố gắng hạn chế tích mỡ quá nhiều ở mẹ. Khi cân nặng bà bầu tăng quá mức cho phép có thể dẫn tới nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

  • Tiểu đường thai kỳ: Đây là bệnh có thể mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm thường xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi có nguy cơ phát triển quá to, dẫn tới tiền sản giật, sinh non, hoặc có nguy cơ lưu thai. Thai nhi sinh ra cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe dài hạn khác về hô hấp, đường huyết, béo phì… Khổ nhất đó là chế độ ăn uống của mẹ cần phải kiểm soát rất chặt nhưng vẫn phải đủ dưỡng chất cho bé!
  • Tác động đến quá trình sinh nở: Thai nhi lớn buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sinh mổ bản thân không có gì xấu nhưng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và kéo dài thời gian hồi phục ở mẹ. Bên cạnh đó, trẻ lớn vượt kích thước, cân nặng cho phép cũng có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn như một bên vai to, một bên vai nhỏ…
  • Gây nguy cơ béo phì, tiểu đường ở mẹ sau sinh: Nếu không thể giảm cân trong 6 tháng sau sinh, mẹ sẽ rất khó giảm trong giai đoạn tiếp theo. Vấn đề là khi tăng quá số cân cho phép trong giai đoạn thai kỳ, nỗ lực cần bỏ ra để quay lại cân nặng ban đầu thường lớn gấp 2 những người bình thường. Đặc biệt với những chỉ em quan tâm đến vóc dáng, đây sẽ là một áp lực tâm lý không nhỏ, có thể dẫn tới tự ti, trầm cảm sau sinh. 

Mức tăng cân nặng của bà bầu theo từng tháng như thế nào là an toàn?

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng như thế nào là an toàn?
Ăn gì để tăng cân khi mang an toàn, vào con không vào mẹ

Việc tăng cân khi mang thai như thế nào là phù hợp phụ thuộc vào cân nặng ban đầu của mẹ. Theo Center for Disease Control and Preventions cân nặng của bà bầu theo từng tháng nên nằm trong tầm kiểm soát như gợi ý dưới đây:

Trường hợp mang thai bình thường

  • Đối với bà bầu có thể trạng gầy (BMI dưới 18,5): tăng cân từ 12,5 đến 18 kilogram trong thai kỳ là hợp lý.
  • Đối với bà bầu có trọng lượng bình thường trước khi mang thai (BMI từ 18,5 đến 24,9): mức tăng cân an toàn trong thai kỳ sẽ dao động từ 11,5 đến 16 kilogram.
  • Đối với thai phụ có thể trạng thừa cân trước khi mang bầu (BMI từ 25 đến 29,9): chỉ nên tăng từ 7 đến 11,5 kilogram trong giai đoạn thai kỳ, tăng quá mức sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Đối với những ai thuộc tuýp béo phì trước khi mang bầu (BMI lớn hơn 30): nên khống chế cân nặng tăng từ 5 đến 9 kilogram trong thời kỳ mang thai.

Trường hợp sinh đôi

  • Đối với bà bầu có thể trạng gầy (BMI dưới 18,5): mức tăng cân lý tưởng là từ 22-28 kilogram để đảm trẻ có một khởi đầu khỏe mạnh và bình thường
  • Đối với bà bầu có trọng lượng bình thường trước khi mang thai (BMI từ 18,5 đến 24,9): mức tăng cân hợp lý sẽ dao động từ 17 đến 24 kilogram.
  • Đối với thai phụ có thể trạng thừa cân trước khi mang bầu (BMI từ 25 đến 29,9): chỉ nên tăng từ 14-23 kilogram, tăng quá sẽ gây nhiều biến chứng không tốt
  • Đối với những ai thuộc tuýp béo phì trước khi mang bầu (BMI lớn hơn 30): nên khống chế cân nặng tăng từ 11-19 kilogram để đảm bảo an toàn, mẹ tròn con vuông

Song song với cân nặng của mình, mẹ cũng cần quan tâm đến cân nặng của bé. Thực tế có rất nhiều trường hợp mẹ tăng cân nhanh nhưng con vẫn thiếu ký, dẫn tới phải ăn bổ sung hoặc uống sữa bầu để hỗ trợ tăng cân cho thai nhi. Điều này dẫn tới khó khăn trong việc khống chế cân nặng. 

Vì vậy 9 tháng 10 ngày này là quá trình cần sự song hành giữa cả mẹ và bé, đòi hỏi quá trình kiểm tra định kỳ để cùng nhau tăng cân an toàn và phát triển khỏe mạnh. Vậy thai nhi phát triển như thế nào là an toàn? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2023 dưới đây nhé! 

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2023

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2023
Ăn gì để tăng cân khi mang an toàn, vào con không vào mẹ

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi bé gái và bé trai, cập nhập mới nhất 2023 theo WHO. Mẹ có thể so sánh sự phát triển của trẻ với các chỉ số dưới đây để theo dõi và có can thiệp kịp thời khi cần thiết!

Sự thay đổi trong cân nặng của thai nhi theo từng tuần

Tuần tuổiChiều dài (cm)Cân nặng (gam)
Tuần 81.61
Tuần 92.32
Tuần 103.14
Tuần 114.145
Tuần 125.458
Tuần 136.773
Tuần 1414.793
Tuần 1516.7117
Tuần 1618.6146
Tuần 1720.4181
Tuần 1822.2222
Tuần 1924.0272
Tuần 2025.7330
Tuần 2127.4400
Tuần 2229476
Tuần 2330.6565
Tuần 2432.2665
Tuần 2533.7756
Tuần 2635.1900
Tuần 2736.61000
Tuần 2837.61100
Tuần 2939.31239
Tuần 3040.51.396
Tuần 3141.81.568
Tuần 3243.01.755
Tuần 3344.12000
Tuần 3445.32200
Tuần 3546.32.378
Tuần 3647.32.600
Tuần 3748.32.800
Tuần 3849.33.000
Tuần 3950.13.186
Tuần 4051.03.338
Tuần 4151.53.600
Tuần 4251.73.700

Trong trường hợp thai nhi phát triển có sự khác biệt với bảng trên, tùy từng giai đoạn mẹ nên sớm có sự tư vấn của bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như trạng thái tâm lý. Một số dấu hiệu cảnh báo mà mẹ cần được tư vấn ngay:

  • Thai nhi tăng cân vượt quá tiêu chuẩn trong những tháng cuối hoặc “dài” hơn tiêu chuẩn khoảng 3cm – cần tư vấn sớm để tránh tình trạng thai to khó sinh cùng nhiều ảnh hưởng khác tương tự như khi bị tiểu đường thai kỳ 
  • Thai nhi nhẹ cân hơn tiêu chuẩn hàng tuần hoặc “ngắn” hơn tiêu chuẩn khoảng 3cm – cần được tư vấn ngay để giảm thiểu nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc các tác động đến hô hấp, đề kháng, trí thông minh 

Khi mang thai, ăn gì để vào con không vào mẹ

Ăn gì để tăng cân khi mang an toàn, vào con không vào mẹ
Ăn gì để tăng cân khi mang an toàn, vào con không vào mẹ

Trong quá trình mang thai, việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Để con tăng cân an toàn mà mẹ không thừa cân, dưới đây là một vài gợi ý về chế độ dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo!

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Chọn thực phẩm như thịt gà, cá, trứng, hạt, đậu, đậu phụ, sữa và sản phẩm từ sữa. Chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho sự phát triển của cơ, xương và mô của thai nhi.
  • Các loại rau và trái cây tươi: Bổ sung thực đơn mỗi ngày với các loại rau xanh và trái cây tươi để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ nên chọn đa dạng các loại rau củ và hoa quả khác nhau, thay đổi theo từng ngày để tránh thừa hoặc thiếu một vài nhóm chất.
  • Các loại ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất bột và năng lượng lành tính cho cơ thể. Khi chọn, mẹ nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch và bánh mì nguyên hạt.
  • Canxi và sắt: Đừng bỏ qua canxi và sắt trong chế độ ăn của mẹ bở canxi sẽ giúp phát triển xương của thai nhi trong khi sắt đóng vai trò cần thiết trong việc tái tạo hồng cầu cho cả mẹ và bé. Một vài nguồn canxi bổ dưỡng có thể kể đến như sữa, sữa chua, phô mai, cá cơm, rau chân vịt, đậu phộng. Với sắt, mẹ nên hấp thụ từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hạt và các loại rau xanh lá đậu.

→ Xem thêm tại: Bà bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ

Ngoài ra yến sào cũng là một trong các thực phẩm dưỡng thai siêu bổ cho bé và rất tốt cho mẹ. Về giá trị dưỡng chất, yến sào chứa nhiều axit amin thiết yếu và khoáng chất như canxi, sắt, natri và kali, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, yến sào cũng có công dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol, phù hợp cho những mẹ có thể trạng lớn vừa nuôi thai, vừa khống thể các chỉ số cơ thể ở mức an toàn.

Để an toàn nhất, mẹ nên bắt đầu ăn yến vào sau tháng thứ 3. Khi sử dụng nên mua trực tiếp tổ yến từ các nhà nuôi uy tín để tránh hàng giả, đồng thời không nên mua các sản phẩm yến đóng lon hoặc chế biến sẵn. 

Nguyên nhân là bởi các sản phẩm chế biến sẵn thường rất ngọt, chứa chất bảo quản không tốt cho thai nhi. Song song với đó, các sản phẩm yến chưng sẵn hay nước yến cũng có hàm lượng tổ yến thấp, đa phần là yến vụn trong quá trình khai thác, vận chuyển, làm sạch – thường có giá rất thấp, được chế biến thành các sản phẩm khác để tăng giá bán ra. 

Để tìm hiểu thêm về các lưu ý khi dưỡng thai bằng tổ yến, xem thêm tại:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo