Dấu hiệu, cách nhận biết và điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn

Tiểu đường thai kỳ nếu không phát hiện, nhận biết và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy đâu là cách phòng ngừa, kiểm soát khi bị đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn an toàn và đủ chất cho bé? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng tiểu đường thai kỳ là gì?
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn

Hiện tượng tiểu đường hay đái tháo đường thai kỳ là gì? 

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường khi mang thai, diễn ra lượng đường tồn dư trong máu vượt ngưỡng cho phép của cơ thể, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: thai to khó sinh, nguy cơ lưu thai cao hoặc con sinh ra tiềm ẩn nhiều bệnh về phổi, hô hấp, hạ đường huyết, dị tật bẩm sinh, tổn thương não bộ hay thể trạng dễ thừa cân, béo phì khi trưởng thành.

Xem thêm tại: Tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không?

Thường thì tình trạng này diễn ra vào 3 tháng giữa trong thời kỳ mang thai và có dấu hiệu rõ rệt nhất trong khoảng tuần 24-28. Tuy vậy, đây lại là những biểu hiện thông thường, dễ nhầm với nhiều dấu hiệu khác khi mang bầu nên nếu không kiểm tra chỉ số sẽ khó nhận ra sớm.

Vì vậy trước khi bước qua giai đoạn chuyển giao giữa 3 tháng giữa và xuyên suốt giai đoạn, mẹ nên kiểm tra thường xuyên, định kỳ, phối hợp cùng nhiều biện pháp ăn uống, vận động để giảm thiểu tối đa nguy cơ, đặc biệt là khi rơi vào những trường hợp sau:

  • Thừa cân, béo phì, có dấu hiệu tiểu đường hoặc tiền tiểu đường
  • Đã có tiền sử đái tháo đường thai kỳ trong những lần trước hoặc sinh con nặng ký (trên 4 kg)
  • Mẹ có huyết áp cao
  • Sinh con đầu lòng muộn (ngoài 30) 

Nếu rơi vào 1 trong 4 nhóm đối tượng trên, mẹ cần được tư vấn sớm và tiến hành kiểm soát chế độ dinh dưỡng ngay từ tiền kỳ để vừa kiểm soát cân nặng an toàn, vừa đủ dưỡng chất nuôi thai; tránh tâm lý “ăn cố”, “ăn cho 2 người” nhưng không đủ chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần hàng ngày.

Xem thêm về sự thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng từng tháng trong thời kỳ mang thai tại: Ăn gì vào con không vào mẹ

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của thai phụ sẽ gia tăng dẫn tới nhu cầu gia tăng lượng đường trong máu. Ở điều kiện bình thường, insulin trong cơ thể sẽ giúp điều tiết lượng đường này. 

Tuy vậy theo Centers for Disease Control and Prevention, quá trình mang thai sẽ tiết ra các hormone quan trọng để “nuôi thai” nhưng đồng thời chính cac hormone này cũng can thiệp và gây ức chế quá trình sản xuất insulin ở mẹ, dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt khả năng điều hòa và xử lý đang ngày càng suy yếu. Tình trạng này kéo dài và không được can thiệp sớm sẽ dẫn tới nguy cơ tiểu đường khi mang thai.

Và nguy hiểm hơn, đó là khi mẹ không nhận biết sớm, để bệnh tình trở nặng, dẫn tới khó kiểm soát hoặc một chế độ ăn kiêng khem nghiêng ngặt trong những thái cuối thai kỳ.

Ngoài ra một trong những nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng tiểu đường khi mang thai đó là bị đề kháng insulin. Tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng giữa, và nghiêm trọng hơn trong 3 tháng cuối.

Các triệu chứng và dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ 

Nhận diện triệu chứng và các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn

Các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường rất khó phân biệt. Các triệu chứng phổ biến khi bắt đầu có hiện tượng đái tháo đường thai kỳ thường là:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu gia tăng, có thể có kiến bâu
  • Thường xuyên khát nước, đặc biệt là khi tỉnh giấc giữa đêm. Môi có dấu hiệu nứt nẻ
  • Cân nặng sụt giảm nhanh chóng, có dấu hiệu suy kiệt, mệt mỏi bất thường
  • Thị giác kém đi hoặc mờ đi
  • Có nguy cơ nhiễm nấm vùng kín và kém hiệu quả khi điều trị bằng các loại thuốc thông thường

Trong 3 tháng đầu hầu như mẹ sẽ không nhận ra các dấu hiệu này. Nhưng khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, các triệu chứng này sẽ dần xuất hiện và ngày càng nặng hơn. Khi có sự thay đổi bất thường về cơ thể hay nghi ngờ về tình trạng sức khỏe, mẹ nên sớm đi khám để được tư vấn và hướng dẫn sớm.

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ sớm 

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ sớm
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn

Một trong những cách nhận biết tiểu đường thai kỳ sớm đó là thường xuyên đo và theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể khi gần bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Song song với việc đi khám định kỳ, mẹ cũng có thể test nhanh tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một vài nguyên tắc và lưu ý khi đo các chỉ số tiểu đường thai kỳ

1. Nên đo các chỉ số tiểu đường khi nào?

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra, đo lường các chỉ số đường huyết đó là:

  • Vào trước bữa ăn, khi đang đói
  • Sau các bữa ăn ít nhất từ 1-2 giờ
  • Trước khi đi ngủ
  • Hoặc bất kỳ lúc nào thấy mệt và có dấu hiệu hạ đường huyết

Trong lần đo thử đầu tiên, mẹ nên kiểm tra sự khác biệt giữa 3 lần:

  • Chỉ số đường huyết khi đói
  • Chỉ số đường huyết 1 tiếng sau bữa ăn
  • Chỉ số đường huyết 2 tiếng sau bữa ăn

Nếu phát hiện có hiện tượng tiểu đường thai kỳ, những lần tiếp theo, mẹ nên kiểm tra các chỉ số này tại cùng một thời điểm, ví dụ khi đói, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn để có những kết quả theo dõi chính xác nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lên lịch kiểm tra định kỳ và ghi chép lại để được tư vấn điều trị sát hơn từ các bác sĩ, đặc biệt khi có các triệu chứng bất thường. Khi các chỉ số tiểu đường thai kỳ đã ổn định, mẹ có thể giãn dần ra, 1-2 tuần/ lần.

2. Phân biệt chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm

Để nhận biết chỉ số cơ thể có an toàn hay không, mẹ bầu có thể kiểm tra theo quy chuẩn dưới đây:

Chỉ số an toàn:

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
  • Đường huyết 1 giờ sau khi ăn: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).
  • Đường huyết 2 giờ sau khi ăn: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).

Nếu 2/3 kết quả đo không nằm trong mức an toàn trên (ví dụ chỉ số đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol), có nguy cơ cao mẹ đang bị đái tháo đường thai kỳ. Khi độ lệch chuẩn không cao, mẹ nên cố gắng điều tiết chế độ ăn và tập thể dục để đưa về ngưỡng an toàn trước khi cần sự can thiệp sâu hơn. 

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ an toàn

Cách điều trị đái tháo đường thai kỳ hiệu quả nhất là kết hợp giữa insulin và điều chỉnh chế độ ăn uống.

1. Sử dụng Insulin theo chỉ định bác sĩ

Insulin tốt nhất nên được dùng trước các bữa ăn để điều tiết lượng đường hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn. Đây là phương thức điều trị khi hiện tượng tiểu đường thai kỳ đã trở nặng , cần can thiệp để điều tiết tình trạng rối loạn đường huyết trong máu. Song song với đo khi ăn, nên ăn theo thứ tự chất xơ, đạm, tinh bột để tối thiểu hóa lượng đường hấp thụ vào máu.

Thường thì insulin sẽ được kê đơn như sau:

  • Liều khởi đầu được tính theo cân nặng: 0,4- 0,5 đơn vị/ kg/ 24h
  • Tổng liều insulin cần chia ra 40-50% insulin nền và 50-60% insulin sử dụng trước các bữa ăn.

Tùy vào độ nghiêm trọng của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ điều chỉnh để đưa chỉ số đường huyết về mục tiêu chỉ định.

Một trong những sai lầm của bệnh nhân tiểu đường trong thời kỳ mang thai là không sử dụng đúng liều theo chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc vì sợ bị phụ thuộc vào insulin. Đó là những quan điểm sai lầm. Thay vào dó bệnh nhân cần làm đúng yêu cầu từ bác sĩ để ngăn tình trạng biến xấu và bảo vệ thai nhi trong những tháng cuối cùng.

Nếu kiểm soát tốt, tình trạng đái tháo đường thai kỳ sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh nở mà không để lại di chứng cho mẹ và bé.

2. Điều chỉnh chế độ ăn

Vào những tháng cuối cùng thai kỳ, việc điều chỉnh chế độ ăn cần được tuân thủ nghiêm ngặt và khoa học. Một quan điểm sai lầm đó là mẹ cắt giảm hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn mà không qua tìm hiểu trước. Thực tế, đây vẫn là thành phần quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu.

Về bản chất, mẹ vẫn phải ăn đủ các nhóm chất như sau:

  • Carbohydrate chiếm 33-40% tổng lượng thức ăn hấp thụ.
  • Chất béo không bão hòa chiếm 35-40% tổng lượng thức ăn hấp thụ.
  • Protein chiếm 20% tổng lượng thức ăn hấp thụ.
  • Chất xơ chiếm 25-30 gram

Chế độ ăn cũng nên được chia nhỏ ra làm bữa chính và bữa phụ, ăn nhiều lần trong ngày theo giờ cố định. Tối ưu nhất là 6 bữa, mỗi bữa cách nau 2 tiếng để duy trì cơ thể luôn đầy đủ năng lượng, dưỡng chất nuôi thai nhưng không gấp tăng chỉ số đường huyết một cách đột ngột.

Ngoài ra mẹ cũng nên lựa chọn các nhóm thực phẩm bổ dưỡng nhưng lành tính như các loại đậu, granola và các loại hạt, yến sào, các loại trái cây ít ngọt, cá hồi… Nếu mẹ vẫn đang sử dụng sữa bầu, nên ưu tiên những loại ít ngọt hoặc hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ. Các sản phẩm từ sữa khác đều cần được tiệt trùng. Và mẹ cũng nên tránh các loại sữa yến mạch và gạo để giảm chất đường bột.

Đặc biệt mẹ nên kiêng, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, banh kẹo ngọt, các loại thực phẩm mặn…

Cụ thể hơn, xem thêm tại:

Chúc mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh, bình an, bé kháu khỉnh, khỏe mạnh!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo