Bà bầu ăn yến khi nào tốt nhất? 

Bà bầu ăn yến khi nào tốt? Đâu là tác dụng của tổ yến với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu ăn yến khi nào tốt nhất? 

Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy?
tổ yến có tác dụng gì với mẹ bầu

1. Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy

Câu trả lời cho câu hỏi “bầu mấy tháng ăn được yến” thường là sau tháng thứ 3, dù trong 3 tháng đầu mẹ vẫn có thể sử dụng yến. Nguyên nhân chủ yếu thường đến từ các e ngại sau:

  • Tổ yến có tính hàn, theo đông y dễ gây co bóp, kích thích mạnh tử cung – một trong những nguyên nhân dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu thường được khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế ăn trong 3 tháng mang thai đầu tiên để tối thiểu hóa rủi ro, đặc biệt khi cơ thể đang có sự điều chỉnh bên trong. (Xem thêm các câu hỏi thường gặp về Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn yến được không?)
  • Một nguyên nhân khác là lý do an toàn thực phẩm. Tổ yến rất bổ, nhưng mua đúng nguồn cung chất lượng lại không dễ đặc biệt khi tổ yến đang được bán tràn lan với mọi khung giá, được làm giả, làm nhái, tẩm độn để trục lợi. Vì vậy, trong 3 tháng đầu tiên, nếu chưa quen ăn hoặc có nguồn cung ổn định, mẹ nên cẩn trọng để tránh lợi bất cập hại. Chi tiết xem tại: Cách phân biệt yến thật yến giả nhanh chóng
  • Nếu mẹ có tiền sử dị ứng đạm, nên tránh ăn tổ yến bởi tổ yến là thực phẩm siêu dinh dưỡng với hơn 50% là các axit amin có lợi cho sức khỏe. 

Với những mẹ bầu có thể trạng bình thường, tổ yến có thể là lựa chọn phù hợp nhưng không thiết yếu trong việc dưỡng thai. Tùy vào điều kiện gia đình, mẹ thể bắt đầu ăn yến trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi hoặc ăn nhiều ở 2 tháng cuối để nuôi sức chuẩn bị vượt cạn, đồng thời mau chóng hồi phục sau khi sinh.

2. Các trường hợp mẹ bầu nên ăn yến để bổ sung chất

Khi nào thì mẹ bầu nên ăn yến sào
tổ yến có tác dụng gì với mẹ bầu

Với một số mẹ bầu có dấu hiệu béo phì, tiểu đường tiền thai sản, hoặc tiểu đường thai kỳ mẹ nên xin tư vấn từ các chuyên gia để kết hợp tổ yến với chế độ ăn dưỡng thai. Bởi trong giai đoạn này mẹ thường có chế độ kiêng khem cực kỳ khắt khe, đặc biệt là các chất đường bột, chất béo trong khi vẫn cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. 

Nhu cầu năng lượng gia tăng khi vẫn phải hạn chế nguồn dinh dưỡng nạp vào cũng là một vấn đề cần quan tâm. Ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết nhưng kiêng quá đà sẽ làm hạ đường huyết, cả 2 trường hợp đều không tốt cho mẹ và bé!

Xem thêm tại:

Một vài trường hợp khác khi cân nặng của mẹ đã chạm hoặc vượt quá ngưỡng tăng cân an toàn, mẹ cũng cần lưu ý tinh chỉnh chế độ ăn và chuyển đổi thực đơn sang các thực phẩm bổ dưỡng lành tính hơn như tổ yến. Nếu tiếp tục ăn cố cho con, đặc biệt là khi mẹ thừa cân nhưng con vẫn thiếu ký, mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ra cả ảnh hưởng lên mẹ và bé đặc biệt là trong giai đoạn tiền sản và sức khỏe sau khi sinh.

Mức tăng cân an toàn của bà bầu theo từng tháng 

Có hàm lượng dinh dưỡng cao, dầu đạm và vi chất, tổ yến có thể bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé với khẩu phần nhỏ, phù hợp cho các bữa phụ mà không gây quá no, hoặc gây tăng chỉ số đường huyết bất thường. Vì vậy yến sào thường là một trong những lựa chọn khá phổ biến cho những mẹ phải kiểm soát lượng đường trong máu trong quá trình dưỡng thai.

Chi tiết xem tại: Tổ yến có tác dụng gì cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

3. Mẹ bầu nên ăn yến chưng vào bữa nào trong ngày

Thời điểm mẹ bầu ăn yến chưng tốt nhất là khi đói – bữa sáng sau khi thức dạy hoặc bữa phụ cữ tối trước khi đi ngủ để nuôi năng lượng cả đêm. Ngoài ra do mẹ bầu thường được khuyến cáo nên ăn nhiều bữa phụ trong ngày để đảm bảo năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu nên mẹ cũng có thể cân nhắc ăn yến vào:

  • 2 giờ sau bữa sáng
  • 2 giờ sau bữa trưa
  • Và 2 giờ sau bữa tối như đã đề cập ở trên.

Tác dụng của tổ yến với bà bầu theo từng tháng

tổ yến có tác dụng gì với mẹ bầu
tổ yến có tác dụng gì với mẹ bầu

Dinh dưỡng trong tổ yến có thể đóng góp vào sự phát triển của thai nhi trong từng tháng như sau:

Tháng 1-3:

  • Bổ sung Axit folic: Tổ yến có thể chứa axit folic, một chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ, giúp hỗ trợ phát triển ống thần kinh của trẻ. Bên cạnh tổ yến, mẹ cũng có thể bổ sung axit folic thông qua các nguồn thực phẩm khác như rau xanh, đậu, ngũ cốc và các loại trái cây như cam và chanh.
  • Bổ sung sắt: Sắt là chất cần thiết để sản xuất hồng cầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tổ yến có thể cung cấp một phần nhu cầu về sắt khi mẹ ngán ăn các loại thực phẩm như thịt gà, cá, đậu…

Ngoài ra tổ yến dễ ăn, nhẹ bụng, chứa nhiều chất kích thích vị giác và cân bằng tiêu hóa nên cũng vô cùng phù hợp để giảm nghén trong giai đoạn này. Tất nhiên 3 tháng đầu cũng là 3 tháng vô cùng nhạy cảm nên mẹ vẫn nên cân nhắc có ăn tổ yến hay không. Ngoài ra vai trò của tổ yến trong giai đoạn này cũng chưa thực sự thiết yếu, có thể thay thế bằng nhiều nguồn dinh dưỡng khác.

Tháng 4-6:

Ăn tổ yến trong giai đoạn 3 tháng giữa cũng là một cách để “ăn vào con không vào mẹ” đặc biệt khi nhu cầu năng lượng, đạm và các chất trong giai đoạn này đã bắt đầu gia tăng, khiến mẹ nhanh “đói” hơn nhưng lại sợ cảm giác “nhồi nhét”, ăn cho 2 người. 

Ăn gì để vào con không vào mẹ

Dùng tổ yến như các bữa phụ sẽ giúp bổ sung năng lượng cho mẹ do mệt mỏi, căng thẳng hoặc do tác dụng phụ của ốm nghén. Ngoài ra tổ yến cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ và thai kỳ khỏe mạnh, ít ốm vặt tránh gây những ảnh hưởng không đáng có, mệt mỏi khi không thể can thiệp bằng thuốc.

Ăn yến sào trong giai đoạn này cũng giúp bổ sung Canxi – chất cần thiết để hỗ trợ phát triển xương và răng của thai nhi. Tổ yến có thể hỗ trợ bổ sung một phần nhu cầu canxi bên cạnh các sản phẩm từ sữa mà không gây ngán hoặc tăng cân. Tuy nhiên mẹ không nên phụ thuộc hoàn toàn vào tổ yến mà nên có sự tính toán liều lượng cụ thể theo tư vấn chuyên gia về chế độ ăn.

Tháng 7-9:

Như đã đề cập, ăn yến trong giai đoạn này chủ yếu là để nuôi sức cho mẹ khỏe mạnh, sẵn sàng cho thời kỳ vượt cạn khi thời điểm cận kề. Bên cạnh đó, trong tổ yến cũng có nhiều chất hỗ trợ chữa lành, bổ máu, có thể giúp mẹ nhanh chóng phục hồi hơn sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ. 

Bên cạnh đó, trong 3 tháng cuối, nhu cầu năng lượng của mẹ cũng tăng lên khoảng 2500 kcal/ ngày nên cũng cần bổ sung thêm qua chế độ ăn. Yến sào sẽ giúp hỗ trợ bổ sung năng lượng về chất mà không gia tăng về lượng, nên khá phù hợp cho các bữa phụ, giúp mẹ không cần gia tăng khối lượng ăn nhưng luôn khỏe mạnh và giàu sức sống.

Một lưu ý nhỏ là lượng calo cụ thể cần thiết có thể khác nhau tùy vào thể trạng và cân nặng trước khi mang thai. Vì vậy mẹ có thể xin tư vấn từ chuyên gia để xây dựng và điều chỉnh chế độ ăn một cách sát nhất với nhu cầu cơ thể.

9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài. Dù lắm lúc mệt mỏi nhưng sẽ là một khoảng thời gian mỗi khi nhớ về lại thấy đong đầy cảm xúc. Chúc mẹ và bé, khỏe mạnh mẹ tròn con vuông!

Tổ yến tại Sanosa được khai thác từ các nhà nuôi yến chuyên nghiệp, có tuổi đời từ 7-8 năm để mang tới nguồn yến sào chất lượng, giàu dưỡng chất.Xem chi tiết sản phẩm tại: Yến sào Sanosa

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo