Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không? Đâu là những điều cần lưu ý

Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không? Câu trả lời là có. Đa số trẻ sinh ra đều khỏe mạnh nếu có chế độ chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp. Song song với đó, mẹ cũng cần lưu ý bởi trẻ có thể có nhiều nguy cơ sức khỏe hơn so với những thai nhi bình thường. 

Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai?
Thực đơn 3 bữa cho mẹ bầu bị tiểu đường

Mẹ bị tiểu đường có mang thai được không?

Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai không, đây là nỗi băn khoăn của không ít mẹ bầu. Bởi lẽ khi bị tiểu đường, mang thai sẽ có nguy cơ mang đến nhiều biến chứng sức khỏe cho bé trong cả giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Tin tốt là bằng cách lên kế hoạch trước với sự hỗ trợ từ bác sĩ gia mẹ vẫn có thể giảm thiểu các rủi ro liên quan và sinh con khỏe mạnh.

Tùy vào tình trạng bệnh – đang đái tháo đường tuýp 1 hay 2, cách xử lý sẽ khác nhau. Dưới đây là những chia sẻ tổng quan về các lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường có dự định mang thai trong thời gian tới!

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với thai nhi là gì?

Các cơ quan chức năng như não, tim, thận và phổi của bé sẽ bắt đầu hình thành trong 8 tuần đầu thai kỳ. Chỉ số đường huyết cao trong giai đoạn này sẽ dẫn tới nhiều  nguy cơ gây khuyết tật bẩm sinh như khuyết tật tim, não, xương sống…

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt cũng sẽ làm tăng mức đường huyết của thai nhi. Thai nhi sẽ được “nuôi quá mức an toàn” sẽ lớn rất nhanh. Ngoài việc gây khó chịu cho người phụ nữ trong những tháng cuối thai kỳ, đây còn là nguyên nhân có thể gây ra nguy cơ lưu thai, khó sinh, phải sinh mổ hoặc bị tổn thương dây thần kinh do áp lực phải gánh chịu trong quá trình sinh, hoặc bị các vấn đề về hô hấp, ngay sau khi sinh.

Đặc biệt mẹ bị tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 thường có nguy cơ sinh non cao hơn nhiều lần so với mẹ bình thường.

Những mẹ mắc bệnh tiểu đường và sử dụng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gặp tình trạng đường huyết quá thấp. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được kiểm soát tốt trong thai kỳ có thể dẫn đến các chứng bệnh đường huyết thấp ở trẻ sau khi sinh.

Tiểu đường có mang thai được không?
Thực đơn 3 bữa cho mẹ bầu bị tiểu đường

Ảnh hưởng của tiểu đường với mẹ bầu là gì?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, thai kỳ có thể làm tăng tình trạng tổn thương của các vấn đề hiện tại, chẳng hạn như vấn đề về mắt và bệnh thận, đặc biệt là khi chỉ số đường huyết của mẹ quá cao.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nếu quyết định mang thai cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật, dẫn tới tổn thương động mạch, gây tăng huyết áp… Tiền sản giật có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cho mẹ và bé. Cách điều trị duy nhất cho tiền sản giật là sinh bé. 

  • Nếu mẹ bị tiền sản giật và đã đạt 37 tuần thai kỳ, bác sĩ thường sẽ đề xuất sinh sớm để hạn chế nguy hiểm. 
  • Trước tuần 37, bác sĩ sẽ tìm mọi cách để giữ thai nhi trong bụng mẹ càng lâu càng tốt, và chỉ kiến nghị sinh sớm khi tình hình trở nặng.

Phụ nữ bị tiểu đường nên lưu ý gì để mang thai an toàn?

Thai nhi sinh ra sẽ khỏe mạnh bình thường nếu bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình trước và trong thai kỳ. Kiểm soát đường huyết cũng giảm khả năng phụ nữ mắc các vấn đề thường gặp của tiểu đường, hoặc các vấn đề sẽ trở nặng trong quá trình mang thai.

Dưới đây là 4 gợi ý mẹ nên tham khảo để đảm bảo an toàn cho quá trình mang thai:

1. Lên kế hoạch trước khi có ý định mang thai

Trước khi dự định có thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ để đánh giá những ảnh hưởng của tiểu đường lên cơ thể, đồng thời tư vấn về cách điều chỉnh về chỉ số đường huyết, các loại thuốc cần thiết cùng lộ trình cụ thể. Nên đưa cân nặng và chỉ số đường huyết về mức an toàn trước khi mang thai, như vậy sẽ tối thiểu hóa những rủi ro không đáng cho thai kỳ.

Mục tiêu của giai đoạn này là đưa mức đường huyết hàng ngày về chỉ số được khuyến nghị:

  • Trước bữa ăn, lúc đi ngủ và qua đêm: 90 hoặc thấp hơn
  • 1 giờ sau bữa ăn: 130 đến 140 hoặc thấp hơn
  • 2 giờ sau bữa ăn: 120 hoặc thấp hơn

Nếu bạn thuộc nhóm tiểu đường tuýp 1, mục tiêu có thể cao hơn để tránh tình trạng hạ đường huyết. Tùy vào từng trường hợp và độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn khác nhau. 

2. Thay đổi chế độ ăn lành mạnh

Tiểu đường thai nghén nên ăn gì?
Thực đơn 3 bữa cho mẹ bầu bị tiểu đường

Thay đổi chế độ ăn là điều cần làm đầu tiên để kiểm soát tối đa ảnh hưởng tới cơ thể. Cụ thể theo từng trường hợp, mẹ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo theo những gợi ý dưới đây:

  • Nên ăn các loại rau củ quả không chứa tinh bột như ớt, xoài, cà rốt, bắp cải, cà tím, súp lơ, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, xà lách, cà chua và ớt.
  • Có thể ăn nhưng nên hạn chế các loại rau củ chứa tinh bột như khoai tây, đậu hòa lan xanh, ngô, bí, bí ngô, bí đỏ, chuối ngự, khoai lang, củ sắn, khoai mật, khoai tím… vì chúng có hàm lượng carbohydrate cao, dễ gây tăng đường huyết.
  • Các loại đậu như đậu đen, đậu nành, đỗ xanh và đỗ, lạc…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, gạo lứt, hạt mạch, bột ngô nguyên hạt.
  • Nên ăn các loại trái cây, đặc biệt là trái cây tươi hoặc đông lạnh. Tránh trái cây đã khô hoặc đóng hộp hoặc nước trái cây do hàm lượng đường cao. Nếu ăn trái cây đóng hộp, chọn những loại được đóng trong nước hoặc nước trái cây tự nhiên mà không có siro.
  • Sữa không chất béo hoặc ít chất béo, bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, đồ uống đậu nành giàu canxi.
  • Các nguồn protein đa dạng như thịt gà, thịt gà tây, cá, hải sản, trứng, hạt, hạt điều và các sản phẩm từ đậu nành. Loại bỏ mỡ từ thịt và loại bỏ da từ gia cầm.
  • Dầu, chẳng hạn dầu olive, dầu cải dầu và dầu safflower. Tránh dầu lợn và dầu bơ.
  • Đồ uống không có đường thêm, chẳng hạn như nước, trà không đường và cà phê không đường.

3. Tập thể dục và vận động đều đặn

Tập thể dục là một cách khác để kiểm soát nồng độ đường trong máu. Theo Centers for disease control and prevention, mẹ nên tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần để có hiệu quả tốt nhất. Cách tập hiệu quả có thể là đi bộ nhanh, bơi lội, yoga, đạp xe tại chỗ. Nên ưu tiên những hoạt động thoải mái, an toàn và nhẹ nhàng khi đang mang thai hoặc những hoạt động mang tính đốt cháy, tiêu hao năng lượng hơn khi đang trong giai đoạn chuẩn bị

4. Kiểm soát và điều trị nhanh chóng tình trạng hạ đường huyết

Kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết đột ngột ở nhiều thời điểm. Nếu bạn đang dùng thuốc tiểu đường hoặc insulin, hãy chuẩn bị một nguồn đường nhanh như kẹo cứng hoặc viên glucose để sử dụng ngay khi cần. Ngoài ra, hãy dạy cho các thành viên trong gia đình và những người bạn thân trong công việc hoặc bạn bè cách sơ cứu trong trường hợp xuất hiện tình trạng tụt đường huyết nghiêm trọng.

Tiểu đường thai nghén nên ăn gì?

Thực đơn 3 bữa cho mẹ bầu bị tiểu đường
Thực đơn 3 bữa cho mẹ bầu bị tiểu đường

Khi bước vào giai đoạn mang thai, việc ăn gì cũng là câu hỏi đáng được quan tâm bởi nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới việc mất kiểm soát cân nặng và rối loạn đường huyết trong máu. Dưới đây là một vài gợi ý thực đơn phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường tuýp 1 hoặc 2, hoặc tiểu đường thai kỳ:

1. Thực đơn bữa sáng cho mẹ tiểu đường khi mang thai

  • Nếu bạn có thói quen ăn sáng với ngũ cốc, hãy chọn loại có ít đường hoặc không đường và giàu chất xơ, như bột lúa mì nghiền hoặc bột yến mạch và ăn kèm các loại hạt dinh dưỡng.
  • Thịt ba chỉ nướng với một lát lớn hoặc hai lát nhỏ bánh mì ngũ cốc. Bánh mì lúa mạch cũng có thể là lựa chọn phù hợp để thay thế.
  • Một lát lớn hoặc hai lát nhỏ bánh mì ngũ cốc nướng với bơ đậu phộng không chứa đường.
  • Các món ăn từ trứng cũng là một lựa chọn tốt. Mẹ có thể ăn trứng luộc, trứng chần, trứng đánh, trứng chiên hoặc trứng ốp la kèm bánh mì ngũ cốc (nấu trứng cho đến khi lòng đỏ cứng để giảm các nguy cơ khác).
  • Yaourt ăn kèm táo hoặc lê và các hạt dinh dưỡng. Nếu bạn chọn yaourt ít béo, hãy kiểm tra hàm lượng đường.

2. Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu bị tiểu đường

  • Trứng đánh với một lát bánh mì ngũ cốc
  • Salad theo phong cách Hy Lạp với nhiều ô liu và phô mai, kèm bánh mì ngũ cốc hoặc 2 cái bánh quy ngũ cốc hoặc bánh mì yến mạch.
  • Salad cá ngừ, trứng và ô liu và rau xanh
  • Một nửa củ khoai tây nướng kèm mỡ hành tây, phô mai, salad cải hoặc rau salad.
  • Một bánh sandwich ngũ cốc với các topping như thịt, cá, trứng, phô mai và rau sống rửa sạch

3. Thực đơn bữa tối cho mẹ tiểu đường thai kỳ

  • Mì ống với nước sốt rau hoặc gà tự làm, sử dụng một lượng nhỏ mì nguyên cám. Thêm một số đậu lăng hoặc đậu. Nếu dùng nước sốt chế biến sẵn hãy kiểm tra hàm lượng đường để tránh các loại có chỉ số cao.
  • Thịt bò kho với khoai tây, đậu lăng hoặc đậu.
  • Đùi gà, cuốn bằng thịt xông khói và nướng, kèm một vài củ khoai tây mới và đậu xanh.
  • Miếng cá nướng với đậu bắp hoặc các loại hạt
  • Món bông cải bơ tươi kem phô mai với đủ rau xanh hoặc một món salad rau xanh
  • Thịt bò nướng kèm khoai tây chiên và salad

Ngoài ra chế độ ăn cho mẹ tiểu đường và tiểu đường thai kỳ có nhiều nét tương tự. Mẹ có thể tham khảo thêm tại:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo