Tổ yến là gì? Phân biệt các khái niệm và thuật ngữ khi mua yến sào 

Tổ yến là gì? Phân loại ra sao? Để tránh bị rối bởi các thông tin, thuật ngữ đa dạng hay trộn lẫn khái niệm và hiểu nhầm khi mua yến sào, dưới đây là bảng tổng hợp khái niệm về yến bao quát từ nguồn gốc, đặc điểm, cấu phần đến cách sơ chế. Cùng Sanosa tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

tổ yến là gì
phân biệt các loại tổ yến sào

Tổ yến là gì?

Tổ yến hay yến sào là tổ được chim yến bện bằng nước dãi yến để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Tổ yến ngoài tự nhiên thường được xây ở các vách đá cao, trong hang động đặc biệt là tại các khu vực mát mẻ, có nguồn côn trùng và thức ăn phong phú. 

Tại Việt Nam, tổ yến thường tập trung tại Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và các vùng ven biển phía Nam. Tuy nhiên khi mô hình nhà yến đang mọc lên ngày càng nhiều, chim yến cũng đang có cuộc đại di cư ‘rời hang, bỏ đảo’, làm tổ rải rác hơn 50 tỉnh thành phố.

Quá trình xây tổ của chim yến thường diễn ra rất chậm, kéo dài từ 28-30 ngày, mỗi đêm chỉ kéo thêm được 1mm. Khi kết cấu tổ yến dần dần hình thành cũng là lúc yến chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ trứng. Kể từ lúc này, có 3 giai đoạn để thu hoạch yến sào:

  • Trước khi yến đẻ trứng: Đây là giai đoạn thu hoạch tốt nhất về giá trị dinh dưỡng và độ sạch, ít lẫn tạp chất do tổ chưa bắt đầu ấp trứng và nuôi con. Nhược điểm của loại hình khai thác này là tổ yến có trọng lượng nhẹ, đồng thời can thiệp vào chu trình sinh sản tự nhiên của chim yến. Bởi vậy nhiều nhà yến thường tránh thu hoạch vào giai đoạn nhạy cảm này. 
  • Sau khi yến đẻ được 2 trứng: Lúc này tổ yến gần như đã hoàn thiện, giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn. Tạp chất xen lẫn có phần nhiều hơn nhưng không ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, thu hoạch tổ yến giai đoạn này cũng làm ảnh hưởng, gây gián đoạn tới quá trình ấp trứng của yến, khó khai thác bền vững.
  • Sau khi chim non rời tổ: Về lý thuyết, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch mà không ảnh hưởng tới chim mẹ – chim non. Tuy nhiên ở giai đoạn này, hàm lượng dưỡng chất đã giảm đáng kể, trong quá trình nuôi con tổ yến cũng xen vào nhiều tạp chất như lông và phân chim.

Phân biệt các thuật ngữ, khái niệm về yến sào

Để dễ dàng hơn trong việc phân biệt và nhận biết các khái niệm khi tìm hiểu thông tin về tổ yến, dưới đây là các bộ ‘từ điển’ chuyên môn được tổng hợp từ Sanosa.

  • Tổ yến/ yến sào: thường có hình dạng nửa chén cơm, được bện bằng nước bọt yến với giá trị dinh dưỡng cao.

Phân loại tổ yến theo nguồn gốc

phân biệt các loại yến sào
phân biệt các loại tổ yến sào
  • Tổ yến đảo/ yến tự nhiên: là tổ yến được thu hoạch từ tự nhiên, không có can thiệp của bàn tay con người. Theo tập tính sinh học vốn có, chim yến sẽ làm tổ tại các khu vực hang động, vách đá hiểm trở, khá khó khai thác. Tổ yến loại này thường thô, dày, lòng sâu và có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với yến nuôi trong nhà và đa dạng khoáng chất hơn. Yến đảo sẽ gồm bạch yến, hồng yến và huyết yến. 
  • Tổ yến nuôi/ yến nhà: yến nuôi là tổ yến được thu hoạch trong các nhà yến chuyên nghiệp. Thay vì làm tổ ngoài tự nhiên, chim yến được dẫn dụ vào nhà và làm tổ trong môi trường lý tưởng hơn về nhiệt độ, ánh sáng nhưng vẫn duy trì tập tính kiếm mồi ngoài tự nhiên. Do không bị ảnh hưởng bởi thiên địch, khí hậu và tình trạng vệ sinh nên yến nuôi thường an toàn, sạch bệnh hơn. Bù lại tổ yến thường nhẹ, mỏng, kết cấu lỏng lẻo hơn.

Nên mua yến đảo hay yến nhà?

Phân loại yến sào theo đặc tính sản phẩm

Đặc tính ở đây có thể hiểu là tính trạng sơ chế, độ sạch, độ vẹn nguyên của tổ. Thường thì yến sào trên thị trường thường được bán dưới 4 dạng sau:

  • Yến sào thô hay yến nguyên tổ: Là yến còn giữ nguyên hình dạng sau khi thu hoạch, chưa trải qua quá trình làm sạch tạp chất. Có thể nói đây là sản phẩm ‘nguyên chất nhất’ có giá trị dinh dưỡng gần như nguyên vẹn do chưa bị rã tổ, hoặc ngâm nước. Bên cạnh đó, yến thô còn giữ được vị nồng đặc trưng riêng của biển, sợi yến mảnh và giòn, ăn ngon miệng, có thể nở 4-5 lần so với kích cỡ ban đầu.
  • Yến sơ chế hay tổ yến rút lông: Là tổ yến đã được làm sạch tỉ mẩn bằng thủ công kết hợp phun sương/ rút lông khô, không trải qua quá trình ngâm nước, rã tổ. Yến sơ chế có độ sạch 80-90%, thuận tiện hơn trong việc chế biến, sử dụng khi so với các dòng yến thô. 
  • Yến sào tinh chế: Là các sản phẩm yến sào được làm sạch hoàn toàn sau đó định hình lại bằng khuôn. Mùi yến có phần dịu đi so với vị tanh nồng đặc trưng của yến thô. Sợi yến khi chưng thường mềm, độ nở giao động từ 2-3 lần so với kích thương đầu. Vị yến sào tinh chế có phần kém hơn yến thô nhưng bù lại không mất thời gian sơ chế và cần ít thời gian chưng hơn, hoàn toàn phù hợp cho các gia đình có nhịp sống bận rộn.
  • Yến vụn: yến vụn là những tổ yến có hình dáng không còn nguyên vẹn do rơi vỡ trong quá trình thu hoạch hoặc vận chuyển. Dù vẻ ngoài không hoàn hảo nhưng bù lại, hàm lượng dinh dưỡng của tổ yến vụn gần như không khác mấy với yến sào thô. Bởi vậy đây có thể coi là lựa chọn hoàn hảo về cả lợi ích kinh tế lẫn giá trị dinh dưỡng cho gia đình. Ngoài ra yến vụn cũng thường xuyên được sử dụng để sản xuất yến tinh chế!

Nên mua loại yến nào?

Phân biệt các loại tổ yến theo màu sắc

tổ yến là gì
phân biệt các loại tổ yến sào

Thành phần khoáng chất, dinh dưỡng, độ hiếm và giá trị các loại tổ yến có sự phân hóa đáng kể dựa vào màu sắc. Cụ thể hơn, tổ yến thường được chia làm 4 dạng dưới đây:

  • Mao yến: tổ là bạch yến nhưng có tỷ lệ xen lẫn tạp chất màu đen cao (lông yến). Đây cũng thường là sản phẩm giá rẻ nhất trên thị trường bởi khi lặt lông yến xong, tỷ lệ yến còn lại hầu như không đáng là bao.
  • Bạch yến: là dòng sản phẩm phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên cần lưu ý, dù gọi là bạch yến, yến sào dạng này thường có màu trắng ngà, đục. Yến tinh chế sẽ có màu trắng hơn yến thô. Tuy nhiên nếu yến trắng tinh tươm, trắng tinh khiết, đó có thể là các sản phẩm giả hoặc các sản phản phẩm loại kém, nấm mốc được tẩy trắng lại.  
  • Hồng yến: thuộc dòng yến đảo, được thu hoạch ở các khu vực có khoáng chất đặc biệt. Bởi vậy yến sào thường có màu cam hoặc vàng ngà. Nguồn cung của hồng yến gần như chỉ chiếm chưa tới 15% trên thị trường do độ khan hiếm và giá trị dinh dưỡng cao hơn so với bạch yến. 
  • Huyết yến: thuộc loại sản phẩm hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong yến sào nói chung và yến đảo nói riêng. Sản lượng mỗi năm gần như chỉ đủ để thỏa mãn top 5% thị trường. Sợi yến có màu đỏ, hương thơm, ngon miệng, thường được rao bán ở mức giá không dành cho số đông (có thể cao tới 5 lần bạch yến, hoặc hơn)!

Phân biệt các thành phần cấu tạo của tổ yến sào

phân biệt các loại tổ yến sào
phân biệt các loại tổ yến sào
  • Tai yến sào: Cách gọi khác của tổ yến do sự tương đồng về hình dạng.
  • Chân yến: Là bộ phận giúp kết dính, cố định tổ yến trên vách đá treo leo. Đây là bộ phận khá dày và lớn đồng thời cũng là phần dai và giòn nhất. Trong tổ yến thô sẽ bao gồm cả chân yến do đặc tính ‘khai thác sao bán vậy’. Trong các sản phẩm yến tinh chế, chân yến sẽ được lọc ra ngay từ ban đầu.
  • Sợi yến: Là cấu phần dệt lên phần lưng và 2 bên má của tổ. Đặc trưng của sợi yến là dai, mềm, giòn, ngon nên được khá nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là trong giai đoạn ‘nhạt mồm nhạt miệng’ sau khi ốm dậy hoặc hậu phẫu, xạ trị. 
  • Xơ mướp: Là lớp đệm êm được dệt bằng các sợi mảnh ở phần bụng trong của tổ yến. Đây là bộ phận thường tìm thấy trong yến thô (yến nguyên tổ). Còn trong yến tinh chế, lớp xơ mướp đã bị tách ra làm sạch riêng. 

Trên đây là những chia sẻ tổng kết từ Sanosa. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các sản phẩm đang được rao bán trên thị trường cũng như giá trị thực của từng loại yến sào. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Để tìm hiểu thêm về thông tin các sản phẩm yến sào phân phối bởi Sanosa, xem thêm tại: Yến sào loại 1

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo