Nên ngâm yến bao lâu để nở mà không mất chất

Ngâm yến bao lâu là đủ? Đâu là các lưu ý cho từng loại yến trong quá trình ngâm và sơ chế để tránh làm mất chất? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nên ngâm yến bao lâu để không mất chất
Yến sào ngâm bao lâu không mất chất

Nên ngâm yến bao lâu?

Câu trả lời là từng loại yến. Mỗi loại tổ yến có thời gian ngâm và sơ chế khác nhau. Vì vâỵ khi mua bạn cần lưu ý hỏi kỹ, đồng thời quan sát trong quá trình ngâm nở để tránh ngâm tổ yến quá lâu gây mất chất, hay ngâm quá ngắn, sợi yến chưa kịp nở bung. Cụ thể hơn, dưới đây là lưu ý và thời gian ngâm cho từng loại.

Nên ngâm yến thô bao lâu?

Yến thô là loại tổ yến chưa qua ngâm nước hay rã tổ, có thể được làm sạch một phần hoặc chưa làm sạch. Đặc điểm nhận dạng của sợi yến thô khi đã ngâm đủ đó là độ nở. Khi sợi yến nở gấp 4-5 lần so với kích thước ban đầu, bạn có thể chuyển qua bước làm sạch, tránh ngâm tổ yến lâu thêm, dễ gây hao hụt dưỡng chất.

Tổ yến thô cũng chia làm 3 loại yến khác nhau. Mỗi loại tổ yến này có một thời gian ngâm nước khác biệt.

1. Tổ yến đảo ngâm bao lâu là đủ?

Tổ yến đảo là tổ yến khai thác ngoài thiên nhiên. Sản lượng yến đảo thường rất ít, phần lớn tổ yến trên thị trường hiện nay là tổ yến khai thác từ các nhà nuôi chuyên nghiệp. Để phân biệt, tổ yến đảo thường to, dày và có kết cấu chặt chẽ hơn so với tổ yến nhà, đặc biệt là phần chân yến. Nguyên nhân là bởi điều kiện tự nhiên thường rất khắc nghiệt, không an toàn như môi trường trong nhà nên tổ yến cần bện dày hơn để bảo vệ yến con.

Với tổ yến đảo, thời gian ngâm sẽ lâu hơn so với các tổ yến thông thường. Thời gian ngâm trung bình là từ 2-3 tiếng. Với trường hợp yến huyết, thời gian ngâm có thể lên tới 6 tiếng.

Tuy nhiên, bạn cũng nên kết hợp quan sát độ nở khi ngâm để tránh lãng phí bởi nhiều nơi thường bán yến nhà dưới mác yến đảo để trục lợi. 

2. Tổ yến nhà ngâm bao lâu là đủ

Tổ yến thô khai thác từ nhà nuôi thường có thời gian ngâm phụ thuộc vào độ già của tổ. Độ già ở đây phân biệt bằng độ già của chim yến khi làm tổ. Chim yến 5-7 năm tuổi trở lên sẽ biết cách bắt mồi hơn, tổ yến sẽ giàu dưỡng chất hơn và cần thời gian ngâm nở lâu hơn. Trung bình sẽ cần 1-2 tiếng mới nở bung.

Tổ yến yến non thường là tổ yến do chim yến dưới 3 tuổi dệt hoặc các tổ yến khai thác sớm trước khi chim yến đẻ trứng. Thời gian ngâm cho loại yến này thường là 40-60 phút.

Tổ yến ngâm bao lâu là đủ
Yến sào ngâm bao lâu không mất chất

Nên ngâm tổ yến tinh chế bao lâu?

Yến tinh chế là tổ yến đã qua ngâm nước, rã tổ và ghép lại sau đó sấy khô. Bởi vậy độ nở của yến tinh chế không còn cao như trước, khi ngâm, tối đa chỉ nở gấp 2-3 lần so với kích cỡ ban đầu. Thời gian ngâm của yến tinh chế cũng ngắn hơn, chỉ mất khoảng 15-20 phút, sau đó có thể mang đi chế biến được ngay nên vô cùng tiện lợi. 

Nếu bạn thắc mắc đâu là sự khác biệt giữa yến thô và yến tinh chế, bạn có thể tham khảo thêm tại: Nên mua yến thô hay yến tinh chế.

3. Chân yến ngâm bao lâu là đủ

Chân yến là bộ phận dầy nhất trong tổ yến do phải nâng đỡ cả tổ trên vách nhà hoặc vách đá treo leo. Đây cũng là bộ phận giàu dinh dưỡng và mang đến cảm giác nhai tốt hơn. Khi chưng, chân yến không có dạng kết cấu sợi mà sẽ nở thành khối to, nở gấp 1,5 lần so với sợi yến. Nhiều người ăn yến lâu năm thường thích ăn chân yến hơn tổ yến vì dạng kết cấu này.

Chi tiết xem tại: Nên mua chân yến hay tổ yến.

Do kết cấu dày hơn nên chân yến sẽ mất nhiều thời gian ngâm nở hơn so với tổ yến. Trung bình thời gian ngâm nở của chân yến kéo dài từ 60-80 phút hoặc lâu hơn tuỳ vào độ dày của chân. 

Các lưu ý khi ngâm tổ yến để tránh hao hụt dưỡng chất

Yến sào ngâm bao lâu không mất chất
Yến sào ngâm bao lâu không mất chất

Khi ngâm tổ yến, bạn cần lưu ý những điều sau để tranh vô tình làm mất chất hay ảnh hưởng tới kết cấu của yến. 

  • Tránh ngâm tổ yến bằng nước nóng, đặc biệt là với chân yến hay các loại yến già. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người có xu hướng ngâm bằng nước nóng để chân yên nở nhanh hơn. Tuy vậy điều này sẽ dễ làm hòa tan 1 phần axit amin có trong tổ yến, khiến làm giảm một phần hàm lượng dưỡng chất bên trong. 
  • Nếu ngâm bằng nước ấm, chỉ nên ngâm với nước không quá 40 độ. Ở nhiệt độ này sẽ giúp yến nở nhanh hơn nhưng vẫn giúp bảo toàn dưỡng chất, tránh những hao hụt không cần thiết.
  • Ngâm bằng nước lạnh vẫn là cách tốt nhất nếu bạn không có áp lực về thời gian.
  • Nên quan sát và chủ động vớt yến ra khi yến đã nở bung, tránh ngâm lâu không cần thiết khi yến đã nở đến kích cỡ tối đa.
  • Với  những tổ yến thật, nước ngâm yến sẽ giữ lại độ trong, không màu, không bụi, không có đục, không nổi bọt, không có vị lạ. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên tránh tiếc của mà tiếp tục sử dụng bởi đây là những sản phẩm đã qua tẩm độn, làm giả, chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có hệ tiêu hoá nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu hoặc đang mang thai, cho con bú. 
  • Khi chuyển qua làm sạch, tránh xả nước trực tiếp từ vòi và tổ yến, hoặc chỉ mở ở mức nhẹ để không làm gãy hay phá cấu trúc yến.

Tìm hiểu thêm các công đoạn tiếp theo tại:

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo