Yến chưng nếu bảo quản không đúng cách có thể bị hư. Vậy đâu là cách nhận biết yến chưng bị hư? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Nguyên nhân khiến yến chưng bị hư là gì?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến yến chưng bị hư:
- Yến chưng bị hư do bảo quản không đúng cách hoặc để quá lâu trong tủ lạnh.
- Yến chưng bị hư do sử dụng tổ yến bị hư, mốc meo, tẩy trắng hoặc bị hỏng trong quá trình bảo quản.
Để cẩn thận phân biệt, dưới đây là các gợi ý từ Sanosa.
Cách nhận biết yến chưng bị hư do bảo quản không đúng cách
1. Yến chưng để được bao lâu?
Tổ yến sau khi chưng tốt nhất nên được sử dụng ngay. Một trong những thói quen sai lầm khi chưng yến đó là chưng hết tất cả tai yến đã làm sạch, sau đó bảo quản trong tủ lạnh ăn dần. Thực tế cách tốt nhất để đảm bảo phát huy tối đa công dụng của yến, bảo quản được lâu mà không hao hụt dưỡng chất đó là:
- Sau khi làm sạch tổ yến, chỉ chưng khối lượng vừa đủ ăn theo nhu cầu của mối đối tượng, thể trạng.
- Phần còn lại để ráo nước, chia vào túi zip theo khẩu phần từng bữa sau đó bảo quản trong ngăn mát nếu sử dụng hết trong 1 tuần hoặc ngăn đông nếu bảo quản lâu hơn.
Yến chưng nếu không ăn hết trong 1 lần có thể bảo quản trong tủ lạnh và thường được khuyến khích ăn ngay trong 2-3 ngày. Tuỳ vào cách bảo quản và cách chưng mà thời gian bảo quản tương đối đa dạng:
Nếu để ở nhiệt độ thường, yến chưng chỉ có thể để được 5 tiếng. Sau 5 tiếng sẽ có dấu hiệu hao hụt dưỡng chất, thậm chí biến chất nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Yến đã chưng không thể bảo quản ở ngăn đông. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian tối đa có thể lưu trữ như sau:
- Yến chưng chưa bỏ thêm đường phèn có thể để được 10 ngày
- Yến chưng cùng các nguyên liệu khác có thể bảo quản được 7 ngày
Các dấu hiệu và nhận biết yến chưng bị hỏng
Một trong những cách nhận biết yến cưng bị hư hay không đó là quan sát màu sắc, kết cấu và mùi vị. Phương pháp này có thể áp dụng đồng thời cho yến tự chưng ở nhà hoặc các hũ yến chưng sẵn.
Cụ thể hơn, yến chưng bị hư sẽ có các dấu hiệu sau:
- Màu của nước yến thay đổi, nhìn có cảm giác sền sệt
- Sợi yến chuyển từ trong suốt sang màu trắng đục hoặc có màu loang lổ không đều
- Kết cấu sợi yến có phần nhão, quánh dẻo hoặc vón cục hoặc dễ đứt
- Nước yến trở nên sánh hơn
- Khi ngửi sẽ thấy mùi lạ, tanh nồng và mất vị thơm ban đầu
Nguyên nhân khiến yến chưng bị hư là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới yến chưng bị hư trong quá trình bảo quản. Đó có thể là:
- Do bảo quản không kín khiến tổ yến bị phản ứng và tấn công do các tác nhân khác trong tủ lạnh. Bởi lẽ tủ lạnh không phải là môi trường vô trùng như vẫn tưởng. Thay vào đó, đây là nơi hội tụ rất nhiều vi khuẩn và các tác nhân có hại khác nhau do bảo quản đủ loại đồ sống, đồ chín… Vì vậy khi bảo quản trong tủ lạnh cần lưu ý đậy kín để tránh mất chất và đẩy nhanh quá trình bị hỏng.
- Hộp hoặc hũ đựng yến không được làm sạch cẩn thận hoặc làm từ các chất nhựa độc hại. Để bảo quản yến, bạn nên sử dụng các sản phẩm hộp, hũ chất lượng cao và đã làm sạch, để ráo nước cẩn thận. Nếu có thể, nên khử trùng hoặc tiệt trùng hộp để giữ yến chưng được lâu hơn.
- Do nguồn nước sử dụng khi chưng không hoàn toàn tiệt trùng. Nếu được nên sử dụng nước đã lọc hoặc đun sôi để nguội.
- Bảo quản quá lâu, trong khi tủ lạnh quá đầy.
Cách nhận biết yến chưng bị hư do chất lượng tổ yến
Một nguyên nhân khiến yến vừa chưng xong đã bị hư, không ăn được đó là do sử dụng tổ yến không đảm bảo hoặc bị hỏng trong quá trình bảo quản.
Về cách phân biệt yến thật yến giả, bạn có thể tham khảo thêm tại: 5 cách phân biệt yến giả đơn giản nhất. Thường thì trong quá trình ngâm nước, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hiện tượng lạ như nước bị bụi, đổi màu, nổi bọt, có mùi hoặc vị lạ…
Bỏ qua các vấn đề nguồn yến không đảm bảo chất lượng, bảo quản tổ yến khô, yến tươi không đúng cách cũng có thể dẫn tới các hư hại không đáng có.
Cách phân biệt tổ yến bị hư trước khi chưng
Yến khô (yến thô và yến tinh chế) thường có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 2-3 năm. Nhưng nếu tổ yến không được bảo quản kín, bị ẩm khi bảo quản hoặc khi đóng gói, bị ánh nắng chiếu trực tiếp có thể dẫn tới biến chất hoặc nấm mốc. Dưới đây là một vài dấu hiệu phát hiện nhanh tình trạng “xuống cấp” của yến sào:
- Có sự thay đổi màu sắc. Tổ yến mất màu trắng hoặc ngà ngà màu vàng, thay vào đó xuất hiện các mảng màu loang lổ, chuyển qua các màu trắng xám, nâu thậm chí đen. Hoặc nếu để ý sẽ thấy các chấm li ti như bụi, có thể mang màu trắng, đen hoặc xanh, đỏ
- Khi sờ có cảm giác mềm xẹp, ươn ướt, mất cảm giác thô ráp ban đầu
- Kết cấu tổ yến trở nên lỏng lẻo, kém liên kết
- Tổ yến có mùi khó chịu
Cách phân biệt yến tươi bị hư
Yến tươi là yến đã trải qua ngâm nước, làm sạch để ráo nước rồi bảo quản lạnh. Nếu để ngăn mát có thể bảo quản được khoảng 1 tuần. Nếu để ngăn đông có thể để được 3 tháng. Song song với tự làm sạch, nhiều người cũng có thói quen mua yến tươi về chưng nấu cho tiện. Để tránh chưng nhầm yến tươi đã hỏng, hoặc bị trộn, làm giả, dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết:
- Sờ vào có cảm giác nhầy hoặc nhớt, dính
- Sợi yến mềm hoặc nhão, dễ đứt
- Yến đánh mất kết cấu sợi ban đầu
- Ngửi có mùi lạ, không thơm tanh như ban đầu
→ Xem thêm tại: cách bảo quản yến không mất chất
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6