Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ  giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa

Đâu là những lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh mổ để quá trình hồi phục thêm nhanh? Cùng tìm hiểu nhanh về thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ qua bài viết dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng tối ưu cho mẹ mau lại sức và dồi dào nguồn sữa cho bé nhé!

Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ  giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa
Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ đẻ mổ giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh mổ

Sinh mổ là một quá trình không mấy dễ chịu. Sau phẫu thuật, mẹ thường dễ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và có phần mê mang thậm chí buồn nôn do ảnh hưởng từ thuốc cùng các thay đổi hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc ngừng ăn từ 6-8 tiếng trước khi phẫu thuật và mất máu nhiều trong khi sinh cũng dẫn đến tình trạng suy kiệt của cơ thể. 

Để hỗ trợ quá trình phục hồi, trong 8-24 giờ đầu tiên mẹ nên ưu tiên ăn các thức ăn lỏng để bổ sung dinh dưỡng, sau đó khôi phục lại chế độ ăn bình thường. Mẹ cần lưu ý tránh kéo dài chế độ ăn lỏng quá lâu ngay cả khi vẫn còn cảm giác chán ăn vì chế độ ăn này khó bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho quá trình hồi phục của cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn giàu năng lượng bởi sinh mổ sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để hồi sức và sản xuất sữa cho con. Tuy vậy ngay sau khi phẫu thuật, đường ruột thường không thể hoạt động bình thường, có thể còn khá đau và khó tiêu nên mẹ sẽ cần một chế độ ăn nhẹ nhàng hơn trong giai đoạn này. 

Cụ thể hơn, trong những ngày đầu sau sinh mổ, mẹ nên: 

  • Uống đủ nước: Ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tiêu thụ đủ chất xơ: Có thể thông qua lúa mạch nguyên hạt, rau củ, trái cây và quả mọng. Mẹ cũng có thể thử dùng thêm các viên sung chất xơ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. 
  • Ăn các loại trái cây giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa như sung, đu đủ, bơ, chuối… 

Xem thêm tại: 16 loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ 

Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ

Thường thì, mẹ hay đặt nhu cầu dinh dưỡng của bé lên hàng đầu khi xây dựng thực đơn cho mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cũng cần phải đặt nặng về nhu cầu cơ thể cho quá trình phục hồi. 

Cụ thể, trong thời gian đầu ở cữ mẹ sẽ cần nhiều năng lượng và dưỡng chất hơn, đòi hỏi một chế độ ăn đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất để lành vết mổ. Các nhu cầu này sẽ dẫn tới sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng như sau:

1. Đòi hỏi sự gia tăng về cữ ăn trong ngày

Để đảm bảo đủ năng lượng sau khi đẻ mổ, mẹ cần ăn uống đều đặn, mỗi bữa cách nhau khoảng mỗi 3 giờ. Ăn xen bữa phụ giữa các bữa chính cũng có thể giúp duy trì năng lượng cho mẹ và hỗ trợ sinh sữa. Mẹ cũng không cần đặt nặng lúc nào cũng phải nấu nướng cầu kỳ cho bữa phụ, đôi lúc ăn các món ăn đơn giản cũng tốt hơn bỏ bữa. Nếu có thể mẹ nên ưu tiên ăn các loại rau củ, chất béo lành mạnh hoặc các loại hạt để bổ sung các nhóm chất cần thiết.

2. Đòi hỏi sự gia tăng lượng protein cung cấp trong thực đơn hàng ngày

Quá trình phục hồi sau sinh mổ sẽ đòi hỏi một chế độ ăn giàu đạm bởi đây là thành phần quan trọng trong quá trình chữa lành và tái tạo mô cơ. Nhu cầu này không cố định mà phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và giai đoạn phục hồi. Mẹ nên tham khảo từ tư vấn bác sĩ để bổ sung vừa đủ, không thừa, không thiếu tránh gây tích mỡ cho cơ thể. 

Ngoài ta khi xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ nên đa dạng hóa nguồn đạm như thịt heo, cá, gà, trứng, sữa, các loại hạt, đậu, lúa mạch. Nếu bạn không ăn thịt, nên tham vấn kỹ từ bác sĩ để có một chế độ thay thế bổ sung đầy đủ các axit amin cần thiết.

3. Đòi hỏi bổ sung chất béo lành tình từ nhiều nguồn khác nhau

Sau khi sinh, mẹ được khuyến nghị nên bổ sung các loại chất béo từ nhiều nguồn khác nhau trong chế độ ăn. Bởi axit béo trong cơ thể mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Các nguồn bổ sung chất béo lý tưởng nhất cho mẹ bao gồm cá, các loại dầu thực vật (ngoại trừ dầu dừa và dầu cọ), quả bơ, các loại hạt.

Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ đầy đủ dinh dưỡng

Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ sau sinh mổ  giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa
Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ đẻ mổ giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa

1. Thực phẩm giúp ổn định chức năng tiêu hóa trong quá trình phục hồi sau sinh mổ

Sau đẻ mổ, mẹ có thể mất một thời gian dài để chức năng tiêu hóa trở lại bình thường. Vì vậy tiêu thụ đủ lượng chất xơ là điều quan trọng để duy trì sức khỏe tiêu hóa. Các nguồn cung cấp chất xơ phổ biến bao gồm sản phẩm từ lúa mạch như cháo yến mạch và ngũ cốc. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung xơ qua các loại quả mọng, trái cây và các loại rau củ khác.

Lưu ý, nếu bạn sử dụng các viên bổ sung xơ, ban đầu có thể gây đau bụng tạm thời hoặc cảm giác đầy hơi.

Lượng chất xơ được khuyến nghị bình thường cho phụ nữ là từ 25 đến 35 gam mỗi ngày. Đối với việc điều trị táo bón, điều này có thể được tăng lên. Dưới đây là một ví dụ về lượng xơ bổ sung trong các thực phẩm hàng ngày:

Món ănLượng xơ cung cấp
Một tô cháo yến mạch 4g
Hai miếng trái cây, ví dụ như một quả táo và một quả cam6g đến 10g
1 thìa canh hạt hướng dương1g
100g rau củ trộn lẫn3g
275g cơm gạo 5g
3 miếng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 6g đến 15g
1 thìa bran1g đến 1,5g

Việc cấp nước đầy đủ cho cơ thể cũng rất quan trọng, cho cả sức khỏe tiêu hóa và nuôi sữa cho con. Bổ sung thêm xơ, đồng nghĩa với việc tăng lượng nước cần thiết để duy trì chức năng tiêu hóa bình thường. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý cân bằng giữa lượng nước trẻ tiêu thụ thông qua việc bú và lượng nước bổ sung hàng ngày. Uống nước là tốt nhất, nhưng sữa không béo và nước trái cây ít đường cũng là các lựa chọn thay thế phù hợp.

2. Vitamin và khoáng chất cần có trong thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ

Các vitamin và khoáng chất quan trọng để rút ngắn thời gian phục hồi khi đẻ mổ. Các chất này bao gồm vitamin C, A và E, cũng như sắt, đồng, magie và kẽm. Đặc biệt do mất máu trong khi sinh nên thực đơn cho mẹ sinh mổ cũng đòi hỏi một nhu cầu cao về sắt cùng các nhóm vitamin kháng viêm.

Bạn có thể cung cấp các loại vitamin và khoáng chất khác nhau thông qua nhiều loại rau củ, trái cây, quả mọng, các sản phẩm từ lúa mạch, sữa, cá, thịt và trứng. Dưới đây là một vài gợi ý để bổ sung đầy đủ các nhóm chất trên trong thực đơn ở cữ cho mẹ:

Nhóm chấtNguồn thực phẩm và lưu ý
Vitamin C (12,14,15)Nguồn bổ sung tốt nhất bao gồm rau củ, trái cây và các loại quả mọng. Ví dụ, đu đủ, kiwi, cam, mâm xôi, nho đen và các loại ớt chuông.
Vitamin C bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, vì vậy tốt nhất là ăn các loại thực phẩm này tươi sống. Bên cạnh đó, khi lượng vitamin C nạp vào tăng, khả năng hấp thụ sẽ giảm, vì vậy không cần thiết phải dùng thêm các loại viên bổ sung.
Vitamin A (12,15)Nguồn bổ sung tốt nhất bao gồm cá, trứng và các sản phẩm sữa có chứa chất béo. 
Ngoài ra, carotenoid, tức là các chất tiền vitamin A, có thể được cung cấp từ các loại rau củ màu vàng, đỏ và cam, các loại quả mọng và trái cây.
Vitamin E (15)Nguồn thực phẩm tốt nhất bao gồm các loại dầu thực vật và các loại hạt. Ngoài ra mẹ có thể ăn thêm chất béo để tăng cường sự hấp thụ của vitamin E.
SắtNguồn thực phẩm bổ sung tốt bao gồm gan, huyết, và các sản phẩm từ thịt, các sản phẩm từ lúa mì, đậu, đậu lăng, đậu nành, và các loại hạt. 
Sắt hấp thụ từ động vật sẽ tốt hơn từ các nguồn thực phẩm chay. Ngoài ra lưu ý các chất như Phytates (từ lúa mì), canxi (từ các sản phẩm từ sữa), đạm đậu nành và các hợp chất phenol (từ cà phê, trà và cacao) sẽ làm giảm quá trình hấp thụ của sắt, trong khi vitamin C tăng cường quá trình này.
ĐồngChủ yếu đến từ các sản phẩm từ lúa mì, rau củ và các sản phẩm từ sữa.
KẽmThực đơn bổ sung kẽm nên gồm các loại nguyên liệu như lúa mì nguyên hạt, thịt, các loại mắt, hải sản, trứng và sản phẩm từ sữa.
Kẽm không phong phú trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng vẫn có thể bổ sung thông qua mầm lúa mì và cám lúa mì, hạt bí và hạt dưa hấu, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
MagieCác nguồn thực phẩm chính bổ sung magie bao gồm sản phẩm từ lúa mì, rau củ, khoai tây, hoa quả, quả dứa, các sản phẩm từ sữa, và cà phê. 
Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ đẻ mổ  giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa
Cách lên thực đơn ở cữ cho mẹ đẻ mổ giúp giảm đau, hồi sức nhanh, đảm bảo nguồn sữa

Chúc mẹ nhanh chóng khỏe mạnh và luôn dồi dào nguồn sữa cho trẻ. 

Dưới đây là các chủ đề có thể mẹ quan tâm về thực đơn ở cữ cho mẹ sau sinh mổ tổng hợp bơi Sanosa:

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo