4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Đâu là những cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất trong chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho mẹ bỉm? Cùng Sanosa tìm hiểu qua 5 gợi ý dưới đây nhé!

4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất
4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Các bước chuẩn bị trước khi chưng yến

Quá trình chuẩn bị trước khi chưng yến sẽ bao gồm 3 bước:

  • Nhặt lông, làm sạch và loại bỏ tạp chất trong tổ yến đối với tổ yến thô. Bước này sẽ đòi hỏi sự tỉ mẩn cao để đảm bảo an toàn cho người sử dụng bởi yến nguyên tổ thường chứa rất nhiều lông tơ. Nếu bỏ sót có thể gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ khi ăn phải. Để làm sạch tổ yến nhanh xem thêm tại: Các cách nhặt lông yến nhanh chóng, nhẹ nhàng.
  • Ngâm nở tổ yến. Tùy vào từng loại tổ yến mà thời gian ngâm nở khác nhau. Mẹ cần lưu ý để ngâm yến vừa nở bung, không nên ngâm quá lâu, dễ làm mất chất hoặc nhão kết cấu sợi, khi ăn sẽ đánh mất cảm giác ngon. Chi tiết về thời gian ngâm nở cho từng loại yến xem tại: Lưu ý khi chưng yến.
  • Chọn phương thức chưng yến và lưu ý thời gian, nhiệt độ. Thường có 2 cách chưng phổ biến – chưng yến bằng nồi nấu chậm hoặc chưng yến cách thủy trên bếp ga/ bếp từ. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Chi tiết xem thêm tại: So sánh các cách chưng yến sào.

Ngoài ra khi chế biến, nên chưng riêng tổ yến và các nguyên liệu phụ bởi thời gian chín của các thành phần là khác nhau. Yến chưng quá lâu sẽ mất chất và tan trong nước trong khi chưng quá ngắn lại chưa kịp nở bung. Bạn nên chế biến song song, ưu tiên các nguyên liệu có thời gian nấu dài hơn trước, và gộp lại chưng chung với tổ yến trong khoảng 5 phút cuối cùng. 

Trước khi đến với các gợi ý về cách chưng tổ yến tốt cho mẹ sau sinh, hãy đảm bảo bạn đã nắm kỹ các bước trên!

Chi tiết 4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh giúp cải thiện sức khỏe, vóc dáng mà vẫn “giàu sữa” cho con

1. Cách chưng yến cho mẹ sau sinh giúp giảm mất ngủ và trầm cảm sau sinh

Ngủ không an giấc, ngủ chập chờn, mất ngủ hoặc thậm chí trầm cảm là hiện tượng tương đối phổ biến sau sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất thường đến từ thay đổi nội tiết tố, sự căng thẳng trong tâm lý, thiếu sắt hoặc do cơn đau kéo dài hậu sinh nở. Theo nhiều nghiên cứu, trong giai đoạn 2 tháng đầu tiên, nhiều mẹ thường không ngủ được 6 tiếng/ ngày. 

Ăn yến chưng vào cữ tối, từ 45 phút đến 1 tiếng trước khi đi ngủ bên cạnh việc cung cấp dưỡng chất “nuôi cơ thể” xuyên suốt giấc ngủ cũng có tác dụng an thần, xoa dịu tâm trạng và giúp mẹ ngủ sâu hơn. Để phát huy tối đa công dụng mẹ nên chưng yến hạt sen.

Cách chưng yến sào hạt sen 

4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất
4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Nguyên liệu:

Nguyên liệu chính– 1 tai yến- Vài lát gừng- Đường phèn- 100 gram hạt sen (nên ưu tiên sen tươi, hạt già có kích thước lớn và màu vàng đậm để tăng độ bùi khi chưng)
Nguyên liệu tùy chọn– 20 gram táo đỏ- 20 gram bạch quả- 20 gram nhãn nhục

Các bước chưng yến sào hạt sen

  • Bước 1: Làm sạch tổ yến đối với yến thô. Với tổ yến tinh chế bạn có thể bỏ qua bước này. 
  • Bước 2: Ngâm nở tổ yến – khoảng 45-60 phút đối với tổ yến thô, 15-20 phút đối với tổ yến tinh chế.
  • Bước 3: Nấu nguyên liệu phụ. Hạt sen nên được lọc tâm sen để bớt đắng, rửa sạch và cho vào nồi nấu khoảng 30 phút cho đến khi mềm ra. Cho thêm bạch quả và táo đỏ vào nấu thêm 10 phút nữa rồi vớt tất cả ra. Đối với nhãn nhục, mẹ có thể ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút rồi vớt ra
  • Bước 4: Chưng yến. Cho yến vào thố, đổ nước suối/ nước đun sôi để nguội vào vừa sấp mặt yến rồi đậy nắp lại. Sau đó cho thố yến vào nồi nước để chưng cách thủy. Lưu ý khi chưng chỉ nên để nước trong nồi xấp xỉ 2/3 chiều cao thố yến để tránh nước sôi, trào vào thố yến.
  • Bước 5: Thêm nguyên liệu phụ. Chưng yến khoảng 25 phút, cho thêm nguyên liệu phụ và đường phèn vào chưng tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp, sử dụng nóng. Lưu ý không nên cho đường phèn từ đầu bởi đường sẽ bọc 1 lớp bên ngoài sợi yến, khiến sợi chưng hoài không nở. 

 2. Cách chưng yến giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ sau sinh  

Trong giai đoạn sau sinh nhiều phụ nữ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa. Một phần do thể trạng yếu dẫn tới hệ tiêu hóa kém hoạt động, một phần đến từ việc quá tải dinh dưỡng với tâm lý ăn để nuôi sữa, dẫn tới ăn quá no và khó tiêu. 

Yến chưng ngoài việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất quý nuôi cơ thể, cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa tiêu hóa. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể chưng tổ yến với hạt chia cho bữa sáng để cải thiện hệ tiêu hóa đầu ngày. 

Cách chưng yến sào hạt chia

4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất
4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính– 1 tổ yến– 2 thìa cafe hạt chia– Đường phèn
Nguyên liệu tùy chọn– 5-10 quả táo đỏ

Các bước chưng yến sào hạt chia

  • Bước 1: Làm sạch tổ yến đối với yến thô. Với tổ yến tinh chế bạn có thể bỏ qua bước này. 
  • Bước 2: Ngâm nở tổ yến – khoảng 45-60 phút đối với tổ yến thô, 15-20 phút đối với tổ yến tinh chế.
  • Bước 3: Chế biến nguyên liệu phụ. Hạt chia có thể ngâm nở với nước nóng để nở nhanh hơn. Táo đỏ nên rạch một đường nhỏ, nấu với nước sôi trong khoảng 10 phút rồi vớt ra. 
  • Bước 4: Chưng yến. Cho yến vào thố, đổ nước suối/ nước đun sôi để nguội vào vừa sấp mặt yến rồi đậy nắp lại. Sau đó cho thố yến vào nồi nước để chưng cách thủy. Lưu ý khi chưng chỉ nên để nước trong nồi xấp xỉ 2/3 chiều cao thố yến để tránh nước sôi, trào vào thố yến.
  • Bước 5: Thêm nguyên liệu phụ. Chưng yến khoảng 25 phút, cho thêm táo đỏ và đường phèn vào chưng tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Khi lấy ra trộn thêm hạt chia và sử dụng nóng. 

3. Cách chưng tổ yến cho mẹ sau sinh giúp lợi sữa và hỗ trợ khôi phục vóc dáng

Một trong những cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất là chưng yến với đu đủ chín. Đu đủ chín là trái cây có khá nhiều công dụng, trong đó nổi bật nhất là hỗ trợ giảm cân – vừa giúp cơ thể no lâu hơn với chất xơ dồi dào, vừa có nhiều vitamin, khoáng chất và các chất giúp tăng lượng sữa tiết ra. Khi kết hợp với tổ yến, sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn trong việc nuôi sữa và cải thiện chất lượng sữa.

Chi tiết công dụng của yến sào hầm đu đủ

Cách chưng yến sào đu đủ

4 cách chưng yến tốt nhất cho mẹ sau sinh
4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Nguyên liệu:

  • 1 tai yến sào 
  • 50 gram đu đủ chín
  • Đường phèn 

Các bước chưng yến sào đu đủ

  • Bước 1: Chế biến nguyên liệu phụ. Cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ sau đó cho vào máy xay nhuyễn
  • Bước 2: Làm sạch tổ yến đối với yến thô. Với tổ yến tinh chế bạn có thể bỏ qua bước này. 
  • Bước 3: Ngâm nở tổ yến – khoảng 45-60 phút đối với tổ yến thô, 15-20 phút đối với tổ yến tinh chế.
  • Bước 4: Chưng yến. Cho yến vào thố, đổ nước suối/ nước đun sôi để nguội vào vừa sấp mặt yến rồi đậy nắp lại. Sau đó cho thố yến vào nồi nước để chưng cách thủy. Lưu ý khi chưng chỉ nên để nước trong nồi xấp xỉ 2/3 chiều cao thố yến để tránh nước sôi, trào vào thố yến.
  • Bước 5: Thêm nguyên liệu phụ. Chưng yến khoảng 25 phút, cho thêm đu đủ và đường phèn vào chưng tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp, sử dụng nóng.

4. Cách chưng tổ yến cho mẹ có thể trạng yếu sau sinh

Mẹ có thể trạng yếu trước, trong quá trình mang thai và sau sinh nở cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo nguồn sữa cho bé, nhất là những mẹ có thể trạng thiếu cân. Để tẩm bổ cho mẹ và cải thiện dinh dưỡng nguồn sữa cho bé, tổ yến chưng bí đỏ và cua sẽ là một trong những công thức cực kỳ lý tưởng. 

4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất
4 cách chưng yến cho mẹ sau sinh tốt nhất

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính– 1 tai yến- 280 gram bí đỏ
Nguyên liệu phụ– 60 gram thịt cua- Một ít bột ngô- 300ml nước dùng gà- Lòng trắng trứng gà (1 quả)- 50 gram thịt dăm bông- Vài lát gừng, rau mùi và gia vị

Các bước chưng yến sào bí đỏ (và cua)

  • Bước 1: Chế biến nguyên liệu phụ. Khoét lõi bí đỏ, có thể dùng quả bí đỏ thay cho thố để chưng yến. Phần bí đỏ đã khoét, thái nhỏ ra sau đó cho vào nồi nước sôi nấu khoảng 10 phút. Khi bí đỏ đã mềm, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 2: Làm sạch tổ yến đối với yến thô. Với tổ yến tinh chế bạn có thể bỏ qua bước này. 
  • Bước 3: Ngâm nở tổ yến – khoảng 45-60 phút đối với tổ yến thô, 15-20 phút đối với tổ yến tinh chế.
  • Bước 4: Chưng yến. Cho yến vào thố, đổ nước suối/ nước đun sôi để nguội vào vừa sấp mặt yến rồi đậy nắp lại. Sau đó cho thố yến vào nồi nước để chưng cách thủy. Lưu ý khi chưng chỉ nên để nước trong nồi xấp xỉ 2/3 chiều cao thố yến để tránh nước sôi, trào vào thố yến. 
  • Bước 5.1: Đối với món yến sào chưng bí đỏ, mẹ tiếp tục chưng yến khoảng 25 phút. Sau đó cho thêm bí đỏ và đường phèn vào chưng tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp, sử dụng nóng.
  • Bước 5.2: Đối với món yến sào chưng bí đỏ và cua, mẹ sẽ có thêm bước chế biến nước dùng. Cụ thể, nước bí đỏ xay nhuyễn sẽ được cho vào nồi nước dùng gà, sau đó thêm cua và dăm bông. Yến sào sau khi chưng xong, vớt ra cho vào nồi nước dùng. Có thể thêm bột ngô để tạo độ sánh và lòng trắng trứng gà quấy đều ở bước cuối.  

Đây sẽ là lựa chọn lý tưởng để tẩm bổ cho mẹ vào các bữa chính trong ngày, đặc biệt là trước các cữ cho con bú. 

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo