Tiểu đường thai kỳ ăn yến có tốt không? Đâu là tác dụng của tổ yến cho mẹ và bé trong giai đoạn nhạy cảm này? Cùng Sanosa tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
Tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì trong chế độ ăn?
Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn cần được điều chỉnh để vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con mà không tăng lượng đường huyết trong máu. Theo đó chế độ ăn vẫn cần đảm bảo các nhóm chất cơ bản như chất đạm, chất béo, tinh bột, các nhóm xơ, vitamin. Trong đó:
- Ưu tiên các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Giảm tinh bột đặc biệt là các nhóm thực phẩm dễ gây tăng đường huyết như gạo trắng, bánh mì trắng, đồ chiên
- Chất béo nên ưu tiên các nhóm dầu thực vật và hải sản
- Đạm nên bổ sung qua các nguồn thịt nạc, gia cầm, hải sản hoặc các loại hạt
- Rau củ và hoa quả nên ăn những loại giàu vitamin, rau xanh (khoảng 500-660g/ ngày) hoặc các loại hoa quả ít ngọt như bơ, chuối, thanh long, bưởi táo (khoảng 150-300g/ ngày)
Ngoài ra mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn, kết hợp 2 bữa phụ với 3 bữa chính để làm giảm áp lực xử lý của cơ thể hoặc gia tăng lượng đường huyết đột ngột khi phải “ăn cho 2 người” trong bữa chính. Các bữa ăn cần giảm muối, giảm ngọt, đồng thời tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như miến, các thực phẩm chứa đường, xôi, bánh ngọt, mật ong, bột bắp, khoai tây hoặc các nhóm trái cây như nhãn, chôm chôm, mít, dưa hấu, sapoche…
→ Xem thêm tại: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt cho con, bớt khổ cho mẹ?
Tiểu đường thai kỳ ăn yến có tốt không?
1. Tiểu đường thai kỳ có ăn yến được không?
Yến sào là một trong những thực phẩm dưỡng thai siêu dưỡng, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng giữa; đồng thời cũng là giải pháp nuôi sức giúp mẹ sẵn sàng cho kỳ vượt cạn. Ăn tổ yến thường xuyên không chỉ giúp hỗ trợ phát triển nền tảng cho thai nhi mà đồng thời cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
Có thể mẹ quan tâm:
Vậy tiểu đường thai kỳ có ăn yến sào được không? Câu trả lời là có. Mẹ hoàn toàn có thể an tâm ăn tổ yến để bồi bổ sức khỏe cho mình và thai nhi mà không cần lo lắng các biến chứng không mong muốn khi bị tiểu đường thai kỳ.
Trên thực tế, yến sào không chứa đường nên hoàn toàn không gây tăng lượng đường huyết trong máu; không chứa chất béo nên không gây tích mỡ, khó tiêu. Ngược lại các thành phần trong tổ yến lại có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
2. Tác dụng của tổ yến cho bà bầu tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh hàm lượng protein cao với khẩu phần ăn nhỏ, giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ lượng đạm cần thiết mà không cần ép mình ăn cố, trong yến sào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng:
- Hỗ trợ ổn định đường huyết: leucine và isoleucine trong tổ yến giúp hỗ trợ điều tiết hàm lượng đường trong máu, giữ đường huyết luôn ở mức ổn định và ngăn ngừa tình trạng gia tăng đột biến.
- Ngăn ngừa tình trạng kháng insulin: insulin có vai trò cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa quá trình tổng hợp lipid ở gan và mỡ. Kháng Insulin sẽ “đảo ngược” các chức năng trên, khiến cho bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, Theo nghiên cứu, tổ yến có tác dụng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin ở cơ thể, giúp đường đi thẳng vào các tế bào và chuyển hóa thành năng lượng thay vì tích tụ trong cơ thể.
- Chữa lành vết thương: tiểu đường thai kỳ thường dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và cũng thường lâu lành hơn so với cơ thể bình thường. Các acid amin trong yến như Acid Aspartic, Proline, Valin có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đồng thời hỗ trợ phục hồi tổn thương ở các cấp mô cơ và tế bào
- Tăng cường đề kháng: làm nhẹ và giảm tình trạng lở loét, viêm nhiễm, nhiễm trùng thường gặp khi bị tiểu đường thai kỳ
- Bồi bổ cơ thể khi phải kiêng khem: Với hơn 50% là đạm cùng hơn 30 loại vi chất khác nhau, tổ yến giúp bổ sung các nhóm chất quan trọng giúp nuôi sức “lành tính” cho cơ thể, cung cấp đủ các nhóm chất chính và năng lượng cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Cụ thể hơn, dưới đây là bảng tổng hợp về tác dụng của tổ yến với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ theo công dụng của từng nhóm chất:
Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến | Tác dụng |
Serine | Hỗ trợ trao đổi chất |
Histidine | Giảm nguy cơ đột quỵ khi mắc tiểu đường thai kỳ |
Arginine | Kích thích và gia tốc chuyển hóa glucose |
Lysine | Giảm đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm |
Isoleucine | Hỗ trợ ổn định đường huyết |
Leucine | Giữ đường huyết ổn định |
Alanine | Tăng đề kháng cho cơ thể |
Valin | Tăng tốc hồi phục tế bào, mô cơ |
Aspartic acid | Hỗ trợ vết thương mau lành |
Threonine | Đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương |
Proline | Có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết thương |
Lưu ý bồi bổ cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bằng tổ yến
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tổ yến khoảng 5gram/ lần, một tháng không quá 150gram để hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ biến chứng. Tuy nhiên khi bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ bầu bằng tổ yến, mẹ nên cân nhắc đến cả nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mẹ sẽ thay đổi theo từng tháng. Do ăn yến sào sẽ giúp thay thế một lượng lớn các dưỡng chất cần thiết nên mẹ sẽ cần cân nhắc điều chỉnh lại tỷ trọng các chất và khẩu phần ăn mỗi bữa.
Chẳng hạn:
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, mẹ bầu thường được khuyến khích ăn nhiều yến sào hơn để tạo nền tảng thể chất và trí não tốt nhất cho thai nhi. Liều lượng lý tưởng là khoảng 7gram/ lần, ăn cách 1-2 ngày một bữa, đồng thời cả tháng không ăn quá 100gram.
- Đến tháng 8 và tháng 9 thì ăn yến sào chủ yếu là để bồi bổ cho mẹ, nên nhu cầu về yến có thể không cao, nên ăn cách ngày, mỗi ngày tầm 4gram. Ở giai đoạn này mẹ vẫn có thể ăn yến để kết hợp nuôi sức vượt cạn và giảm các ảnh hưởng từ tiểu đường thai kỳ, tránh gây biến chứng sau sinh hoặc nguy cơ tái phát trong các lần sau. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bồi bổ bằng các giải pháp thay thế khác nếu điều kiện kinh tế không quá dư giả.
Ngoài ra khi chưng yến, mẹ cũng nên lựa chọn các nguyên liệu tốt, giàu chất xơ, hạn chế ngọt và chất đường bột. Nên tránh nấu cháo yến với gạo thường hoặc nấu với các chất quá bổ như cua để tránh dư đạm. Ngoài ra mẹ cũng nên cân nhắc đến việc không bỏ đường hoặc giảm đường tối đa khi chưng yến.
Cuối cùng đó là kiểm soát chất lượng tổ yến. Hiện nay tổ yến ít bị làm giả hoàn toàn mà thường được tăng trọng bằng cách độn thêm đường. Nếu mua phải các sản phẩm chất lượng kém, sẽ chỉ làm bệnh trở nặng. Vì vậy mẹ nên lưu tâm mua ở những địa điểm uy tín, chất lượng.
Bên cạnh đó, nếu có thể hay ưu tiên mua tổ yến về tự chưng thay vì các sản phẩm từ yến như nước yến, yến hũ. Bởi các sản phẩm này thường khá ngọt, đồng thời có hàm lượng yến khá thấp nên không mấy tác dụng.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, xem thêm tại:
Cách chưng yến cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Để vừa bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, bạn và gia đình nên ưu tiên lựa chọn các nguyên liệu có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số GI) để ngăn ngừa tình trạng tăng đường trong máu. Một vài nguyên liệu và công thức phù hợp có thể kể tới như:
- Chưng yến với táo đỏ hạt sen – dùng độ ngọt tự nhiên của táo và bùi của hạt sen để thay cho đường
- Nấu cháo với gạo mầm – gạo mầm vốn chứa ít glucose, nên không làm tăng đường huyết khi hấp nạp, giúp lượng đường trong máu luôn ổn định mà mẹ vẫn ngon miệng và đủ chất
- Chưng yến với hạt chia – hạt chia có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường trở nặng cùng các biến chứng, hỗ trợ tiết insulin và ổn định đường huyết
Có thể bạn quan tâm:
- Lưu ý và cách chưng yến ngon
- 5 cách chưng tổ yến ngon tại nhà
- 5 cách chưng yến cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6