Nên uống yến lúc nào tốt nhất cho sức khỏe và phát huy tối đa công dụng?

Nên uống yến lúc nào tốt để phát huy tối đa hiệu quả dinh dưỡng? Hãy cùng Sanosa đi tìm hiểu 6 thời điểm tốt nhất để sử dụng nước yến chưng trong bài viết dưới đây nhé! 

Nên uống nước yến khi nào tốt nhất?
Uống yến chưng thời điểm nào tốt nhất

Uống yến chưng thời điểm nào tốt nhất?

Có 2 thời điểm tốt nhất để uống yến chưng đó là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và trước khi ngủ vào buổi tối.

1. Uống yến vào buổi sáng có tác dụng gì?

Thời điểm lý tưởng để sử dụng nước yến chưng vào buổi sáng là trong khoảng từ 7-9 giờ. Bạn có thể sử dụng yến chưng thay cho bữa sáng hoặc ăn sau bữa sáng. Lúc này khi cơ thể vừa ngủ dậy sẽ cần một nguồn năng lượng lớn, ăn yến chưng sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể để khởi động ngày mới mà không làm biến động chỉ số đường huyết trong máu, phù hợp cho những người cao tuổi, mẹ bầu hoặc có thể trạng thừa cân, cần kiểm soát. 

Bên cạnh đó ăn yến trong khoảng thời gian từ 7-9 giờ cũng giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thụ bởi đây cũng là thời gian lý tưởng để bồi bổ cho dạ dày. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống yến vào bữa phụ buổi sáng (trong khoảng 9-11 giờ) để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong khi bữa chính chưa tới đặc biệt là với những đối tượng có nhu cầu năng lượng cao như mẹ bầu. Đồng thời ăn yến trong khoảng thời gian này cũng giúp bổ “lá lách”, giúp dưỡng khí, cường tỳ, tráng dương…

Tuy nhiên sử dụng yến vào buổi sáng sẽ có phần bất tiện trong chưng nấu bởi cần nhiều thời gian. Trong khi đó yến nên ăn tốt nhất khi nóng và tránh bảo quản lâu trong tủ lạnh, dễ mất chất. Vì vậy tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm như yến tinh chế để tiết kiệm thời gian làm sạch và sử dụng các nồi điện có chế độ tự động hoặc giữ ấm lâu để chưng. 

* Lưu ý, chưng bằng nồi điện sẽ lâu hơn so với chưng cách thủy thông thường, bù lại sẽ đậm vị và bổ dưỡng hơn.

Xem thêm tại: So sánh cách chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi cơm điện và chưng cách thủy

Với các đối tượng bình thường như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ, bạn hoàn toàn có thể thay thế việc chưng yến bằng các hũ yến chưng sẵn tiện lợi, miễn là đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và hàm lượng tỷ lệ yến trong hũ. Nhưng với một số đối tượng đặc biệt như mẹ bầu, bệnh nhân, người bị tiểu đường, bạn nên tự chưng để tránh các chất bảo quản và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, thành phần.

Do là bữa đầu ngày, khi chưng yến bạn có thể chưng yến hạt chia để giúp no lâu mà không tốn công chế biến hoặc chưng yến đường phèn, chưng yến trứng sữa cho nhanh nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng cho ngày mới.  

2. Uống yến vào buổi tối có tác dụng gì?

Ăn yến trước khi ngủ sẽ giúp nuôi năng lượng khiến giấc ngủ êm hơn, đồng thời hỗ trợ các chức năng cơ thể, giúp cho việc làm đẹp, hồi phục tế bào, giải độc cơ thể… Thời điểm tốt nhất để ăn yến là từ 21h-23h. Lúc này cũng là lúc cơ thể chuẩn bị bước vào thời điểm “đuối sức” nhất. 

Khi ăn yến vào buổi tối, bạn nên kết hợp chưng yến với các thực phẩm an thần và hỗ trợ giấc ngủ như hạt sen, táo đỏ. Hoặc bạn cũng có thể chưng yến cùng saffron để hỗ trợ làm đẹp da. 

Uống yến lúc nào tốt nhất cho sức khỏe người sử dụng?

4 trường hợp khi nào nên uống yến lúc nào tốt nhất?
Uống yến chưng thời điểm nào tốt nhất

Bên cạnh 2 thời điểm chính là bữa sáng và bữa tối, dưới đây là 4 trường hợp đặc biệt mà bạn nên sử dụng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho bản thân hoặc thành viên gia đình:

1. Uống yến chưng khi mang thai từ tháng thứ 3 trở đi

Phụ nữ mang thai uống nước yến sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong thời kỳ 3 tháng giữa, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để thêm yến vào thực đơn của mẹ. Không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và dinh dưỡng cho thai nhi một cách “dễ tiêu”, nước yến chưng còn giúp giảm căng thẳng, lo âu, tăng đàn hồi cho da, bổ máu, giảm đau xương khớp, tăng hệ miễn dịch và tạo nền tảng giúp mẹ phục hồi vóc dáng sau sinh nhanh chóng.

Ăn yến cũng giúp các mẹ bầu khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh thông thường. Từ đó giúp mẹ bầu “có thể trạng yếu” an tâm dưỡng thai mà không phải sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong 3 tháng cuối, bạn có thể tiếp tục sử dụng yến sào để nuôi sức chuẩn bị vượt cạn, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh – bổ máu, nhanh lành vết thương, đồng thời nuôi sữa cho mẹ. 

Với mẹ bầu, bạn có thể bồi bổ cho họ với yến sào vào 3 bữa phụ – mỗi bữa sau bữa chính 2 tiếng. Đây cũng là thời điểm cơn đói đã kéo tới trong khi bữa chính chưa tới, đặc biệt khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa với nhu cầu năng lượng tăng cao, gây đói liên tục. 

Có thể bạn quan tâm:

2. Uống nước yến chưng sau các đợt ốm dậy, hậu phẫu, xạ trị, hóa trị

Nước yến được khuyến cáo là không nên uống trong giai đoạn cơ thể suy kiệt do bệnh nhưng lại là thực phẩm siêu bổ dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi. 

  • Đối với bệnh nhân sau hậu phẫu: Nước yến sẽ hỗ trợ phục hồi các vết thương, tái tạo tế bào, giảm đau, bổ máu…
  • Đối với các bệnh nhân sau hóa trị, xạ trị: Uống yến chưng sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình khôi phục hệ sinh thái vi sinh lành tính trong cơ thể, giúp củng cố hệ miễn dịch, ổn định các chức năng cơ thể và nhanh chóng trở lại nhịp sống bình thường sau mỗi lần trị liệu. Bên cạnh đó, nước yến cũng giúp cải thiện tinh thần, giúp bệnh nhân thêm tích cực và lạc quan hơn 
  • Đối với các bệnh nhân sau cơn bệnh nặng: Yến chưng sẽ có tác dụng nuôi sức, điều dưỡng sức khỏe, tẩm bổ cơ thể để nhanh chóng phục hồi.

Lưu ý khi bồi bổ sức khỏe cho các trường hợp trên, bạn nên tránh chưng yến với các chất quá bổ, cơ thể khó tiếp thu sau khi suy kiệt. Các loại yến chưng như yến chưng đông trùng hạ thảo, yến chưng nhân sâm chỉ nên cho người bệnh sử dụng khi họ đã dần dần khôi phục khí sắc. 

3. Uống nước yến để hỗ trợ trị liệu các bệnh hô hấp

Yến sào có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch phổi, kháng viêm và điều trị các bệnh hô hấp. Đặc biệt với các bệnh nhân ung thư phổi, yến sào cũng là một liều thuốc giảm đau giúp giảm thiểu các tác động của các cơn co thắt, tức ngực, ho không ngừng…

Loại yến chưng tốt nhất để hỗ trợ trong trường hợp này là yến chưng lê. Không chỉ hỗ trợ trị ho, công thức này còn giúp làm mát, thải độc gan và nhiều công dụng khác.

Xem thêm tại: Tác dụng của từng loại yến chưng

4. Uống nước yến chưng để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường hoặc mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Người bị tiểu đường thường dễ gặp tình trạng mệt mỏi, suy kiệt do ảnh hưởng của bệnh và chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó họ cũng cần kiểm soát các bữa ăn để khống chế chỉ số đường huyết trong máu, giúp các chỉ số ổn định, không biến động nhiều khi đói hoặc ăn no. 

Lưu ý khi chưng yến cho người bị đái tháo đường, bạn nên chọn các cách chưng ít ngọt và sử dụng các nguồn ngọt tự nhiên thay cho đường – chẳng hạn như mật ong, hạt sen hay táo đỏ. Các cách chưng hữu ích trong trường hợp này là yến chưng hạt chia, yến chưng lá dứa, yến chưng nha đam… Tuyệt đối không sử dụng các yến hũ chưng sẵn để thay thế bởi các sản phẩm này thường rất ngọt để giữ được lâu.

Có thể bạn quan tâm: 

Uống yến chưng thời điểm nào tốt nhất
Uống yến chưng thời điểm nào tốt nhất

Sanosa hiện đang cung cấp các loại tổ yến, chân yến được khai thác trực tiếp từ nhà nuôi chuyên nghiệp có thâm niên ít nhất từ 7-8 năm tại các tỉnh miền tây. Tổ yến được bện từ các chim yến già nên giàu dinh dưỡng hơn, ngon hơn và kết cấu chắc chắn hơn những tổ được dệt từ chim yến vài ba năm tuổi.

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm và chính sách chiết khấu theo từng đợt khai thác tại Sanosa, xem thêm tại:

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo