Chân yến có tốt không? Chân tổ yến có công dụng thế nào và khác biệt gì so với các sản phẩm yến sào thô, yến sào tinh chế? Cùng Sanosa tìm hiểu, so sánh chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Chân yến là gì?
Chân yến, hay còn được gọi là chân tổ yến, là bộ phận quan trọng giúp cố định tổ yến vào vách đá hoặc thành nhà. Nếu phần tổ yến có cấu trúc dạng sợi và được kết dính lại thành một lớp mỏng, thì chân tổ yến lại thường có hình dạng khối đặc và độ dày lớn. Đây cũng là bộ phận đầu tiên được dệt để làm trụ đỡ cho toàn tổ nên thường được dệt rất chắc, dệt đi dệt lại. Vì vậy có thể nói đây cũng là bộ phận tinh hoa nhất trong tổ yến.
Các sản phẩm chân yến đang bán trên thị trường hiện này thường là chân của tổ yến nhà bởi dễ khai thác, và gần như 100% là bạch yến. Yến đảo không phải không có chân yến mà thường do sản lượng hàng năm không cao, ít người tách riêng để bán. Các loại yến quý như huyết yến, hồng yến thì vốn dĩ đã thuộc loại siêu hiếm, nên nếu tìm được nguồn cung chân yến loại này thì đó chắc chắn là yến giả.
Tổ yến thô có giá trị cao nhất là tổ yên nguyên vẹn có đầy đủ các lớp xơ mướp và chân yến. Do đó, để nâng cao giá trị tổ yến, chân yến thường ít khi bị tách riêng ra để bán lẻ. Bên cạnh đó, để thu hoạch chân yến riêng cũng đòi hỏi những người có tay nghề cao để tránh làm đứt gãy chân tổ yến.
Đa phần nguồn cung chân yến hiện nay đều xuất phát từ các tổ yến bị vỡ trong quá trình khai thác; do chân yến bám quá chắc khiến không thể lấy được cả chân khi thu hoạch tổ (xác suất chân yến tách rời chiếm khoảng 5-10%); hoặc do các tổ
yến già, chân yến bện quá chắc với vách, nên khi khai thác thường dễ bị tách khỏi tổ. Đây cũng là lý do vì sao trên thị trường, chân yến thường được xem là sản phẩm theo mùa, không phải lúc nào cũng sẵn có.
Đặc trưng của chân yến
Chân yến thường dày, nở nhiều, đậm vị, ăn có độ sực sực hơn so với phần sợi yến. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người ăn quen thường thích chân yến hơn tai yến. Chưa kể đây cũng là bộ phận cô đặc nhất về hàm lượng dinh dưỡng.
Kích thước của chân yến thường không cố định, tùy thuộc vào môi trường làm tổ và kích thước tổ. Tổ to sẽ cần chân to để chống, và ngược lại với tổ nhỏ. Trong điều kiện nhà nuôi, chân yến sẽ có phần nhỏ hơn so với chân yến xây ở ngoài
môi trường tự nhiên (yến đảo) do tổ yến thường có kết cấu lỏng lẻo hơn vì không chịu tác động của thời tiết.
Một đặc điểm của chân yến đó là màu sắc. Chân yến có màu từ trắng đến vàng sậm. Yến càng già càng có màu vàng, thường to và ăn ngon hơn!
Phân biệt các loại chân tổ yến
Chân tổ yến thường chia làm 3 loại: chân yến thô, chân yến tinh chế và chân yến rút lông
- Chân yến thô là chân yến nguyên chất, được tách từ tổ yến thô, chưa qua làm sạch hay rút lông. Đa phần các chân yến dạng này đều được thu hoạch một cách vô tình như đã đề cập ở phần trước, ít ai chủ động tách chân khỏi tổ.
- Chân yến tinh chế là chân yến được tách ra trong quá trình làm yến tinh chế. Nếu là yến rút lông, phần chân vẫn sẽ dính lại với tổ yến. Nhưng với yến tinh chế, chân yến sẽ được tách riêng trong quá trình rã tổ và làm sạch.
- Chân yến rút lông cũng tương tự như tổ yến rút lông, là sản phẩm lai giữa “yến thô” và “yến tinh chế”. Với dòng sản phẩm này, chân yến sẽ được làm sạch bằng biện pháp phun sương mà không qua rã tổ, vì vậy giữ được độ nguyên chất cao hơn nhưng vẫn tiện cho việc sử dụng.
3 loại chân tổ yến này phân biệt không quá khó. Chân yến thô thường liên kết chặt và tạo thành mảng. Chân yến tinh chế có phần sạch hơn và có kết cấu lỏng hơn, không gắn thành mảng do đã được ngâm nở và rã ra. Chân yến rút lông về bản chất khá giống chân yến thô nhưng sạch hơn!
Chân yến có tốt không?
Về bản chất, giá trị sức khỏe của chân yến không thua kém gì các tai yến bình thường, thậm chí có phần hơn. Ăn chân yến đều đặn theo liều lượng khuyến cáo sẽ mang đến đa dạng lợi ích sức khỏe từ hỗ trợ làm đẹp, làm chậm lão hóa; bồi
dưỡng sức khỏe trong thời kỳ mang thai; điều dưỡng cơ thể sau mỗi đợt ốm dậy, hậu phẫu hay xạ trị; hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ đến cải thiện chất lượng cuộc sống thể chất và tinh thần của người già…
→ Chi tiết xem tại: Tác dụng của tổ yến là gì?
Chỉ là chân tổ yến thường là yến già nên đối tượng phù hợp nhất vẫn là người lớn. Còn tổ yến, tùy thuộc vào “tuổi đời” - yến già hay yến non, mà đối tượng sử dụng có thể đa dạng từ trẻ đến già, từ khỏe mạnh đến mới ốm dậy hoặc sau
hậu phẫu. Trong đó, tổ yến non thường phù hợp nhất với trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé suy dinh dưỡng, chậm lớn, đề kháng yếu, hay ốm vặt.
Chân yến và tổ yến cái nào tốt hơn?
Chân yến hay tổ yến tốt hơn? Câu trả lời tùy vào cách đánh giá của bạn. Về dinh dưỡng, chân yến được đánh giá là bộ phận giàu dinh dưỡng nhất do được chim yến dệt đi dệt lại nhiều lần. Vì vậy tổ yến và chân yến không có sự khác biệt về chức năng, công dụng trong chăm sóc, điều dưỡng và bồi bổ sức khỏe.
Về hương vị, chân yến ăn nở khoảng gấp 2, ăn khá rõ vị, có mùi thơm dễ chịu đồng thời đem lại cảm giác sần sật vui miệng, khá được nhiều người ưa thích. Nhược điểm duy nhất của chân yến đó là cần thời gian khá lâu trong cả ngâm nở và chưng nấu, không quá phù hợp cho những gia đình bận rộn ít thời gian
→ Lưu ý về cách chưng yến cho từng loại yến sào
Về độ thẩm mỹ, chân yến thường không quá đẹp mặt để làm quà tặng nên chỉ thích hợp sử dụng trong gia đình. Giá thành không quá cao như yến sào thông thường nên chân yến gần như có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng. Bù lại nếu có ý định mua yến làm quà tặng thì đây có thể không phải là lựa chọn quá “đẹp mặt”.
Vì vậy nếu so sánh chân yến và tổ yến cái nào tốt hơn, nếu chỉ dùng để nâng cao và cải thiện sức khỏe gia đình thì sự khác biệt gần như không đáng kể!
Giá chân yến trung bình bao nhiêu tiền 100g?
Chân tổ yến thường có giá mềm hơn so với tổ yến nhưng cũng giao động đa dạng tùy vào chất lượng sản phẩm: chân to hay nhỏ, đã rút lông hay chưa rút lông. Trung bình, 1 lạng chân yến thô hiện nay có giá từ 1 triệu đến 3 triệu đồng tùy
theo chất lượng sản phẩm. 1 lạng chân yến tinh chế sẽ rơi vào khoảng 1.5 triệu đến 2.5 triệu!
Tại Sanosa, 1 lạng chân yến có giá:
*Lưu ý, giá sản phẩm sẽ thay đổi tùy theo kích thước và sản lượng từng đợt thu hoạch. Giá bán và thông tin ưu đãi sẽ liên tục được cập nhập tại Sanosa, nhớ cập nhập thường xuyên bạn nhé!
Chân tổ yến có bị làm giả không?
Chân yến thô và chân yến rút lông thường khó bị làm giả hơn chân yến tinh chế do gần như vẫn duy trì được kết cấu ban đầu, dễ bị phát hiện khi lam giả. Ngược lại chân yến tinh chế do đã bị rã ra để làm sạch và đúc lại bằng khuôn nên thường dễ bị làm giả hơn bằng các thành phần na ná như rau câu, mủ trôm.
Tuy vậy những năm gần đây chân yến thường được làm giả bằng cách tẩm độn để gia trọng bằng chất phụ gia. Theo đó cứ 100g chân yến thì có từ 30-50g là được độn thêm bằng đường hoặc muối. Tương tự, chân yến tinh chế sẽ bị “gia trọng” nhiều hơn chân yến thô.
Vì vậy khi mua, bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, đồng thời nắm vững các bí quyết phân biệt yến thật yến giả để lựa chọn nguồn cung không chỉ giá tốt mà còn chất lượng và an tâm!
→ Cách phân biệt yến thật yến giả
Chân yến để được bao lâu
Chân tổ yến thô trong điều kiện phòng có thể bảo quản lên tới 3 năm. Đối với chân tổ yến tinh chế, hoặc chân tổ yến rút lông, do đã có tác động làm sạch nên lý tưởng nhất vẫn nên được sử dụng ngay trong vòng 24 tháng.
Khi đã tiến hành ngâm nước, làm sạch hoặc chưng nấu, tốt nhất yến nên được ăn hết trong 2-3 ngày để tránh mất chất, và tối đa không quá 7 ngày.
→ Cách bảo quản tổ yến không mất chất
Chân tổ yến ngâm nước bao lâu mới nở?
Chân tổ yến do có độ cô đặc và dày hơn tai yến nên khi ngâm sẽ cần nhiều thời gian hơn. Thời gian trung bình để chân yến nở bung thường rơi vào khoảng 30-40 phút. Bên cạnh đó với những chân yến thô to và dày, thay vì ngâm trực tiếp, bạn nên xé ra trước khi ngâm nêu không sẽ khó nở.
Khi ngâm yến, lưu ý tuyệt đối không sử dụng nước nóng để tránh làm mất chất và giảm độ ngon miệng khi ăn.
Thời gian chưng chân yến là bao lâu?
Khi chưng cách thủy chân yến, thời gian tối đa không nên vượt quá 15 phút để hạn chế nguy cơ làm bay hơi và hao hụt giá trị dinh dưỡng quý trong yến. Lúc chưng, nên căn nước vừa đủ sấp mặt yến, không nên ngập quá cao hoặc quá ít, tối ưu nhất là không quá ¾ chiều cao của thố chưng. Nhiệt độ tối ưu để giữ chất cho yến là tầm 80 độ C.
Ngoài ra tùy vào công thức chưng mà bạn có thể bỏ thêm các nguyên liệu bổ dưỡng khác vào thố, chưng thêm 3-5 phút cho đường phèn tan hết rồi sử dụng ngay.
→ 5 cách chưng yến tại nhà
Dù là sản phẩm không phải lúc nào cũng có, chân tổ yến vẫn được ưa chuộng bởi những người biết đến giá trị của nó. Chân yến được cho là chứa đựng nhiều dưỡng chất và có tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt khi mức giá khá mềm so với tổ yến, phù hợp cho bất kỳ ai có nhu cầu chăm sóc gia đình, người thân!