4 cách sử dụng yến sào cho người già giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện chất lượng sống

Tổ yến có rất nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Vậy đâu là cách sử dụng yến sào cho người già để phát huy tối đa hiệu quả dưỡng chất. Cùng Sanosa tìm hiểu thông qua tần suất ăn, các lưu ý và các cách chế biến, chưng nấu tổ yến dưới đây nhé!

Công dụng của yến sào với người già và người lớn tuổi là gì?
Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp

Công dụng của yến sào với người già và người lớn tuổi

Yến sào là thực phẩm siêu đạm, đa công dụng, nhẹ bụng, dễ tiêu, cực kỳ phù hợp với hệ tiêu hóa đã có phần “suy nhược” của người lớn tuổi. Bên cạnh các công dụng như an thần, kích thích ngon miệng, hỗ trợ giấc ngủ, bổ sung năng lượng, hỗ trợ phục hồi, bồi bổ cho cơ thể sau khi ốm, yến sào còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đạm và các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống về già.

Sở dĩ như vậy là bởi càng có tuổi, hệ miễn dịch càng suy giảm. Không chỉ dễ mắc bệnh hơn, cơ thể cũng lâu khỏi bệnh hơn so với khi còn trẻ. Protein và các axit amin lúc này đóng vai trò như “dưỡng chất” giúp duy trì hệ miễn dịch, giúp cải thiện khả năng đề kháng và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh.

Tuy vậy khi càng có tuổi, ông bà, cha mẹ càng “biếng ăn” do kém hấp thụ các chất quá bổ, khó tiêu. Nên tổ yến – thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa với hơn 50% là đạm sẽ là lý tưởng để bồi bổ sức khỏe cho người già chỉ với một khẩu phần nhỏ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng sữa, viên bổ sung đạm như  một giải pháp tiết kiệm hơn tổ yến để thay thế cho thịt cá, các thực phẩm dễ gây nặng bụng khác.

Bên cạnh cải thiện và nuôi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tổ yên cũng đóng vai trò duy trì cơ bắp giúp ngăn ngừa tình trạng “suy giảm protein” khiến cơ thể bị suy yếu, đi lại khó khăn, dễ té hay vết thương lâu lành.

Ngoài ra tổ yến cũng chứa nhiều nguồn dinh dưỡng quý giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh tuổi già như mỡ máu, huyết áp, hô hấp, xương khớp, tiểu đường hoặc hỗ trợ hồi sức sau các lần hóa trị, xạ trị…

Xem thêm tại: Công dụng của tổ yến với người lớn tuổi

Cách sử dụng yến sào cho người già giúp tối đa lợi ích sức khỏe

cách sử dụng tổ yến cho người già
Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp

1. Người lớn tuổi ăn tổ yến bao nhiêu là đủ

Khi sử dụng yến sào cho người lớn tuổi, điều cần lưu ý trước hết đó là “ăn đúng giới hạn hấp thu”. Khi lớn tuổi, khả năng hấp thu của ông bà, cha mẹ sẽ kém hơn so với người trẻ. Nếu cho ăn quá ngưỡng giới hạn của họ, không chỉ gây lãng phí mà còn có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Thay vì giữ quan điểm ăn đều đặn mỗi ngày, cách sử dụng yến sào cho người lớn tuổi lý tưởng nhất là cho ăn cách ngày, mỗi lần khoảng 6-7 gram yến sào. Đây là tần suất lý tưởng nhất để duy trì sức khỏe cho người cao tuổi trong điều kiện bình thường.

Với những trường hợp vừa ốm dậy, hậu phẫu hay vừa trải qua quá trình hóa trị, xạ trị, bạn có thể bổ sung yến sào vào chế độ bồi bổ mỗi ngày, mỗi lần không quá 5 gram, liên tục cho đến khi phục hồi sức khỏe rồi lại tiếp tục cho ăn giãn ra như đã đề cập ở trên.

2. Người già nên sử dụng tổ yến vào thời điểm nào trong ngày?

Với những người có tuổi, thời điểm tốt nhất để ăn yến là bữa sáng khi vừa ngủ dậy. Đây là thời điểm “bụng còn rỗng” cần năng lượng nhưng lại không muốn ăn nhiều. Dù tổ yến có thể sử dụng thay bữa sáng nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều bất tiện bởi người lớn tuổi có thói quen dậy khá sớm, bạn sẽ khó có thời gian chưng yến cho ông bà, cha mẹ cho thời điểm này. 

Có 2 cách để “ứng phó nhanh” trong trường hợp này:

  • Sử dụng yến sào như một bữa phụ vào buổi sáng – cách bữa sáng khoảng 2 tiếng khi bữa chính đã tiêu nhưng bữa trưa còn chưa tới
  • Chưng sẵn từ tối hôm trước, bảo quản chân không để sử dụng cho sáng hôm sau. Tuy vậy, nên lưu ý là tổ yến phát huy tốt nhất khi được ăn nóng ngay sau khi chưng. Và tốt nhất không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, dễ gây xói mòn dưỡng chất.

Nhiều gia đình mua các hũ yến chưng sẵn như một giải pháp thay thế. Có điều bạn cần lưu ý rằng hũ yến chưng sẵn thường có vài khuyết điểm như sau:

  • Tỷ lệ tổ yến thường không cao
  • Khó đánh giá chất lượng yến thật yến giả và độ an toàn của sản phẩm. Phụ thuộc chủ yếu vào niềm tin
  • Thường khá ngọt và nhiều chất bảo quản để giữ được lâu. Có thể không phù hợp cho tình trạng sức khỏe của nhiều người

Với những người lớn tuổi hay trằn trọc, khó ngủ, thường xuyên tỉnh sớm, ngủ không an giấc, bạn cũng có thể sử dụng yến vào 30-45 phút trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho họ. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần sảng khoái, trí óc thêm minh mẫn và nhẹ đầu hơn để tận hưởng cuộc sống.

4 cách chưng yến cho người già phát huy hiệu quả cao nhất

Cách chế biến yến sào cho người già
Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp

1. Cách dùng yến sào cho người lớn tuổi khó ngủ: Chưng yến táo đỏ hạt sen

Hạt sen và táo đỏ là 2 thành phần có công dụng bổ trợ giúp tăng cường hiệu quả an thần, dưỡng huyết, bổ máu, giảm đau đầu và cải thiện giấc ngủ khi kết hợp cùng tổ yến. Nói cách khác đây là “thuốc bổ” cho tinh thần đồng thời mang đến sự sảng khoái, có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nóng bức

Nguyên liệu cần thiết:

  • 5-7 gram yến sào tùy thể trạng đối tượng sử dụng
  • 100g hạt sen khô
  • 50g táo đỏ
  • Đường phèn

Cách chưng yến táo dỏ hạt sen:

  • Ngâm hạt sen với nước ấm trong khoảng 1 tiếng rồi nấu cho chín mềm. Thực hiện tương tự với táo đỏ nhưng ngâm ngắn hơn, đơn khi táo vừa đủ phồng rồi đem nấu chín
  • Ngâm, sơ chế tổ yến sau đó đem chưng cách thủy trong 20 phút.
  • Cho hạt sen, táo đỏ đã chín và đường phèn vào chưng cùng tổ yến thêm 5 phút sau đó tắt bếp và sử dụng.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chưng tổ yến, xem thêm hướng dẫn chi tiết từng khâu tại:

2. Cách chế biến yến sào cho người già có đường huyết cao: Nấu cháo gạo mầm yến sào

Các cách chưng yến bình thường thường sử dụng đường phèn để tăng vị. Với người già mắc bệnh tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao, bên cạnh việc cắt đường khi chưng yến, bạn cũng có thể thay thế bằng cách nấu cháo gạo mầm với tổ yến. Gạo mầm là thành phần có chỉ số đường huyết gần như bằng 0, rất phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho những ai muốn giảm chất đường bột trong chế độ ăn mà không gây thiếu hụt dinh dưỡng, lờ đờ, mệt mỏi.

Nguyên liệu cần thiết:

  • 5-7 gram yến sào tùy điều kiện cơ thể
  • Nửa bát gạo mầm
  • 20 gram thịt heo (tùy chọn)
  • Gia Vị

Cách nấu cháo yến gạo mầm

  • Ngâm gạo mầm khoảng 30-45 phút rồi tiến hành nấu cháo như bình thường. Trong quá trình nấu có thể thêm thịt bằm vào để tăng vị
  • Ngâm nở, làm sạch và chưng tổ yến cách thủy trong khoảng 25 phút đến khi chín mềm. Căn thời gian để tổ yến chín vừa kịp lúc nấu cháo xong
  • Cho tổ yến mới chưng xong vào cháo. Đậy nắp để tránh “bay hơi” dinh dưỡng. Thêm các gia vị theo khẩu vị cá nhân trước khi sử dụng

Ngoài ra với những người già bị tiểu đường, bạn cũng có thể chưng yến sào hạt chia để bồi bổ cơ thể, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Cách chưng sẽ được giới thiệu trong công thức bên dưới!

Xem thêm tại: 5 cách chưng yến cho người bị tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

3. Cách chế biến tổ yến cho người già tiêu hóa kém: Chưng yến hạt chia

Là thực phẩm giàu chất xơ, hạt chia có rất nhiều công dụng trong kiểm soát cân nặng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón và ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh đường ruột. Đây cũng là cách chế biến đơn giản, có thể ăn nhanh, không quá cầu kỳ phức tạp về công đoạn.

Nguyên liệu cần thiết:

  • 5-7 gram tổ yến tùy điều kiện thể trạng
  • 2 thìa cà phê hạt chia
  • Đường phèn – liều lượng theo khẩu vị

Cách chưng yến hạt chia:

  • Chưng tổ yến cách thủy theo công thức cơ bản
  • Canh giờ để ngâm nở hạt chia trong quá trình chờ chưng yến. Bạn cũng có thể chế biến thêm các nguyên liệu khác như táo đỏ nếu muốn
  • Sau 20 phút chưng, chờ yến chín mềm, đổ hạt chia đã ngâm vào, thêm đường phèn, chờ thêm 5 phút rồi tắt bếp

4. Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp: Chưng yến với lê

Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp
Cách chưng tổ yến cho người già mắc bệnh hô hấp

Chưng yến với lê là cách hiệu quả nhất để trị ho, hỗ trợ cho những người mắc bệnh hô hấp hoăc ung thư phổi. Bởi lẽ lê từ lâu đã được dùng như một vị thuốc nhằm giúp bổ phổi, thanh nhiệt và điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, làm giảm các triệu chứng đau rát và tổn thương do các bệnh liên quan.

Nguyên liệu cần thiết:

  • 5-7 gram tổ yến tùy điều kiện cơ thể 
  • Lê tươi 1 quả to.
  • Gừng tươi.
  • Đường phèn hoặc mật ong

Cách chưng tổ yến với lê 1:

  • Chưng yến cách thủy theo cách bình thường trong 20-25 phút cho tới khi chín mềm
  • Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hạt lựu
  • Cho lê đã thái, gừng tươi và đường phèn hoặc mật ong vào chén yến, tiếp tục chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp

Cách chưng tổ yến với lê 2:

  • Khoét lấy phần ruột bên trong quả lê, biến quả lê như 1 chiếc chén thông thường, chừa 1 phần để làm nắp đậy, sau đó bỏ yến vào chưng.
  • Sau khi chưng khoảng 20-25 phút thì bỏ thêm các nguyên liệu khác như gừng và mật ong hoặc đường phèn, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp, sử dụng.

Tóm lại ở góc nhìn của Sanosa, khi sử dụng yến sào cho người già, bạn không nên chưng quá bổ hoặc với các nguyên liệu quá nặng như cua, hải sản, bào ngư vi cá. Thay vào đó nên chú trọng vào tính thanh đạm, dễ tiêu, coi yến chưng như một bữa phụ nhẹ nhàng thay vì thế cho bữa chính. 

Bên cạnh đó, tổ yến cần được đảm bảo chất lượng, không bị nấm mốc, tẩy trắng hay tẩm độn để tránh các nguy cơ sức khỏe không đáng có.

Tại Sanosa tổ yến được khai thác trực tiếp từ các nhà nuôi yến chuyên nghiệp có tuổi đời tối thiểu từ 7-8 năm. Vì vậy tổ yến thường già hơn, bổ dưỡng hơn. Hiên Sanosa đang phân phối nhiều dòng sản phẩm khác nhau như yến thô đã làm sạch một phần, yến tinh chế, chân yến…

Xem chi tiết về giá và chính sách khuyến mại tại: Yến sào nguyên chất Sanosa

Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo