Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả cho đối tượng có nguy cơ cao

Làm thế nào để mẹ bầu tăng cân an toàn, không bị đái tháo đường khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ? Dưới đây là các cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả tổng hợp từ các chuyên gia dinh dưỡng. Cùng Sanosa tìm hiểu nhé!

Tại sao bị tiểu đường thai kỳ? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ qua vận động

Tại sao bị tiểu đường thai kỳ? 2 nguyên nhân chính!

Đái tháo đường thai kỳ là một dạng của tiểu đường, thường xuất hiện khi mẹ bầu bước vào giai đoạn 3 tháng giữa và tự hết trong khoảng 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên nếu không kiểm soát và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể chuyển biến xấu, và biến thành bệnh đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2, rất khó chữa trị. 

Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đái tháo đường khi mang thai? Có 2 nguyên nhân khởi phát chính: 

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến khả năng sản xuất insulin bị giảm, không đủ khả năng chuyển hóa và điều hòa lượng đường trong máu, đặc biệt trước nhu cầu năng lượng ngày càng cao khi mang bầu. Khi đạt tới ngưỡng nhất định, sẽ gây ra tình trạng rối loạn dung nạp glucose – tiểu đường thai kỳ.
  • Do thai phụ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, chẳng hạn như thể trạng thừa cân, béo phì (MBI >25 – theo nghiên cứu từ Medical News Today); có tiền sự tiểu đường thai kỳ trong lần sinh trước hay sinh con thừa cân (>4 cân); mang thai muộn (30-35+); những người huyết áp cao hoặc cholesterol cao; gia đình có người bị tiểu đường. 

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 5% trường hợp mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ mỗi năm. Nếu phát hiện muộn sẽ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe dài hạn cho cả mẹ và bé. Bởi vậy mẹ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và liên hệ tư vấn ngay khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể!

Xem thêm tại:

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả cho các đối tượng có nguy cơ cao

Khi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ cao, mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa từ giai đoạn sớm để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng cho cả bản thân và thai nhi. Có 2 cách chính để phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường khi mang thai:

  • Điều chỉnh chế độ ăn
  • Tăng cường thể dục, vận động 

1. Điều chế độ ăn đóng vai trò ra sao? Ăn gì để không bị tiểu đường thai kỳ?

Nên ăn gì để không bị tiểu đường thai kỳ
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ qua vận động

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường được khuyến cáo nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Cân bằng ở đây là đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất để thai nhi nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết thay vì chỉ ăn cùng một một nhóm chất. Nhiều mẹ có thói quen ăn theo sở thích hoặc bồi bổ cho thai nhi bằng các chất siêu bổ dưỡng, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ ở những đối tượng có nguy cơ cao.

Theo các nghiên cứu, những thai phụ có dấu hiệu thừa cân béo phì trước và trong thời kỳ mang thai là những người hưởng lợi lớn nhất từ việc thay đổi chế độ ăn, đặc biệt khi được tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Những thay đổi này có thể giúp giảm mức đường huyết và giúp họ tăng cân ít hơn trong thời kỳ mang bầu nhưng không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Nghiên cứu trên các đối tượng thừa cân (BMI > 25) hoặc béo phì (BMI > 30) cho thấy:

  • Nếu họ không thay đổi chế độ ăn, 16 trên 100 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
  • Nếu họ thay đổi chế độ ăn, 6 trên 100 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường mang thai.

Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, những thay đổi dinh dưỡng không có tác động phòng ngừa quá lớn.

Vậy mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ra sao? Ăn gì để không bị tiểu đường thai kỳ?

Trước hết, vì các carbohydrate sẽ làm tăng mức đường trong máu nên các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến nghị giảm lượng carbohydrate (“carbs”) trong thức ăn trong khi vẫn đảm bảo đủ chất xơ, và chế độ ăn cân bằng nói chung. Một số lời khuyên phổ biến khác bao gồm ăn ba bữa chính không quá lớn và hai đến ba bữa nhỏ trong ngày.

Một số thực phẩm nên được ưu tiên trong chế độ ăn hàng ngày của mẹ bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến sào… Theo nghiên cứu, chỉ cần thêm 10g chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đủ để giảm tới 26% nguy cơ đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.

Những thay đổi chính xác nhất về chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như cân nặng và mức độ vận động của mẹ bầu. Mẹ nên được tư vấn từ các chuyên gia để vừa tránh những tác động tiêu cực, vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng calo và các chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ. Không nên tự ý ăn ít, cắt giảm calo khi chưa được tư vấn.

Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

Tập thể dục đóng vai trò như thế nào trong việc phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ qua vận động
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ qua vận động

Một số nghiên cứu đã so sánh liệu tập thể dục từ đầu thai kỳ có làm giảm khả năng phát triển tiểu đường khi mang thai hay không. Kết quả cho tình trạng thấy tiểu đường thai kỳ ít phổ biến hơn ở những thai phụ có chế độ tập thể dục đều đặn hơn, bất kể họ có thừa cân hay có cân nặng bình thường.

Cụ thể hơn: 5 trên 100 thai phụ không vận động nhiều được chẩn đoán mắc tiểu đường khi  mang thai, so với 3 trên 100 thai phụ thường xuyên vận động. Ngoài ra một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc kết hợp giữa thay đổi chế độ ăn và vận động cũng giúp ngăn ngừa tiểu đường mang thai.

Vậy đâu là những bài tập phù hợp cho mẹ bầu?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ bầu nên thực hiện ít nhất 30 phút hoạt động “mạnh mỗi 3 ngày. Một vài hoạt động phù hợp bao gồm bơi lội, đạp xe và đi bộ nhanh hoặc đôi lúc đó cũng có thể là các hoạt động đơn giản tại nhà như chăm sóc cây cối, dọn dẹp nhà cửa, đi dạo siêu thị….

Sử dụng các viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng có giúp phòng ngừa tiểu đường khi mang thai không?

Thực phẩm bổ sung, viên uống chức năng chứa gốc myo-inositol được xác nhận có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đái tháo đường thai kỳ do khả năng “hoạt hóa” insulin. Tuy nhiên hoạt hóa insulin chỉ là một phần câu chuyện, trong thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định về tác dụng của các chất này trong việc ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra.

Nhiều website cũng đưa ra các gợi ý khác như bổ sung vitamin D hay axit béo omega 3 cũng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Tuy vậy, các dữ liệu cụ thể vẫn chưa đủ để chứng minh điều gì. 

Vì vậy mẹ không nên phụ thuộc vào các viên chức năng mà nên ăn trực tiếp qua các thực phẩm khác. Bới khi ăn các loại thực phẩm, mẹ sẽ hấp thụ một cách cân bằng các chất trong thức ăn, các chất dinh dưỡng đều có chức năng hỗ trợ hấp thụ hoặc triệt tiêu các nguy cơ xấu để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể một cách lành tính nhất. 

Các viên thực phẩm chức năng chỉ thiên về các nhóm chất nhất định mà thiếu sự phối hợp giữa các thành phần như thực phẩm tự nhiên, vì vậy có thể dẫn tới một vài rối loạn trong cơ thể khi quá lạm dụng.

Suy cho cùng các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nếu có một chế độ ăn uống tập luyện trước và trong quá trình mang thai hợp lý theo tư vấn chuyên gia sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh, bền tâm và “mẹ tròn con vuông” sau 9 tháng thiêng liêng này!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo