Yến thô lúc nào cũng là lựa chọn bổ dưỡng nhất những muốn sử dụng lại cần qua khâu làm sạch tương đối rườm rà. Vậy đâu là cách nhặt lông yến nhanh và hiệu quả, không làm mất chất khi sơ chế yến thô? Cùng Sanosa tìm hiểu các bước làm sạch tổ yến cùng những lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây nhé!
Cách nhặt lông yến nhanh và hiệu quả khi làm sạch tổ yến thô
Bước 1: Cách làm sạch tổ yến trước khi ngâm
Tổ yến thô chưa qua giai đoạn làm sạch thường khá bụi và nhiều tạp chất, đặc biệt là các loại mao yến. Đối với các sản phẩm này, trước khi ngâm nở, bạn có thể cho yến vào chậu nước sạch sau đó lấy bàn chải đánh răng mềm, tiến hành chà nhẹ để loại bỏ bụi, vết rêu bám trên thành bề mặt. Nếu thấy có các sợi lông bám ngoài bề mặt, bạn cũng có thể dùng nhíp để loại bỏ.
Đối với các tổ yến thô đã được tỉa lông, làm sạch 80% như các sản phẩm phân phối tại Sanosa, bạn có thể bỏ qua bước này và tiến hành ngâm nở luôn bởi lẽ hầu như bụi bậm và các sợi lông bám ở bề mặt đều đã được làm thủ công để tăng tính tiện lợi khi sử dụng. Lúc này bạn chỉ cần loại bỏ nốt những sợi lông tơ xen lẫn trong tổ yến – phần tạp chất còn sót lại mà phải ngâm nở mới có thể làm sạch.
Bước 2: Ngâm nở tổ yến theo thời gian quy định
Một trong những cách sơ chế yến thô không gây mất chất đó là xác định đúng thời gian ngâm yến. Thường thì mỗi loại tổ yến sẽ có thời gian ngâm nở khác nhau. Chẳng hạn như:
- Tổ yến thô khai thác từ nhà nuôi, loại non (do yến từ 1-2 năm tuổi làm): cần ngâm tối thiểu từ 30-60 phút trước khi xử lý tạp chất
- Tổ yến thô khai thác từ nhà nuôi, loại già (do yến trưởng thành, đã qua tối thiểu 3-4 kỳ sinh sản nên biết cách săn mồi, bện tổ và thường bổ dưỡng hơn): phải ngâm từ 1-2 tiếng mới nở bung ra
- Tổ yến thô khai thác từ ngoài tự nhiên hay còn gọi là yến đảo: phải ngâm từ 2-3 tiếng
Trong quá trình ngâm nở, bạn cũng nên lưu ý tình trạng tô nước. Tổ yến nguyên chất sẽ không làm thay đổi trạng thái của nước – nước vẫn trong, không đục, không bột, không đổi màu hay sủi bọt, không mùi. Nếu nước có dấu hiệu lạ, vậy khả năng cao yến đã được làm giả hoặc tẩm độn thêm các chất phụ gia khác.
Các tổ yến loại này thường được sử lý bằng các chất kim loại nặng hoặc chất tẩy rửa công nghiệp, ăn vào sẽ lợi bất cập hại. Vì vậy bạn không nên tiếc tiền mà cần vứt bỏ ngay để tránh gây hại lên người sử dụng.
→ Cụ thể hơn, xem thêm tại: 5 cách phân biệt yến thật giả cùng các nguy hiểm đi kèm
Lưu ý không nên ngâm yến quá lâu. Bạn có thể quan sát độ nở của yến để cân nhắc. Nếu yến đã nở bung và mềm, có thể mang đi làm sạch. Ngâm yến quá lâu sẽ làm sợi yến hơi nhũn, gây ảnh hưởng tới cảm giác nhai và làm mất chất. Vì vậy bạn nên chú ý và sắp xếp thời gian để tránh sơ sót, để quên do loay hoay hay phải ra ngoài, không kịp về nhà xử lý.
Bước 3: Cách nhặt yến thô sau khi ngâm nở
Sau khi tổ yến đã nở bung, kế đó là tới công đoạn nhặt lông yến và loại bỏ những tạp chất còn sót lại. Lúc này bạn sẽ cần một vài công cụ hỗ trợ như:
- 1 nhíp nhặt lông
- 1 cái rây/ rá nhỏ
- 1 đĩa sạch
- 1 chén nước sạch
Cách lấy lông yến thô:
- Để tổ yến lên rây, sử dụng vòi nước nhẹ (lưu ý chỉnh nước thật nhẹ) để lớp bụi bẩn và lông tơ vướng mắc trong yến cuốn theo dòng nước chảy qua rây. Có thể dùng tay bóp nhẹ tổ yến để giúp làm sạch nhanh hơn
- Để yến trong rây và tiếp tục cho vào bát nước sạch, sau đó đãi như đãi gạo để tiếp tục loại bỏ các tạp chất nhẹ
- Để yến trên rây, chờ ráo nước sau đó cho lên đĩa sạch và tiến hành nốt phần lông tơ sót lại bằng nhíp chuyên dụng
Các lưu ý về cách làm sạch yến thô mà không mất chất
Để tránh vô tình làm hao hụt giá trị dưỡng chất, khi tiến hành nhặt lông yến thô, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên ngâm yến bằng nước nóng hoặc ấm. Bởi lẽ nước nóng sẽ gây biến đổi một vài axit amin có trong tổ yến dẫn tới làm hao hụt nhiều thành phần quý.
- Không nên ngâm yến vượt quá thời gian quy định. Nên tham vấn từ các đơn vị bán để ước tính thời gian phù hợp. Tuy nhiên nên tránh các tư vấn ngâm yến quá nhanh hoặc quá lâu. Bởi lẽ một số nơi làm yến giả có độ nở nhanh, ngâm nước quá lâu sẽ gây tan và gây bụi nước nên thường được khuyên ngâm ngắn lại. Ngược lại, một số nguyên liệu làm yến giả có độ nở chậm nên thường được khuyên ngâm lâu hơn bình thường.
- Tránh xả vòi nước mạnh trực tiếp vào yến để tránh làm hỏng, gãy kết cấu yến.
- Nên ước tính khối lượng sử dụng trước khi tiến hành làm sạch. Một tai yến thô sau khi làm sạch sẽ mất khoảng 10-20% khối lượng đối với các tổ yến đã được tỉa lông trước. Các tổ yến thô chưa qua sơ chế có thể sẽ hao hụt nhiều hơn. Bạn nên có sự tính toán từ trước để không quá thiếu hoặc dư quá nhiều theo nhu cầu của mỗi cá nhân. Nếu dư nên được bảo quản lạnh đúng cách và sử dụng sớm để tránh hao hụt dưỡng chất.
→ Xem thêm khối lượng và tần suất phù hợp cho từng đối tượng tại: Ăn tổ yến bao nhiêu là đủ?
Cách bảo quản yến đã nhặt lông
Có 2 cách bảo quản yến đã nhặt lông:
- Bảo quản tại ngăn mát nhiệt độ khoảng 4 độ C: Với cách này tổ yến cần được sử dụng sớm, tối đã không quá 7 ngày. Bạn nên ước tính khối lượng vừa phải để có thể sử dụng hết ngay thay vì sơ chế 1 lần để ăn dần cho nhiều lần. Suy cho cùng càng bảo quản lâu, tổ yến càng dễ hao hụt dưỡng chất.
- Bảo quản tại ngăn đông. Bảo quản tại ngăn đông có thể giữ yến không hỏng trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên việc rã đông mỗi lần sử dụng sẽ khá bất tiện và dễ làm hao hụt dưỡng chất nếu cứ rã đông đi, rã đông lại.
Lưu ý, để tránh mất chất, tổ yến đã ngâm nước nên được bảo quản kín trong hộp nhựa hoặc bằng túi zip. Bên cạnh đó, tủ lạnh bản chất cũng có khá nhiều “vi khuẩn” nên cách tốt nhất là cần “cách ly” tổ yến với môi trường chung trong tủ lạnh để tránh bị ảnh hưởng.
Một mẹo nhỏ là nếu lượng tổ yến được làm sạch khá nhiều, đủ để ăn nhiều bữa, bạn nên chia nhỏ làm nhiều túi zip và bảo quản. Khi sử dụng sẽ sử dụng từng túi zip nhỏ để tránh mở hộp ra mở hộp vào, rã đông đi, rã đông lại gây ảnh hưởng tới phần chưa sử dụng.
→ Xem thêm tại: Tổng hợp các cách bảo quản tổ yến
Tại Sanosa, các tổ yến thô đang được bán dưới nhiều dòng sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường, ví dụ như tổ yến thô ít lông (đã nhặt lông kỹ bằng cách phun sương) và tổ yến thô lông vừa (đã làm làm sạch cơ bản các tạp chất bề mặt).
→ Chi tiết xem tại: Tổ yến thô Sanosa
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6