Ung thư vú có chữa được không? Đâu là các phương pháp điều trị và lưu ý cần tránh để hỗ trợ quá trình điều trị? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ung thư vú có chữa được không?
Câu trả lời là tùy vào giai đoạn phát hiện và điều trị. Có thể tạm phân bệnh ung thư làm 2 dạng chính: thế bào ung thư chưa có tính xâm lấn và đã xâm lấn – lây lan. Ở giai đoạn chưa xâm lấn hay còn gọi là tiền ung thư, tỷ lệ chữa khỏi cao tới hơn 80% nếu can thiệp kịp thời.
Khi đã bước sang giai đoạn xâm lấn, lan rộng, thậm chí di căn, trình độ y học và khoa học hiện nay còn rất khó cam đoan có thể giải quyết tận gốc căn bệnh quái ác này. Dù tiến hành phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, các tế bào ác tính còn sót lại phát triển và khôi phục rất nhanh, thậm chí xâm lấn ra các bộ phận khác. Vì vậy một khi đã di căn, việc điều trị chỉ mang tính giảm bớt đau đớn và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân trong lúc chờ đợi các đột phá mới của khoa học.
Chính vì vậy, chị em phụ nữ không nên chủ quan bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư, đặc biệt khi trên thế giới căn bệnh này đang ngày càng phổ biến (chiếm tới 25% tổng số ca ung thư – theo GLOBOCAN 2020)
Những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư vú
Những người có nguy cơ cao thường là những ai có thành viên gia đình mắc bệnh ung thư vú; những người mãn kinh muộn hoặc sớm, sinh con mượn, không cho con bú, hoặc lạm dụng thuốc tránh thai; những người béo phì…
Trên thế giới, ung thư vú có độ tuổi trung bình vào khoảng 50 tuổi, tuy vậy ở Việt Nam, nguy cơ này thường xuất hiện sớm hơn. Theo các khảo sát mới nhất, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc ung thư vú tại Việt Nam thường rơi vào độ tuổi 40. Vì vậy những chị em phụ nữ ngoài 35, chưa sinh con cần tuyệt đối lưu ý và cảnh giác với các dấu hiệu bất thường trên cơ thể khi mà độ tuổi mắc bệnh đang ngày một “trẻ hóa” tại Việt Nam.
Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh ung thư vú
Ngoài tiến hành tầm soát định kỳ, dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết và phát hiện sớm nguy cơ ung thư vùng ngực tại nhà mà bạn có thể tự mình kiểm tra:
- Đau tức kéo dài ở ngực ngay cả trong những ngày không hành kinh
- Thay đổi kích thước, kích thước 2 bên không tương xứng, một bên ngực to bất thường và có cảm giác cương cứng
- Xuất hiện khối u ở vùng ngực. Có khả năng cao đó là các khối u lành tính nhưng khi đã xuất hiện dấu hiệu lạ bạn nên tiến hành tầm soát, kiểm tra ngay!
- Xuất hiện hạch ở khu vực nách
- Da vùng ngực có dấu hiệu lạ, đỏ, sưng, sần…, da bị co rút nhăn nheo,
- Xuất hiện các dấu hiệu lạ ở đầu vú, chẳng hạn như đầu ngực tụt, xuất hiện các hạt nhỏ li ti, chảy dịch lạ
→ Xem thêm tại: 6 cách nhận diện ung thư vú sớm
Các giai đoạn trong ung thư vú và cách điều trị ung thư vú tương ứng
Ung thư vú chia làm 5 giai đoạn chính: giai đoạn tế bào ung thư chưa xâm lấn ra các mô khác; giai đoạn tế bào đã phát tán ra xung quanh; giai đoạn phát triển kích cỡ khối u; giai đoạn khuếch tán ra các hạch bạch huyết lân cận; giai đoạn di căn. Cụ thể hơn, dưới đây là chi tiết từng giai đoạn cũng như các biện pháp điều trị trương ứng!
- Giai đoạn tiền ung thư: các tế bào ung thư chưa mang tính xâm lấn, chủ yếu phát triển trong tuyến sữa mà chưa khuếch tán sang các mô và bộ phận khác. Ở giai đoạn này, chỉ cần tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị kịp thời sẽ hoàn toàn loại bỏ được nỗi lo sau này.
- Giai đoạn xâm lấn: quá trình này chia làm 2 bước, chưa xuất hiện tại hạch bạch huyết và đã xuất hiện tại hạch bạch huyết. Cách điều trị ở giai đoạn này chủ yếu vẫn là phẫu thuật lấy khối u kết hợp xạ trị hoặc hóa trị tùy vào kích thước khối u. Tỷ lệ khỏi bệnh ở giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện.
- Giai đoạn phát triển: khối u tăng nhanh về kích cỡ hoặc lan ra các hạch bạch huyết tại nách. Tại giai đoạn này, khối u vẫn mang tính lành, thường được khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ, kết hợp xạ trị tùy theo độ nghiêm trọng của bệnh.
- Giai đoạn lan rộng: độ nguy hiểm của giai đoạn này tính bằng số lượng hạch bạch huyết bị xâm lấn. Khi đã phát tán hơn 10 hạch, đây là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Tùy vào độ lây lan của giai đoạn này mà bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vùng ngực hoặc tiến hành hóa trị để thu nhỏ kích cỡ khối u trước, sau đó mới phẫu thuật và xạ trị. Tỷ lệ thành công và ngăn ngừa tái phát phụ thuộc vào độ lây lan.
- Giai đoạn di căn: tế bào ung thư lan tới các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi, xương, não… Ở giai đoạn này, cách duy nhất là tiến hành hóa trị và xạ trị để kéo dài tuổi thọ.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú
Suy dinh dưỡng cũng là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Tình trạng này xuất hiện phổ biến sau các đợt hóa trị và xạ trí, làm xáo trộn hệ tiêu hóa, vị giác cũng như gây tâm lý tiêu cực, mệt mỏi về tinh thần. Chính vì vậy mà bệnh nhân thường rơi vào tình trạng chán ăn, dẫn tới không đủ năng lượng và dưỡng chất tiếp tục chống chọi với bệnh.
Theo nghiên cứu, cứ 10 bệnh nhân ung thư vú, có từ 5-8 người có dấu hiệu sụt cân, suy dinh dưỡng; 2 trong số đó suy dinh dưỡng dạng nặng, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cơ thể kiệt quệ, không thể tiếp tục chống chọi với các tế bào quái ác.
Vì vậy chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Xây dựng thực đơn hợp lý, đủ chất sẽ giúp điều dưỡng cơ thể, nuôi sức kháng bệnh, hỗ trợ phục hồi thể trạng và chức năng cơ quan sau mỗi lần tiến hành hóa trị hoặc xạ trị, cải thiện tinh thần người bệnh, “cắt” nguồn cung dưỡng chất của các tế bào ác tính.
1. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư vú
Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư vú, gia đình nên lựa chọn các thực đơn bổ dưỡng theo sở thích của người bệnh để tăng độ “ngon miệng” và thèm ăn, nhưng đồng thời phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Năng lượng tối đa trong 1 ngày: 25 – 30 Kcal/kg cân nặng
- Tỷ lệ Protein lý tưởng: 12-20% tổng năng lượng, quy đổi tương đương 200g đạm hỗn hợp trong đó đạm động vật chiếm 30-50% tổng số, ưu tiên các loại thịt trắng và thịt nạc.
- Tỷ lệ Lipid lý tưởng: 18-25% tổng năng lượng, trong đó nên ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu Omega 3 như cá trích, cá hồi, cá thu, hạt chia… đây là các chất giúp hỗ trợ ức chế và làm chậm sự phát triển của cá tế bào ung thư
- Tỷ lệ tinh bột và đường: 60 -70% tổng năng lượng, tương đương 200g gạo và 150g bún; nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt. (cách quy đổi thay thế: 100g gạo tương đương với 100g miến; 100g bột mì; 170g bánh mì; 250g phở tươi; 300g bún tươi; 400g các loại củ)
Ngoài ra trong chế độ ăn cần ưu tiên bổ sung các nhóm vitamin và chất xơ thông qua hoa quả và rau củ đã được làm sạch hoặc nấu chín kỹ. Nên ưu tiên các loại rau xanh ví dụ các loại rau họ cải hoặc các loại củ quả giàu vitamin như cà chua, cà rốt… Trong đó:
- Rau xanh nên chiếm khoảng 400gram
- Quả chín nên chiếm khoảng 300gram
2. Ung thư vú ăn gì tốt nhất?
Đối với bệnh nhân ung thư vú, danh sách các loại thực phẩm tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe bao gồm:
- Các loại rau họ cải: Bông cải xanh, súp lơ trắng, cải bắp, cải xoăn, cải xoong…
- Các loại củ quả giàu caroten: Cà rốt, bí đỏ, khoai lang
- Các loại cá giàu chất béo: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích
- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
- Các loại hạt ngũ cốc
- Yến sào
3. Lưu ý về thực đơn và các chất cần tránh cho người hóa trị
Sau mỗi lần điều trị luôn là thời điểm nhạy cảm nhất. Lúc này hệ miễn dịch cơ thể gần như đã bị “quét sạch” cùng các tế bào ác tính, khiến cơ thể cực kỳ dễ bị tấn công bởi các tác nhân có hại. Chính vị thế khi bồi dưỡng sức khỏe cho người bệnh trong giai đoạn này, bạn cần đảm bảo tuân thủ các khuyến cáo dưới đây!
Các chất, thực phẩm cần cắt giảm tối đa:
- Đường, các thực phẩm ngọt bởi đường sẽ làm giảm khả năng miễn dịch trong máu
- Thực phẩm các thực phẩm đóng hộp vốn chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, không thân thiện với hệ tiêu hóa suy yếu sau mỗi lần điều trị của bệnh nhân
- Các thực phẩm dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, các nhóm thức ăn nhanh – dễ gây nặng bụng hoặc không hợp vệ sinh
- Các thực phẩm sống (sushi, sashimi, salad), dù đủ dưỡng chất nhưng dễ mang nhiều tác nhân gây hại, ảnh hưởng không tốt cho người bệnh khi hệ tiêu hóa đang gần như ở trạng thái bất hoạt
Các nhóm chất, thực phẩm cần loại bỏ hoàn toàn
- Các nhóm thực phẩm có hàm lượng mỡ cao
- Các chất kích thích có cồn như rượu, bia
- Các thực phẩm không hợp vệ sinh, dễ nấm mốc hoặc tẩy trắng (ví dụ các loại hạt bí, hạt dưa, hạt dẻ cười..)
- Các thực phẩm lên men như dưa muối, thịt hun khói, cà muối, giăm bông
- Các món nướng
- Các món cay nóng, có tính nhiệt, đặc biệt là sau mỗi lần hóa trị và xạ trị
Câu hỏi thường gặp khi điều dưỡng sức khỏe bệnh nhân ung thư
1. Ung thư vú uống sữa được không?
Bệnh nhân ung thư vú uống sữa có tốt không? Câu trả lời là nên hạn chế dù rằng chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh về mối quan hệ giữa ung thư vú và sữa, tuy nhiên sữa có hàm lượng chất béo cao, dễ gây nguy cơ tái phát nên hạn chế sử dụng vẫn là tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn và gia đình cũng nên tránh các sản phẩm sữa quá ngọt hoặc chưa được tiệt trùng nếu vẫn muốn sử dụng để bồi bổ cơ thể và nuôi sức người bệnh.
2. Ung thư vú ăn yến sào có tốt không?
Câu trả lời tùy vào loại sản phẩm. Yến sào là sản phẩm rất bổ cho bệnh nhân ung thư, vừa giàu dưỡng chất, vừa kích thích độ ngon miệng, thèm ăn và điều hòa hệ tiêu hóa. Đặc biệt sau mỗi lần xạ trị, bệnh nhân thường sợ các món nặng, thường ăn ít và chia nhỏ nhiều cữ. Với hàm lượng dinh dưỡng cao trên khối lượng nhỏ, yến sào thường là một trong những lựa chọn hàng đầu để bồi bổ nhanh cho người bệnh sau mỗi lần điều trị.
→ Tác dụng của tổ yến với bệnh nhân ung thư là gì?
Tuy vậy khi chăm sóc sức khỏe người bệnh bằng tổ yến, bạn và gia đình nên tự mua yến về chưng và tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm từ yến như hũ yến chưng sẵn, nước yến đóng lon, nước yến tươi… Nguyên nhân là bởi các sản phẩm này thường được làm khá ngọt và thêm chất bảo quản để giữ được lâu, ăn vào không tốt với bệnh nhân ung thư; hoặc được làm với tỷ lệ yến rất thấp, không có tác dụng rõ ràng.
Chính vì vậy, nếu có thời gian, bạn và gia đình nên chủ động mua yến về chưng để đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và độ vệ sinh an toàn, cũng như linh động điều chỉnh theo khẩu vị người ăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tác dụng của yến chưng là gì?
- Nên mua yến chưng sẵn hay tự chưng tốt hơn?
- 3 cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư sau hóa trị, xạ trị
- 5 cách phân biệt yến thật giả
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6