So sánh cách chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi cơm điện với chưng cách thủy truyền thống

Bên cạnh chưng yến cách thủy theo cách thông thường, bạn còn có thể chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi điện chuyên dụng hoặc nồi cơm điện. Các cách chưng tổ yến này khác gì so với chưng cách thủy thông thường, tiến hành ra sao, lưu ý gì? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

So sánh cách chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi cơm điện với chưng cách thủy truyền thống
cách chưng yến bằng nồi cơm điện

So sánh chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi cơm điện, nồi điện và phương pháp chưng cách thủy truyền thống

Chưng cách thủy, chưng bằng nồi cơm điện hay chưng yến bằng nồi nấu chậm ngon hơn? Nếu bạn đang băn khoăn thì dưới đây là những khác biệt lớn nhất giữa 3 phương thức trên:

  • Chưng yến cách thủy: Ưu điểm là chưng nhanh, tiện lợi, phù hợp cho mọi gia đình. Thời gian chưng gần khoảng 20-25 phút là có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên khi chưng yến cách thủy bằng bếp, bạn cần lưu ý kiểm soát nhiệt độ. Cần giữ lửa nhỏ, nhiệt độ trong nồi nên thấp hơn 80, sẽ có phần bất tiện cho gia đình dùng bếp từ (thường có mức nhiệt độ thấp nhất là 120 độ) hoặc khí kiểm soát khi dùng bếp ga.
  • Chưng yến bằng nồi cơm điện: là phương pháp thay thế tốt cho cách chưng yến truyền thống khi chưa mua nồi điện chuyên dụng. Thời gian chưng yến bằng nồi cơm tương đương với chưng cách thủy thông thường, 20-25 phút với các bước y chang cách chưng bằng bếp. Ưu điểm của phương pháp này là tiện và nhanh, vẫn giữ được độ ngon, bổ của yến, tổ yến mềm hơn mà không tốn tiền đầu tư thêm các loại nồi khác.
  • Chưng yến bằng nồi nấu chậm: Ưu điểm của việc chưng yến bằng nồi nấu chậm là sợi yến mềm và đậm vị hơn so với các phương pháp khác do được nấu chín bằng hơi nước ở nhiệt độ nhỏ. Thời gian nấu có khoảng 1 tiếng, dù có phần bất tiện về thời gian nhưng lại giúp phát huy tối đa công năng của yến sào, mang đến giá trị dinh dưỡng từ 1,5-2 lần so với các phương pháp khác.

Tùy vào quỹ thời gian và dụng cụ có sẵn trong nhà bạn có thể lựa chọn cách chưng phù hợp nhất. 

Tuy vậy nếu chưng cho người già, trẻ nhỏ, mẹ bầu hoặc cho người bệnh vừa ốm dậy, trải qua hậu phẫu hay trong quá trình điều trị ung thư, cách chưng tốt nhất vẫn là chưng bằng nồi nấu chậm để mang lại hiệu quả bổ dưỡng cao nhất. Còn nếu chế biến yến để chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp hàng ngày hoặc cho người có thể trạng khỏe, bạn có thể chưng yến theo cách thông thường để tiết kiệm thời gian.

Cách chưng yến bằng nồi nấu chậm và các lưu ý

Nồi nấu chậm thường là những nồi hoạt động trong dải nhiệt ừ 75-135 độ. Đây là nhiệt độ lý tưởng để bảo toàn các dưỡng chất như protein, axit amin và khoáng chất, ngăn ngừa các biến tính do phản ứng với nhiệt. Vì vậy chưng yến bằng nồi nấu chậm sẽ phát huy được công dụng của tổ yến cao hơn so với các cách chưng khác.

Một điểm cộng của các nồi nấu chậm là nhiều nồi có chế độ giữ ấm lâu, giúp bảo toàn dưỡng chất mà không cần chưng đi chưng lại hay bỏ tủ lạnh để bảo quản. Nhờ đó mà tránh được hao hụt dưỡng chất nếu không sử dụng hết lượng yến đã chưng trong một lần. Bên cạnh đó nhiều nồi chưng yến cũng có các chế độ như nấu chậm hoặc nấu nhanh để bạn tự do tùy chỉnh.

Hiện có 2 loại nồi nấu chậm: nồi chưng yến bằng điện chuyên dụng và các nồi nấu chậm đa năng khác. Trong đó:

  • Nồi chưng yến bằng điện chuyên dụng thường tiện lợi hơn, chỉ cần bỏ nguyên liệu và chọn chế độ, không cần quan tâm thời gian. Tuy nhiên các nồi chưng yến chuyên dụng này thường chỉ có 1 công dụng duy nhất, ít sử dụng, chế biến cho các món ăn khác. Bên cạnh đó, nhiều nồi chưng thường có xuất xứ Trung Quốc, chất lượng và tuổi thọ thiết bị cũng là điều cần đắn đo khi mua
  • Nồi nấu chậm thông thường: ngày nay nhiều nồi nấu chậm đa năng đã được tích hợp thêm chức năng chưng yến. Các loại nồi này thường đắt hơn nhưng được khuyến khích đầu tư hơn vì có thể sử dụng cho nhiều mục đích trong khi vẫn đảm bảo độ ngon và dinh dưỡng cho tổ yến.
So sánh cách chưng yến bằng nồi nấu chậm, nồi cơm điện với chưng cách thủy truyền thống
cách chưng yến bằng nồi cơm điện

Cách chưng yến bằng nồi nấu chậm giúp bảo toàn dưỡng chất

  • Bước 1: Xác định khối lượng cần chưng theo nhu cầu người sử dụng. Tránh chế biến nhiều hơn mức tối đa, cơ thể không hấp thụ hết sẽ gây lãng phí hoặc phải bảo quản trong tủ lạnh, chưng nấu nhiều lần gây mất chất. 
  • Bước 2: Ngâm nở và làm sạch tổ yến. Mỗi loại tổ yến sẽ có thời gian sơ chế, ngâm nở khác nhau. Chẳng hạn yến thô cần ngâm khoảng 30-60 phút, yến tinh chế từ 15-20 phút, chân yến cần ngâm từ 30-40 phút. Ngoài ra yến đảo, yến già cũng có thời gian ngâm khác nhau. Xem thêm tại: Lưu ý để chưng yến ngon
  • Bước 3: Đổ nước đến vạch max của nồi và chọn chế độ chưng phù hợp. Thời gian chưng sẽ được cài đặt sẵn theo nồi, giao động từ 45-60 phút hoặc lâu hơn tùy từng cơ chế. Trước khi tắt điện 5 phút, thêm đường phèn và các nguyên liệu đã nấu chín khác tùy theo công thức chưng (ví dụ táo đỏ, hạt sen, kỳ tử, hạt chia….).

Nên mua nồi chưng yến bằng điện và nồi nấu chậm loại nào?

Nên mua nồi chưng yến bằng điện loại nào?

  • Các nồi chưng yến phổ biến hiện nay có thể kể tới như: Panasonic, Hurom, Homepro, Bear, Lock and Lock…

Nên mua nồi nấu chậm loại nào để chưng yến?

  • Các nồi nấu chậm phù hợp để chưng yến phổ biến hiện nay có thể kể tới: Philips Avent, Bennix, BBcooker, Klarstein, Panasonic, Bear

Cách chưng yến bằng nồi cơm điện và những lưu ý

cách chưng yến bằng nồi cơm điện
cách chưng yến bằng nồi cơm điện

Nồi cảm điện về bản chất không khác gì với việc chưng yến cách thủy trên bếp ga và bếp điện. Với cách chưng này, yến sẽ được nấu chín từ từ và có độ mềm vừa phải. Tuy nhiên điểm bất tiện của chưng yến bằng nồi cơm điện là:

  • Không có chế độ hẹn giờ mà phải tự căn chỉnh
  • Phải linh động ước tính lượng nước phù hợp để tránh tình trạng nát, nhừ do lượng nước quá nhiều hoặc cạn nước trước khi chín
  • Tránh sử dụng nồi nấu cơm nhanh để chưng yến

Nói chung khi chưng yến bằng nồi cơm điện, cái khó nhất là ước tính lượng nước thêm vào. Mỗi nồi sẽ có một cơ chế nấu khác nhau, vì vậy cần thử nghiệm vài lần để có thể tìm ra độ cân bằng lý tưởng nhất.

Cách chưng yến bằng nồi cơm điện ngon lành, bổ dưỡng

  • Bước 1: Xác định khối lượng cần chưng theo nhu cầu người sử dụng
  • Bước 2: Ngâm nở và làm sạch tổ yến theo đặc tính từng loại yến. Tránh ngâm yến quá lâu gây mất chất. 
  • Bước 3: Cho yến vào bát nhỏ, thêm nước sao cho vừa ngập yến. Thả bát vào nồi cơm điện và cho thêm lượng nước phù hợp. Chưng trong khoảng 20 phút, thêm đường phèn và các nguyên liệu đã nấu chín khác vào (ví dụ hạt sen, táo đỏ, đông trùng hạ thảo…), đợi thêm 5 phút rồi tắt nồi.   

Về cơ bản thì quá trình này giống hệt phương pháp chưng yến cách thủy bằng bếp ga và bếp điện thông thường. 

Xem thêm tại: Các bước chưng yến cơ bản và cách chưng yến ngon

Nhìn chung, cách chưng yến nhanh bằng nồi cơm điện hay trên bếp ga, bếp lửa không quá khác biệt hay ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng dưỡng chất trong tổ yến. Ngược lại chưng yến bằng các nồi nấu chậm sẽ mang đến những trải nghiệm ngon hơn, đậm hơn, bổ dưỡng hơn dù sự khác biệt không hẳn là quá rõ ràng. 

Tùy vào từng loại nồi mà các chế độ nấu và chức năng đi kèm sẽ mang đến nhiều hiệu quả khác nhau, phù hợp cho cả chưng yến hay chế biến yến sào dưới các dạng món ăn khác như cháo yến… Bạn nên tham khảo kỹ các đánh giá và giới thiệu của từng loại nồi để đảm bảo “không mất tiền oan”, tránh mua phải các loại nồi kém chất lượng, có tuổi thọ ngắn… 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo