Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng giúp nhanh lành vết mổ

Đâu là những lưu ý để xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng? Nên ăn gì để lợi sữa và tránh để lại sẹo? Cần kiêng những gì? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng giúp nhanh lành vết mổ
Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng

Ăn gì nhanh lành vết mổ sau sinh? Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng 

Sau sinh là giai đoạn phục hồi quan trọng của phụ nữ. Những mẹ sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn khi sinh tự nhiên, vì vậy một chế độ ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này. 

Vậy ăn gì nhanh lành vết mổ sau sinh và giúp mẹ bớt đau, hồi sức nhanh chóng? Dưới đây là các nhóm thực phẩm có lợi cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng. 

1. Nhóm thực phẩm giàu collagen hoặc kích thích tổng hợp collagen

Collagen không chỉ có tác dụng làm đẹp, cải thiện độ đàn hồi trên da, giúp mẹ lấy lại vóc dáng và độ sáng trên da sau khi sinh mà còn có tác dụng hỗ trợ vết thương mau lành và liền sẹo. Vì vậy đây cũng là nhóm chất gần như không thể thiếu khi xây dựng thực đơn sau sinh mổ cho mẹ

Cách bổ sung collagen tốt nhất là qua chế độ ăn uống, các thực phẩm giàu collagen hoặc các nhóm chất kích thích tổng hợp collagen tự nhiên. Ở giai đoạn này mẹ không nên uống các viên bổ sung collagen bởi tùy từng cơ địa, các viên bổ sung có thể sẽ mang tới các ảnh hưởng khó đoán đến chất lượng sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng Vinmec khuyến nghị, khi đang nuôi con bằng sữa mẹ chỉ nên sử dụng collagen vào giai đoạn sau 6 tháng đầu tiên. 

Các nhóm thực phẩm giàu collagen:

  • Nước hầm xương: Bởi collagen thường nhiều nhất ở các bộ phận như gân, xương, khớp, dây chằng. Tuy nhiên nếu mẹ có cơ địa sẹo lồi, sẹo thâm thì nên tránh các loại thịt bò mà thay bằng gà hoặc heo.
  • Các loại cá nguyên da: So với bò hoặc lợn, collagen ở cá sẽ được cơ thể hấp thu nhanh hơn 1.5 lần. Bên cạnh đó các nhóm omega-3 từ cá cũng có tác dụng kích thích cơ chế sản xuất collagen của cơ thể. 
  • : Nước hầm gà và gà luôn được coi là một trong những nguồn collagen tự nhiên dồi dào nhất, đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
  • Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng rất giàu collagen. Trong lòng trắng trứng còn có các nhóm chất như glycine, proline, glucosamine sulfate, chondroitin sulfate hay acid hyaluronic cùng nhiều acid amin hữu ích khác hỗ trợ cho quá trình sản xuất collagen.

Các nhóm thực phẩm thúc đẩy cơ chế sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể

  • Tổ yến: tổ yến chứa các nhóm chất quan trọng trong việc kích thích tổng hợp collagen, tái tạo mô cơ, khôi phục hư tổn trên da như Elastine, Collagen, Aspartic Acid, Proline, Glycine và nhóm chất vitamin trong yến như A, E, C…
  • Các loại rau xanh: Như bông cải, cải xoăn hoặc cải bó xôi…
  • Các loại hạt giàu kẽm và đồng: hạt điều, hạt bí, hạnh nhân, hạt vừng… 

Có thể bạn quan tâm:

Ăn gì nhanh lành vết mổ sau sinh
Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng

2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Ăn gì nhanh lành vết mổ sau sinh? Ngoải collagen, mẹ cũng đừng quên bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng. Với những mẹ sinh mổ, Vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ trao đổi và hấp thu các chất khác. Một vài lợi ích chính của Vitamin C trong giai đoạn này bao gồm:

  • Cải thiện hệ miễn dịch suy yếu của mẹ sau khi sinh, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau sinh mổ
  • Đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương sau sinh mổ
  • Tăng cường hấp thu sắt, tránh tình trạng thiếu máu gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi đồng thời hấp thụ sắt cũng giúp mẹ đảm bảo đủ sữa cho con

Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng, bạn không thể bỏ qua các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Các loại rau họ cải, đặc biệt là cải xoăn
  • Ớt chuông: Thường có hàm lượng vitamin C cao hơn nhiều gấp 3 lần so với các trái cây họ cam. Ớt chuông đỏ sẽ giàu vitamin C hơn ớt chuông xanh.
  • Dâu tây
  • Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi… (xem thêm tại: Những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ)

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý tham vấn bác sĩ về hàm lượng tối đa mỗi ngày, không nên bổ sung quá hàm lượng cho phép, dễ dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nên tránh sử dụng vitamin C vào buổi tối.

3. Các nhóm thực phẩm giàu Vitamin A

Với mẹ sau sinh, vitamin A có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo biểu bì, đẩy nhanh tốc độ hồi phục mô cơ, giúp vết thương lành nhanh hơn. Bên cạnh đó một lưu ý quan trọng là mẹ không nên bỏ qua vitamin A trong bữa ăn hàng ngày vì đây là chất sữa mẹ rất dễ thiếu nếu không được bổ sung đầy đủ. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho trẻ như đề kháng yếu, dễ ốm vặt, kém phát triển và dễ mắc các bệnh về mắt. 

Tuy nhiên bổ sung vitamin A quá liều cũng dễ dẫn tới nhiều ảnh hưởng không tốt. Bởi vậy trong giai đoạn này, mẹ nên tránh bổ sung vitamin A liều cao mà chỉ nên hấp thụ qua các thực phẩm bình thường, đặc biệt là các nhóm thức ăn giàu Beta Caroten – chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi hấp thu vào cơ thể.

Một số thực phẩm giàu Beta caroten phù hợp để bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bao gồm: cà rốt, bí ngô, cà chua rau ngót, cải xanh, rau muống, rau dền…

4. Các nhóm thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những thành phần quan trọng khi xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ bởi chất này tham gia vào mọi giai đoạn chữa lành của cơ thể như: cầm máu, kháng viêm, tăng miễn dịch, tái tạo mô cơ, tổng hợp collagen, giúp nhanh lành sẹo…

Các nhóm thực phẩm giàu kẽm bao gồm: 

  • Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu  đậu Hà Lan,…
  • Các loại hạt như hạt mắc ca, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,..
  • Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, nấm hay tỏi
  • Các loại thực phẩm từ bơ sữa
Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng
Cách xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng

Trong 1 tháng đầu tiên mẹ sinh mổ kiêng ăn gì?

Khi sinh mổ, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ hoạt động kém hơn và dễ bị kích ứng, dễ bị khó tiêu, đầy bụng. Nếu không chú ý trong quá trình tẩm bổ, dễ dẫn tới nhiều tác dụng phụ và làm mẹ chậm hồi phục hơn bình thường. Vì vậy dù nhiều thực phẩm chứa các nhóm chất cần thiết cho cơ thể nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp cho giai đoạn hồi phục quan trọng này.

Vậy sinh mổ kiêng ăn gì sẽ tốt cho mẹ và bé? Dưới đây là các nhóm thực phẩm mẹ nên loại bỏ khỏi thực đơn trong 1 tháng đầu tiên:

  • Các nhóm thực phẩm có tính hàn: cua, ốc, rau đay… Các thực phẩm này dễ khiến máu khó đông, dẫn tới vết mổ lâu lành hơn.
  • Các nhóm thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi vết mổ: chẳng hạn các thực phẩm dễ gây viêm hoặc mủ như gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng
  • Các nhóm thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ: như đồ chiên rán, đồ xào hoặc các món da gà, da vịt, thịt mỡ…
  • Các thực phẩm tái, sống kể cả các loại salad để tránh nhiễm trùng hoặc gây rối loạn tiêu hóa
  • Các món ăn nhiều muối, các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn đặc biệt khi mẹ  bị huyết áp cao
  • Các thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng dạ dày 

Chúc mẹ mau chóng phục hồi và tận hưởng niềm vui làm mẹ một cách nhẹ nhàng.

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo