Bà bầu ăn yến sào có tốt không? Ăn yến đem lại những lợi ích gì và tác dụng ra sao cho mẹ và bé trong từng tháng mang thai? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có chế độ ăn hợp lý cũng như các lưu ý khi sử dụng yến sào và các sản phẩm từ yến trong từng giai đoạn nhé!
Bà bầu ăn yến sào có tốt không?
Nếu hỏi bầu ăn yến có tốt không, câu trả lời là có! Khi mang thai, nếu có điều kiện mẹ bầu không chỉ nên ăn tổ yến mà nên ăn đều đặn và thường xuyên theo liều lượng phù hợp. Nguyên nhân là bởi yến là thực phẩm siêu bổ dưỡng với hàm lượng protein cao, nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất, thích hợp để bồi bổ sức khỏe cho đa dạng đối tượng, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ, mẹ vừa ốm nghén mệt mỏi, vừa cần nhiều dưỡng chất cho con.
Ăn yến sào sẽ đem đến nguồn bổ sung dinh dưỡng vượt trội cho cả mẹ và bé nhưng không gây tích mỡ, tăng cân, xồ xề và áp lực lên mẹ. Từ đó giúp mẹ bầu mà không béo, mệt mỏi nhưng không hại da, đồng thời dễ lấy lại vóc dáng sau sinh. Bên cạnh đó, yến sào cũng giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn về hệ thần kinh và não bộ.
→ Tổ yến là gì? Phân biệt các loại tổ yến
Vậy cụ thể hơn, đâu là những lợi ích khi sử dụng yến sào cho cả mẹ và cho bé?
Bà bầu ăn yến có tác dụng gì?
1. Tác dụng của việc yến sào cho mẹ bầu
Ăn yến sào đem lại nhiều lợi ích vượt trội giúp giai đoạn thai kỳ trôi qua nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn về cả thể chất và tinh thần cho mẹ. Mỗi giai đoạn, tổ yến sẽ đóng một vai trò khác nhau.
Trong thời gian thai kỳ, ăn yến thường xuyên sẽ giúp:
- Giảm căng thẳng, stress khi mang thai – Trong yến có bổ sung các chất Threonine giúp giảm các triệu chứng ốm nghén, khó ngủ do thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, chất Tryptophan cũng giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ.
- Tăng đề kháng cho cơ thể mẹ, tốt cho cơ thể bé nhờ các dưỡng chất tự nhiên trong yến (aspartic acid, Methionine, Proline…)
- Hấp thu dưỡng chất tốt hơn – Ăn yến khi mang thai giúp kích thích vị giác và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, khiến hàm lượng dinh dưỡng được hấp thu tối đa mà không phải ‘ăn cố’ trong khi trẻ vẫn thiếu cân. Bên cạnh đó, trong tổ yến có các chất giúp điều tiết lượng đường trong máu, ngăn chặn nguy cơ tiểu đường ở mẹ bầu (nguyên nhân thường dẫn tới sinh non).
- Làm mát cơ thể – Từ tháng thứ 4, bổ sung quá nhiều canxi và khoáng chất để nuôi thai kỳ có thể dẫn tới cơ thể bị nóng trong, nổi mụn và táo bón. Ăn yến sào trong giai đoạn này sẽ giúp điều hòa cơ thể, kháng viêm, giúp mẹ dưỡng thai nhẹ nhàng hơn.
- Giảm đau nhức khi mang thai – Tổ yến bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết, giúp lưu thông mạch máu, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh và các vùng xương khớp tay, chân, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ
- Duy trì làn da khỏe mạnh, hồng hào, ít rạn nứt – threonine trong tổ yến là chất hỗ trợ kích thích, hình thành collagen và elastin, nhờ đó giúp duy trì được làn da căng mướt, đàn hồi ngay cả trong những tháng cuối. Đây cũng là tiền đề giúp việc phục hồi vóc dáng sau sinh thêm thuận lợi.
2. Lợi ích của tổ yến với thai nhi
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, ăn tổ yến khi mang thai cũng đem đến nhiều hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn như:
- Hỗ trợ phát triển trí não – Tổ yến giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh ở trẻ, chẳng hạn như Acid N-acetylneuraminic, Đồng… Đây sẽ là những dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển nhanh từ tuần 32 đến tuần 36.
- Tăng đề kháng cho thai nhi, đặc biệt là ở giai đoạn tháng thứ 9 khi bé chuẩn bị chào đời, giúp bé đề kháng vững vàng để chuẩn bị thích nghi với môi trường mới.
- Tạo nền tảng vững chắc cho trẻ cao lớn – các khoáng chất trong tổ yến cũng hỗ trợ phát triển xương chắc khỏe, giúp thai nhi có một khởi đầu tốt hơn ngay từ khi chào đời.
Bà bầu ăn yến vào thời điểm nào tốt nhất? 3 tháng đầu có ăn yến sào được không?
“Bầu 3 tháng đầu ăn yến được không?”, đây cũng là câu hỏi thường xuyên của nhiều người khi có tin mừng. Bởi lẽ đây cũng là giai đoạn khổ sở nhất khi liên tục ốm nghén, khó ăn, buồn nên khiến cơ thể cực độ mỏi mệt. Tổ yến được coi là giải pháp ‘xoa dịu’ tâm sinh lý đang thay đổi của nhiều mẹ bầu bởi các lợi ích đã đề cập ở trên.
Tùy từng thể trạng và tính trạng thai kỳ, mẹ bầu nên trưng cầu ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi về cơ bản, bà bầu vẫn có thể ăn tổ yến trong 3 tháng đầu tiên nhưng với liều lượng rất hạn chế và cần tuân thủ nghiêm ngặt:
- Tối đa 1-2 lần/tuần. Mỗi lần sử dụng không quá 1g – 3g, bởi yến có tính hàn, ăn nhiều không tốt, dễ lạnh bụng. Bên Lúc này thai nhi cũng chưa cần hấp thụ quá nhiều dưỡng chất trong giai đoạn này.
Tuy vậy việc khống chế từ 1-3g yến mỗi lần thường rất khó khi một tai yến trung bình nặng khoảng 9-11g. Việc ngâm nước, tách sợi sẽ khiến phần yến dư phải sử dụng sớm nếu không sẽ hao hụt giá trị dinh dưỡng. Mà trong 3 tháng đầu mang thai ăn yến nhiều mỗi lần hoặc tần suất cao thường có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Chưa kể nhiều gia đình có thói quen chiều con dâu và vợ khi nghén, dẫn tới khó kiểm soát lượng yến hấp thụ vào cơ thể.
Vì vậy tốt nhất mẹ bầu vẫn nên kiêng cữ trong 3 tháng đầu, và bắt đầu ăn ở tháng thứ 4 trở đi khi thai kỳ bước vào giai đoạn phát triển nhanh, yêu cầu nhiều dưỡng chất hơn. Cơ thể mẹ lúc này cũng bắt đầu ‘phình to ra’, gây các tác động xấu tới da, xương khớp… Đây cũng là thời điểm mà mọi lợi ích của tổ yến đều được tận dụng một cách tối đa.
→ Chi tiết xem thêm tại: Bà bầu ăn yến vào tháng thứ mấy tốt nhất?
Bà bầu ăn yến như thế nào là tốt cho cả mẹ và con?
Sau 3 tháng nhạy cảm đầu tiên, mẹ bầu có thể sử dụng yến như các thực phẩm bổ dưỡng thông thường. Mỗi giai đoạn, hàm lượng sử dụng phù hợp sẽ khác nhau:
- Mang thai sang tháng thứ 4 – 5: bà bầu có thể ăn yến khoảng 3 lần/ tuần, mỗi lần không quá 3g để hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ của thai kỳ trong tháng thứ 4. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần chú trọng dinh dưỡng nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh, không nhẹ hơn so với tuổi thai.
- Mang thai tháng thứ 6 – 7: mẹ nên giãn tần suất ăn yến xuống khoảng 4 ngày/ lần, 1 tháng không nên ăn quá 50g. Bởi bước sang giai đoạn này, thai kỳ đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện. Lúc này áp lực về dinh dưỡng không còn cao như trước, mẹ nên chuyển qua chế độ dưỡng thai và bổ sung các chất hỗ trợ phát triển khác và sử dụng yến như một dạng duy trì hoặc bảo dưỡng cơ thể.
- Mang thai tháng 8-9: lúc này ăn yến chủ yếu là để bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ chuẩn bị vượt cạn và hồi phục vóc dáng sau sinh. Mẹ có thể ăn tổ yến cách ngày, mỗi lần không quá 5g, 1 tháng không nhiều hơn 70g.
Chưng yến cho bà bầu nên lưu ý gì?
Khi chưng yến cho bà bầu, tốt nhất gia đình nên chưng với đường phèn. Đây là công thức cơ bản nhất nhưng giữ được trọn vẹn hương vị và tổ hợp dưỡng chất của yến, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Đồng thời trong giai đoạn dưỡng thai do ‘ăn quá nhiều dinh dưỡng’, việc thêm quá nhiều nguyên liệu giàu đạm, chất bổ khi chưng có thể dẫn tới tâm lý chán ăn, gây lãng phí.
→ Khám phá các bước chưng tổ yến với đường phèn tại: Các cách chưng yến ngon tại nhà đơn giản, nhanh chóng
Bên cạnh đó khi chưng với đường phèn, gia đình cũng nên thêm vào vài lát gừng để trung hòa tình hàn của yến, từ đó giúp cơ thể hấp thu tốt hơn trong giai đoạn mang thai.
Các lưu ý khi sử dụng yến trong thời kỳ mang thai:
- Không nên ăn yến sào quá nhiều, vượt quá hàm lượng cho phép của từng giai đoạn
- Không nên ăn hàm lượng lớn trong một lần. Thay vào đó nên giãn đều ra để bổ sung dưỡng chất liên tục cho cơ thể, tránh việc cơ thể không hấp thụ hết, gây lãng phí và rối loạn tiêu hóa
- Nên tránh ăn yến khi no, khiến dinh dưỡng không thể hấp thu hết. Thời gian ăn yến lý tưởng của mẹ bầu vẫn là bữa sáng, bữa phụ vào giữa giờ chiều và trước khi đi ngủ như thông thường.
- Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên tránh ăn yến sào khi có các dấu hiệu như đầy bụng, lạnh bụng hoặc khi cảm mạo, nhức đầu, sốt ho.
Nên mua loại yến nào tốt cho bà bầu?
Thực tế yến thô vẫn là loại yến tốt nhất. Bởi lẽ loại yến này thường ít bị làm giả, hoặc có thể phân biệt được ngay. Tổ yến còn nguyên vẹn, chưa bị can thiệp, sơ chế nên vẫn còn bảo lưu nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng ban đầu. Chỉ là khi chế biến, khâu nhặt lông, chế biến sẽ khá mất thời gian.
Yến tinh chế là giải pháp nhanh chóng, tiện lợi hơn nhưng cần mua từ các nhà phân phối uy tín. Ưu điểm của yến tinh chế là có thể sử dụng chế biến được ngay sau khoảng 20 phút ngâm nước cho nở mà không cần làm sạch, thuận tiện cho việc chăm sóc bà bầu. Tổ yến tinh chế đã qua ngâm nước, ghép tổ và sấy khô nên cũng ‘nhẹ’ mùi tanh hơn. Tùy theo khẩu vị của mẹ bầu mà bạn có thể thử nghiệm 2 loại để tìm ra giải pháp phù hợp nhất
→ So sánh nên mua yến thô hay yến tinh chế
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6