Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm bổ cho nhiều đối tượng. Tuy vậy để phát huy tối đa công dụng của tổ yến và để cơ thể hấp thụ tối đa, thời điểm sử dụng cũng vô cùng quan trọng. Vậy nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất? Cùng Sanosa tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây nhé! 

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Nên ăn yến lúc nào thì tốt nhất?

Nên ăn yến vào lúc nào và thời gian nào trong ngày?

Ăn yến từ 7-9 giờ sáng là tốt nhất

Bữa sáng là bữa ăn cung cấp năng lượng và sự tỉnh táo để khởi đầu một ngày làm việc hiệu quả, đặc biệt là với những người có giờ làm việc sớm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm này nên ưu tiên các loại thực phẩm “giàu đạm” bởi đạm sẽ nuôi năng lượng trong máu, giữ và cung cấp năng lượng chậm cho cơ thể, giúp đem lại sự minh mẫn hơn gấp nhiều lần các chất ức chế như cà phê hay các thực phẩm ít năng lượng như đồ ăn vặt khác. 

Ăn yến chưng ít ngọt trong thời điểm này sẽ vô cùng phù hợp bời khẩu phần vừa vặn nhưng giàu đạm và năng lượng. Bên cạnh đó bởi cơ thể đang có nhu cầu năng lượng cao nên đây cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tối đa dinh dưỡng từ yến.

Một vài lưu ý khi ăn bữa sáng:

  • Không nên ăn ngay khi ngủ dậy bởi cơ thể cần thời gian để hấp thụ nốt dưỡng chất còn sót lại từ đêm hôm trước. 
  • Nên uống một cốc nước ấm để khởi động hệ tiêu hóa và chờ khoảng 20-30 phút trước khi ăn sáng
  • Tránh ăn đồ quá ngọt (bao gồm các hũ yến chưng sẵn vì các sản phẩm này thường được làm rất ngọt). Nên giảm đường khi chưng và nên ăn yến đã chưng nóng. (Bạn có thể chưng từ đêm hôm trước trong nồi nấu chậm và để chế độ giữ ấm qua đêm)
  • Với những người có thói quen tập thể dục buổi sáng, nên lưu ý tránh vận động mạnh hay tập thể dục sau khi ăn yến bởi sẽ gây “đào thải” dưỡng chất và làm giảm tác dụng bồi bổ của tổ yến

Ăn yến trong khoảng 9-11 giờ sáng như một bữa phụ

Đây là thời điểm ăn tốt yến tốt nhất cho lá lách – bộ phận có chức năng lọc máu và trữ máu, hỗ trợ cho chức năng miễn dịch của cơ thể. Ăn vào thời điểm này cũng hỗ trợ cường tỳ, tráng dương, bổ phổi. 

9-11 giờ là khung giờ ăn sau bữa sáng và trước bữa trưa, phù hợp cho:

  • Những đối tượng cần nhiều năng lượng mà không gây áp lực ăn uống như mẹ bầu, bệnh nhân tiểu đường 
  • Những người có thói quen dậy sớm và ăn sáng ít, chế độ ăn chia nhỏ với khẩu phần thấp trong từng bữa 
  • Những người đang trong chế độ giảm cân
  • Trẻ em đặc biệt là trong mùa thi cử

Ăn yến sào trong khoảng 9-11 giờ tối để “vực dậy” năng lượng

Bạn có thể ăn yến trong khoảng 9-11 giờ tối. Thời điểm này cơ thể thường “yếu năng lượng” nên có thể ăn như một bữa nhẹ nếu cần học tập hoặc làm việc. 

Ăn tổ yến 30 phút trước khi đi ngủ để nuôi cơ thể

Khi ngủ cơ thể sẽ đốt năng lượng. Việc ăn nhẹ với tổ yến trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon, sâu và liên mạch hơn, tránh bị đánh thức bởi cơn đói, đặc biệt là với những người có khẩu phần bữa tối ít, ăn tối sớm hoặc đòi hỏi năng lượng cao như mẹ bầu. Bên cạnh đó trong quá trình ngủ cơ thể cũng hấp thu các dưỡng chất có lợi khác từ tổ yến giúp chữa lành, nuôi da, làm chậm lão hóa, bồi bổ cơ thể hiệu quả hơn nhất là khi “bữa tối” đã tiêu hóa hết. 

Nếu ăn tổ yến trước khi ngủ, nên điều chỉnh giảm đường và kết hợp với các loại nguyên liệu hỗ trợ an thần, lưu thông khí huyết và giúp ngủ sâu hơn như hạt sen, táo đỏ…

Một số thời điểm nên ăn tổ yến “không cố định theo giờ”

Nên ăn tổ yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Nên ăn yến lúc nào thì tốt nhất?

Bên cạnh việc ăn tổ yến theo khung giờ, bạn cũng có thể ăn yến theo nhu cầu cơ thể. Bản chất công dụng chính của tổ yến là:

  • Cung cấp dinh dưỡng cần thiết, tẩm bổ cơ thể
  • Cung cấp năng lượng khi cơ thể xuống sức và có nhu cầu năng lượng cao
  • Hỗ trợ phục hồi hệ miễn dịch và tiêu hóa
  • An thần, giải tỏa căng thẳng, stress
  • Hỗ trợ làm chậm lão hóa, giữ dáng, đẹp da

Vì vậy dưới đây là một vài trường hợp được khuyến khích và có thể sử dụng tổ yến như một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ. 

  • Ăn yến sào khi mệt do căng thẳng công việc, công tác dài ngày, tất bật cho các sự kiện lớn, tăng ca cho các dự án, trước các mùa thi, ca trực đêm liên tục… Ăn yến ở các thời điểm này sẽ giúp vực lại cả tinh thần và thể chất nhờ hàm lượng protein và năng lượng cao
  • Ăn yến khi có tâm trạng xấu, đặc biệt là các trường hợp như trầm cảm sau sinh, mắc bệnh tâm lý, các bệnh nhân sau hóa trị, xạ trị. Tổ yến trong các trường hợp này sẽ giúp điều hòa căng thẳng, giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ đồng thời tăng hiệu quả trị liệu
  • Hỗ trợ hồi phục sau những trận ốm nặng, hôn mê hoặc nằm liệt giường một thời gian dài. Ăn tổ yến lúc này không chỉ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể lại sức nhanh mà còn đẩy nhanh phục hồi miễn dịch, mô cơ, giúp người bệnh khỏe lại nhanh hơn.
  • Hỗ trợ tình trạng sụt cân ở người già hoặc người bệnh
  • Cung cấp năng lượng và hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, ung thư
  • Hỗ trợ phục hồi dáng vóc và lợi sữa sau thời gian ở cữ sau sinh

*Lưu ý: Nên ăn trước các bữa chính hoặc sau các bữa nặng khoảng 2 tiếng để tránh gây “bội thực” cho hệ tiêu hóa

Các lưu ý khi ăn yến sào

Nên ăn yến lúc nào thì tốt nhất?
Nên ăn yến lúc nào thì tốt nhất?

Để phát huy tối đa hiệu quả mà không gây quá tải cho cơ thể hoặc tạo điều kiện cho các tác nhân xấu “xâm hại”, dưới đây là một vài lưu ý bạn cần nắm:

  • Hũ yến chưng sẵn chỉ phù hợp cho người có thể trạng bình thường, phù hợp ăn vào các bữa phụ trong ngày, không nên ăn vào bữa sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, cũng như tránh cho người vừa ốm dậy, phụ nữ mang thai, các bệnh nhân đang điều trị ung thư, tiểu đường sử dụng. Bởi lẽ các sản phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản và có hàm lượng đường cao, không phù hợp khi cơ thể đang yếu hoặc nhạy cảm. (Xem thêm tại: Yến hũ chưng sẵn có tốt không)
  • Tránh ăn yến khi còn đang no bởi sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu tốt
  • Không nên ăn yến quá thường xuyên với hàm lượng cao. Nên giữ tần suất từ 2-3 lần/ tuần với hàm lượng phù hợp cho từng người (Xem thêm tại: Ăn yến bao nhiêu lần một tuần là đủ)
  • Không dùng khi đang bệnh, chỉ dùng khi cơ thể đang trong giai đoạn hồi sức bởi khi đang bệnh cơ thể sẽ đào thải tất cả dưỡng chất ra thay vì hấp thụ. (Xem thêm tại: Người bệnh có thể ăn yến khi nào)
  • Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, tháng đầu ở cữ hoặc trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. (Xem thêm tại: ai không nên ăn yến sào)

Bên cạnh đó, bạn cần cẩn trọng khi mua tổ yến. Hãy mua tại các nguồn cung uy tín và nắm vững các cách đánh giá chất lượng tổ yến, tránh mua phải các sản phẩm tẩm độn bởi các tổ yến này thường được xử lý bởi hóa chất nặng, ăn vào lợi bất cập hại, đặc biệt là khi cơ thể đang yếu.

Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt tổ yến giả, tẩm độn

Sanosa cam kết cung cấp các tổ yến nguyên chất, chọn lọc trực tiếp từ các nhà yến chuyên nghiệp có kinh nghiệm nuôi từ 5-7 năm tại các tỉnh miền Tây. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại tổ yến và giá mới nhất, tham khảo thêm tại:

Giá tổ yến Sanoa

Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo