Ung thư có nên ăn tổ yến không? Ăn tổ yến có tác dụng gì cho việc hỗ trợ điều trị của bệnh nhân ung thư? Nên ăn sao cho đúng để khai thác tối đa lợi ích của yến, giữ tình trạng cơ thể ổn định, không bị giảm cân và tránh suy kiệt nghiêm trọng sau các lần xạ trị? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trước khi trả lời các câu hỏi về tác dụng của tổ yến với bệnh nhân ung thư, trước hết hãy bắt đầu từ ảnh hưởng của các tế bào ung thư lên cơ thể cũng như nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Từ đó lựa chọn ra các giải pháp chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe phù hợp nhất, không chỉ giới hạn ở yến sào và các sản phẩm từ tổ yến.
Ảnh hưởng của tế bào ung thư lên sức khỏe là gì?
Ung thư là căn bệnh dẫn tới sự ‘suy kiệt’ sức sống. Các tế bào ung thư hoạt động mạnh thường gây tác động tiêu cực đến chức năng cơ thể, làm giảm khả năng chuyển hóa, khiến cơ thể hao hụt năng lượng nhiều hơn khả năng nạp vào. Nghiêm trọng hơn, khi nhiều mô, cơ và tế bào bị “tàn phá”, đánh mất chức năng hoạt động bình thường sẽ làm xáo trộn bộ máy vận hành bên trong cơ thể, dẫn tới tình trạng suy giảm cân nặng, thể chất thường thấy.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị – chẳng hạn như hóa trị, xạ trị cũng thường mang tới nhiều tác dụng phụ khi đồng thời triệt hạ cả tế bào lành tính và tế bào ác tính. Người bệnh trong quá trình điều trị vốn đã kém dung nạp lại càng ăn kém hơn. Chưa kể tâm lý lo âu, tiêu cực, căng thẳng, lo lắng cũng gây ảnh không nhỏ đến tình trạng sức khỏe.
Nếu không có chế độ điều dưỡng phù hợp về cả dinh dưỡng và tinh thần, “gồng” mình theo các liệu trình điều trị đôi lúc chỉ mang đến tác dụng ngược, làm hao hụt sức sống và dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Hiểu về nhu cầu và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Để giúp cơ thể chiến đấu ‘trường kỳ’ cùng tế bào ác tính, bệnh nhân ung thư sẽ cần một chế độ ăn cân bằng và khoa học, không dư thừa về chất bổ cũng không thiếu hụt do kiêng khem gắt gao. Nhìn chung, khẩu phần ăn của bệnh nhân cần đảm bảo các nhóm chất sau:
- Chất đạm: cân bằng giữa 2 nguồn đạm động vật và thực vật nhưng hạn chế ăn các loại thịt đỏ
- Chất béo: nên đảm bảo lượng acid béo không no ít hơn 50% tổng năng lượng bữa ăn
- Tinh bột: từ các loại ngũ cốc nguyên hạt – chẳng hạn hạt lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo và các loại củ
- Vitamin: từ các loại rau củ và trái cây – chẳng hạn như bông cải xanh, cà rốt, rau diếp, rau bina hoặc cam, táo, lê, chuối
- Nước: uống nhiều nước, 8-12 cốc mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép hoặc sữa để cấp nước thường xuyên cho cơ thể, không đợi khi khát mới uống. Ngoài ra nên hạn chế các đồ uống có chất kích thích.
Khi bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư, bạn nên chiều theo khẩu vị của họ để chăm sóc cả vị giác lẫn tinh thần. Không nên ăn quá nhiều trong một lần mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thụ, chuyển hóa hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm mặn và giảm ngọt trong thực đơn chăm sóc người bệnh.
Ăn tổ yến có tác dụng gì cho bệnh nhân ung thư?
Ung thư có nên ăn tổ yến không? Câu trả lời là có!
Tổ yến được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng trong nhiều thực đơn chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của tổ yến rất đa dạng và phong phú, bao gồm protein, axit amin, khoáng chất và vitamin trong đó:
- Protein là thành phần chính của tổ yến, chiếm khoảng 50% tổng khối lượng của sản phẩm. Tổ yến có đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể, bao gồm cả các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Đây là các chất ‘chống lưng’ cho hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư.
- Tổ yến còn chứa các khoáng chất như canxi, sắt, magiê, kẽm, đồng và selen, các vitamin như vitamin B1, B2, B12, D và E. Các khoáng chất và vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể sau khi điều trị, giảm thiểu tác động phụ của hóa trị và tăng khả năng chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó, tổ yến cũng có khá nhiều ưu điểm so với các nhóm thực phẩm bổ dưỡng thông thường. Dưới đây là 4 tác dụng của tổ yến cho bệnh nhân ung thư không thể không kể đến:
1. Kích thích ngon miệng và hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư
Bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư đôi lúc không phải là khó bởi họ không chịu hợp tác. Đôi lúc đó là hệ quả của việc đánh mất sự ngon miệng sau những quá trình điều trị mệt mỏi cùng sự đi xuống của khả năng tiêu hóa, khiến họ thấy ‘ngán’ khi phải ăn quá nhiều chất bổ.
Chính vì vậy, tổ yến mang giá trị dinh dưỡng cao với khẩu phần nhỏ, vừa kích thích cảm giác thèm ăn, vừa hỗ trợ tiêu hóa, ăn ít mà đủ chất sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của người bệnh.
2. Yến chưng phù hợp cho các bữa phụ khẩu phần ít
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên chia làm nhiều bữa nhỏ và dễ tiêu. Yến sào sẽ là sản phẩm phù hợp để bổ sung đạm “lành” cho cơ thể mà không gây cảm giác nặng bụng, khẩu phần ăn vừa phải, không gây trở ngại tâm lý. Khi chưng yến, bạn có thể kết hợp với đa dạng nguyên liệu khác nhau để bổ sung tối và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
3. Ăn tổ yến giúp xoa dịu tinh thần cho bệnh nhân ung thư
Một trong những tác dụng đáng nói của yến sào là làm dịu hệ thần kinh, xoa dịu căng thẳng và giúp người bệnh ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn. Từ đó hỗ trợ quá trình nghỉ ngơi, tăng tinh thần và thêm lạc quan hơn để chống chọi với bệnh tật
4. Kích thích khôi phục tế bào sau các đợt xạ trị
Tổ yến chứa nhiều thành phần giúp hỗ trợ tái tạo, kích thích khôi phục tế bào, mô, cơ như Valine, Proline, Acid Aspartic. Đây sẽ là những thành phần quan trọng hỗ trợ cơ thể phục hồi sau các lộ trình xạ trị, hóa trị đầy mệt mỏi và kiệt sức.
Cách bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân ung thư bằng yến sào
Vậy ăn yến sào như thế nào là tốt nhất cho bệnh nhân ung thư? Trước hết là liều lượng. Theo các khuyến nghị từ y tế, khi chăm sóc người bệnh sau các đợt xạ trị, hóa trị, chỉ nên sử dụng 3-5 gram yến/ lần, ăn liên tục trong tuần đầu tiên và cách ngày trong tuần kế tiếp. Một tháng không nên ăn quá 100 gram.
Nên lưu ý:
- Việc bổ sung yến sào vào thực đơn tương đương với việc bổ sung đạm cho người bệnh. Vì vậy bạn nên tính toán lại chế độ, khẩu phần để cân đối dinh dưỡng – chẳng hạn như giảm đạm từ thịt đỏ của ngày hôm đó.
- Không nên nấu quá ngọt cho người bệnh. Bạn có thể giảm đường phèn hoặc không cho, thay vào đó thêm vị cho yến chưng bằng các nguyên liệu như sen, kỳ tử, gừng hoặc các nguyên liệu mềm, dễ nuốt.
Để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh, bạn nên mua yến về từ chưng thay vì các sản phẩm yến hũ hoặc nước yến. Bởi lẽ yến hũ thường được làm khá ngọt, song song với đó hàm lượng yến không cao và dễ bị ‘đánh tráo’ với các mặt hàng kém chất lượng.
Nếu có thời gian, tốt nhất bạn nên mua các sản phẩm yến thô về tự làm sạch và chưng. Lúc này yến sẽ được bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng tối đa, vị nguyên chất, sợi nở to, sần sần hơn so với các sản phẩm từ yến tinh chế. Tất nhiên loại yến nào ngon hơn, còn tùy vào khẩu vị của người bệnh. Bạn có thể thử cả 2 loại để xem đâu là lựa chọn ‘dễ ăn’ hơn cho người bệnh.
Trong trường hợp bạn cần đối chiếu, so sánh sự khác biệt giữa 2 loại sản phẩm, xem thêm tại:
→ Nên mua yến thô hay yến tinh chế
Yến sào là thực phẩm bồi bổ cơ thể sau các đợt trị liệu nhưng không phải là thuốc hoặc có tác dụng thay thế thuốc. Tác dụng của tổ yến lên cơ thể sẽ đa dạng tùy theo thể trạng và liệu trình điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn và lợi ích tối đa khi chăm sóc sức khỏe người thân gia đình bằng tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến!
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6