Bé chậm tăng cân nên bổ sung gì? Thực đơn chữa biếng ăn cho trẻ trên 1 tuổi

Bé biếng ăn, chậm tăng cân luôn là những vấn đề đau đầu của không ít phụ huynh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé chậm tăng cân và làm cách nào để quá trình “đánh vật trong từng bữa ăn” trở nên nhẹ nhàng hơn mà bé vẫn đủ chất, phát triển khỏe mạnh theo 

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Vì sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân sau 1 tuổi?

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi được 1 tuổi, bé sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Tăng trung bình khoảng 100 – 200g/tháng. 
  • Cân nặng sẽ tăng trung bình gấp 3 so với khi mới sinh và chiều cao cũng tăng tương ứng khoảng 1.5 lần. Nói cách khác, bé 1 tuổi sẽ nặng từ 9-10 kg và cao trung bình khoảng 75 cm. 

Nếu bé chưa đạt tới ngưỡng này, bé sẽ bị xếp vào diện chậm lớn, cần theo dõi thêm. Đối với những trường hợp bé không tăng cân, ba mẹ cần thăm khám bác sĩ để đề phòng các biến chứng tiêu hóa trở nặng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé biếng ăn chậm lớn khá đa dạng, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm 3 nhóm dưới đây: do bệnh lý, do chế độ ăn thiếu khoa học, do thói quen cho bé ăn của gia đình.

1. Bé chậm tăng cân do bệnh lý

  • Bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, thiếu men tiêu hóa hoặc do hệ quả từ viêm họng, viêm phế quản, amidan
  • Đang trong quá trình điều trị các bệnh về tiêu hóa và đường ruột hoặc đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh kéo dài
  • Khi bé uống sắt, Vitamin A và D quá liều
  • Bé bị suy giảm miễn dịch

Với các vấn đề liên quan đến bệnh lý, ba mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh các mẹo dân gian để bé nhanh chóng trở lại bình thường. 

2. Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Bên cạnh đó, chế độ ăn thiên về một vài nhóm chất đặc biệt khi cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng có thể dẫn tới việc làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ ở trẻ. Chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn thiếu Vitamin nhóm B sẽ dẫn tới làm chậm quá trình chuyển hóa dinh dưỡng
  • Chế độ ăn thiếu kẽm và selen sẽ gây hạn chế khả năng hấp thụ thức ăn
  • Chế độ ăn thiếu xơ sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón

Từ đó cộng dồn, gây lên tình trạng đầy bụng và biếng ăn ở bé. Với trường hợp này mẹ nên tham khảo các chế độ ăn khuyến nghị từ viện dinh dưỡng để đảm bảo sự hài hòa, đủ chất trong quá trình xây dựng thực đơn, tránh chỉ bổ sung đạm khi thấy trẻ chậm lớn.

3. Bé biếng ăn do thói quen cho bé ăn của phụ huynh

  • Thực đơn quá lệch về một vài món, ăn lặp đi lặp lại tần suất cao, thiếu sự đa dạng trong cách chế biến khiến trẻ cảm thấy chán sau một thời gian dài
  • Giờ ăn không cố định khiến bé cảm giác bị “ép ăn” khi đang không cảm thấy đói từ đó dẫn tới tình trạng không “hợp tác” ở trẻ
  • Bé bị “ép” ăn quá nhiều hoặc quá bổ so với khả năng hấp thu
  • Hoặc cũng có thể do ảnh hưởng từ tâm lý như bé thường bị la hét do không chịu ăn, lạ chỗ hay “lạ người”

Nếu không khắc phục tình trạng này sớm, không chỉ là bé chậm tăng cân mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, có hại cho sự phát triển của trẻ như thiếu máu (làm chậm phát triển trí não trong giai đoạn 1-3 tuổi), còi xương, táo bón, thấp bé hơn bạn cùng trang lứa.

Bé biếng ăn chậm tăng cân nên làm gì?

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Để đối phó với tình trạng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân gia đình cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng trong một bữa ăn của trẻ. Cụ thể hơn, mỗi bữa ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản: đạm (ưu tiên đạm từ thịt, cá, tôm, cua, sữa, trứng, đậu…), chất béo (mỡ động vật, mỡ cá, dầu oliu, dầu mè..) để hỗ trợ hòa tan vitamin A, D, E, K;  chất đường bột (gạo, ngũ cốc nguyên hạt), các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ, trái cây trong đó cần bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin B, kẽm, selen để hỗ trợ tiêu hóa.

Đặc biệt cần lưu ý:

  • Đa dạng cách chế biến và món ăn để trẻ không bị chán do tâm lý
  • Thêm các món ăn hỗ trợ tiêu hóa và kích thích vị giác ở trẻ như sữa chua, yên chưng, váng sữa trái cây ở các bữa phụ
  • Gia giảm và hạn chế cho nhiều đường, muối trong món ăn
  • Hạn chế lượng sữa uống mỗi ngày cho trẻ, tránh tình trạng trẻ phụ thuộc vào sữa mà biếng ăn, dẫn tới tình trạng thiếu cân bằng các nhóm chất bổ sung vào người. Một ngày không nên cho trẻ uống quá 500-600ml sữa, tốt nhất nên chia là 2 cữ. Đặc biệt không cho trẻ uống sữa vào trước bữa ăn.
  • Không nên ép bé ăn, tránh tạo tâm lý xấu. Thay vào đó sử dụng các biện pháp khác như trang trí đồ ăn bắt mắt, nấu những món ưa thích của bé…

Bé chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Để khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân khi đã hơn 12 tháng tuổi, gia đình nên ưu tiên bổ sung thêm các nhóm chất thiết yếu vừa hỗ trợ kích thích vị giác, vừa tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa như: Vitamin nhóm B (đặc biệt là B1, B6), Kẽm, Sắt, Selen, Crom, các thực phẩm giàu lysine (để giảm triệu chứng chán ăn chậm lớn).

Bên cạnh đó, bổ sung các nhóm chất còn thiếu trong 4 nhóm chất căn bản đã đề cập ở trên; hoặc bổ sung thêm men vi sinh cho các bé có các triệu chứng tiêu hóa kém.

Các món ăn hỗ trợ tiêu hóa và kích thích vị giác cho trẻ biếng ăn chậm lớn

Bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?
Bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Bé 1 tuổi đã có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn nhưng cháo vẫn là món dễ ăn nhất. Mẹ nên đa dạng các công thức cháo với các nguyên liệu khác nhau trong đó cháo bí đỏ, cháo khoai tây, cháo trứng sẽ giúp hỗ trợ tăng cân tốt hơn khi kết hợp với các nguồn đạm khác. Các món cháo tốt nhất cho bé trên 1 tuổi bao gồm:

  • Cháo cá lóc
  • Cháo đậu xanh thịt heo bằm
  • Cháo thịt bò khoai tây, cà rốt
  • Cháo tôm nấm hương hoặc rau dền
  • Cháo cá hồi
  • Cháo yến mạch cà rốt
  • Cháo bí đỏ thịt bò
  • Cháo gà rau củ
  • Cháo cua đồng mồng tơi
  • Cháo cá thu

Ngoài ra nếu có điều kiện, gia đình có thể nấu cháo với tổ yến để bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ mà không gây nặng bụng. Bởi lẽ tổ yến là chất giàu đạm, có nhiều công dụng trong hỗ trợ tiêu hóa, kích thích thèm ăn và cực kỳ bổ dưỡng. 

Có thể bạn và gia đình quan tâm:

Với các món ăn cứng, mẹ có thể tham khảo các thực đơn sau:

Thực đơn Món chínhMón rau
Thực đơn 1Cơm nát, cá hồi áp chảo chín kỹ sốt kem bơSalad rau củ sốt mè và canh rong biển
Thực đơn 2Cơm nát, cá quả sốt cà chuaSúp lơ xanh, mướp xào
Thực đơn 3Cơm nát, trứng, súp lơ, cà rốtCanh cải nấu khoai sọ, nho đen
Thực đơn 4Cơm nát, thịt kho trứngCanh tôm rau ngót
Thực đơn 5Cơm nát, thịt gà luộc băm nhỏCanh bí xanh
Thực đơn 6Cơm nát, thịt xíu mạiBông cải xanh
Thực đơn 7Cơm nát, trứng chiênCanh cua mồng tơi

Quá trình khắc phục tình trạng biếng ăn chậm lớn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và kiên nhẫn. Vì vậy gia đình nên theo dõi sự tiến triển từng tuần từng tháng và tham vấn bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng không tăng cân kéo dài quá 1 tháng.

Chúc gia đình và bé luôn khỏe mạnh!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Trả lời

Gọi tư vấn
Chat
Zalo