Bé 7 tháng ăn được gì? Đâu là những nhóm chất quan trọng và những loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 6-7 tháng tuổi? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Các nhóm chất nên ưu tiên khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6,7 tháng tuổi
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi, tinh bột và đạm sẽ là 2 nhóm chất quan trọng nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ưu tiên bổ sung các chất như:
- Kẽm: Chất giúp củng cố, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phát triển tế bào. Nhóm chất này thường có trong các loại thực phẩm như thịt bò, tôm, bí ngô…
- Sắt: Chất giúp phát triển não bộ của trẻ thường có trong các loại thịt đỏ hoặc các loại rau có màu xanh đậm.
- Vitamin D: Chất giúp hỗ trợ hấp thu canxi một cách hiệu quả, thường được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, sữa bò, sữa chua…
- Canxi: Chất giúp phát triển hệ xương, tạo nền tảng cao lớn và hỗ trợ quá trình mọc răng của bé 7 tháng tuổi. Canxi thường được bổ sung chủ yếu qua trứng, sữa rau xanh, các loại đậu…
- Vitamin C: Chất giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại, hạn chế ốm vặt.
Bé 7 tháng ăn được gì?
Đến 7 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có những chiếc răng sữa đầu tiên và bắt đầu có khả năng ăn dặm, hập nạp được nhiều dạng thực phẩm và có nhu cầu dinh dưỡng đa dạng hơn giai đoạn trước đó. Cho bé tập ăn dặm với đa dạng thực phẩm trong thời điểm này cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa phát triển hơn, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn trong các giai đoạn phát triển sau này.
Vậy bé 7 tháng tuổi ăn được những gì? Dưới đây là các nhóm thực phẩm mẹ nên tập cho bé làm quen khi bước qua tháng thứ 6, thứ 7:
- Các loại cháo ngũ cốc: Các loại cháo từ gạo, lúa mì, gạo hoặc yến mạch sẽ phù hợp cho trẻ ăn dặm trong giai đoạn này
- Các loại rau củ: Chẳng hạn như bí đỏ, bí ngô, cà rốt hấp chín và nghiền nhuyễn. Ngoài ra nên ưu tiên các loại rau xanh như bông cải xanh, ải trắng, rau bina, cần tây luộc mềm hoặc xay nhuyễn ăn kèm cháo..
- Các loại trái cây mềm hoặc xay nhuyễn: lựu, đu đủ, chuối bơ hoặc táo, lê có thể được bóc vỏ và cắt nhỏ để bé có thể vừa ăn vừa “nghịch”. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé uống nước hoa quả, đặc biệt là các nhóm trái cây giàu vitamin C như dưa hấu, cam quýt.
- Các thực phẩm giàu sắt: Ví dụ như thịt bò, thịt gà nấu mềm, lòng đỏ trứng, đậu nành, lúa mạch.
- Các thực phẩm dễ nhai: Bánh gạo hữu cơ, bánh mì mềm, hoặc bánh quy giòn.
Bé 7 tháng ăn được cá gì?
Cá là nguồn dinh dưỡng giàu kẽm, sắt, omega-3 và các loại protein tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong giai đoạn 7 tháng tuổi, không phải loại cá nào bé cũng có thể tiêu hóa. Dưới đây là những loại cá nên và không nên cho bé ăn trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm:
- Các loại cá nên ăn: cá hồi (giàu vitamin và đạm), cá ngừ (giàu vitamin D và đạm) hoặc các loại cá thịt trắng như cá quả, cá chép (nguồn bổ sung kẽm, sắt, canxi bổ dưỡng) , cá basa (thịt mềm, phù hợp cho bé tập nhai), cá lóc (nguồn bổ sung canxi cao), cá diêu hồng (có hàm lượng selen và omega-3 cao)
- Các loại cá không nên ăn: cá thu (nên hạn chế tối đa để tránh ngộ độc thủy ngân)
Mẹ nên lưu ý lọc xương kỹ, có thể xay nhuyễn rồi nấu cùng với cháo hoặc bột cho bé tập ăn. Bên cạnh đó dù hiếm gặp nhưng mẹ cũng nên quan sát xem bé có bị dị ứng cá hay không và ngưng lại ngay lập tức nếu có các dấu hiệu mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, mẹ nên cho bé ăn từng chút từng chút một để thử phản ứng.
Song song với đó, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa cá/ tuần, mỗi lần không nên vượt quá 20-30g.
Bé 7 tháng ăn được thịt gì?
Ngoài cá, bé 7 tháng tuổi còn ăn được những loại thịt gì? Câu trả lời là gần như mọi thứ với khối lượng vừa phải. Dưới đây là thứ tự ưu tiên các loại thịt mẹ có thể cho bé ăn khi tập ăn dặm:
- Thịt bò: giàu sắt, kẽm và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
- Thịt gà: hỗ trợ phát triển thể chất, cơ – xương.
- Thịt lợn: nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ, có thể ăn thường xuyên.
- Thịt bồ câu: có hàm lượng chất béo cao, kết hợp với nguồn đạm dinh dưỡng cùng các vitamin khoáng chất hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.
- Thịt tôm: giàu DHA, canxi, selen và vitamin A, Vitamin D. Tuy nhiên cần lưu ý cho bé ăn thử từng chút từng chút để kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không, đặc biệt là khi gia đình có tiền sử dị ứng hải sản.
Khi bổ sung thịt vào chế độ ăn dặm, mẹ xay nhuyễn nấu cùng cháo hoặc bột cho bé tập thích nghi. Với bé 7 tháng tuổi, mẹ không nên cho ăn qua 30 gram thịt/ ngày. Từ tháng thứ 9 trở đi có thể tăng dần liều lượng, khoảng 50 gram/ ngày.
Trẻ 7 tháng ăn được trái cây gì?
Trẻ 7 tháng tuổi nên ưu tiên ăn các loại trái cây mềm, xay nhuyễn để tránh bị nghẹn và dễ tiêu hóa. Các nhóm trái cây phù hợp cho giai đoạn này bao gồm:
- Bơ – xốp mềm, giàu dinh dưỡng, có hàm lượng xơ cao, bổ sung nhiều nhóm vitamin, chất béo phù hợp cho sự phát triển thể trạng và trí não. Mẹ có thể nghiền với sữa hoặc cắt miếng mỏng cho bé vừa ăn vừa “chơi”.
- Chuối chín – nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ nhưng chỉ nên ăn khoảng nửa trái để tránh táo bón
- Xoài chín – tốt cho mắt, hệ miễn dịch và sự phát triển mô xương, não bộ. Tương tự các loại quả mềm khác, mẹ có thể nghiền với sữa hoặc cắt thật nhỏ cho bé bốc ăn mà không bị nghẹn.
- Đu đủ chín – giàu vitamin A, C, tốt cho da và thị lực, ăn tương tự các loại quả mềm khác
- Kiwi – giàu vitamin, hỗ trợ tốt cho miễn dịch đồng thời chứa lượng đường thấp. Mẹ có thể xay với sữa hoặc lấy từng thìa xắn cho bé ăn.
- Táo – rất có lợi cho hệ vi sinh đường ruột và đề kháng. Mẹ có thể hầm cách thủy rồi xay nhuyễn với sữa hoặc cắt lát mỏng cho bé cầm ăn.
- Lê – giúp hấp thụ sắt, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Có thể cho ăn tương tự như táo.
- Cam/ bưởi – nguồn bổ sung vitamin C lý tưởng cho bé. Mẹ có thể cho bé cầm tay ăn bốc từng múi hoặc ép nước cho bé uống.
- Dưa hấu không hạt – hỗ trợ miễn dịch tốt, có thể ép nước, cắt miếng mỏng hoặc nghiền với sữa chua
Nếu ép nước, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 60 -120ml nước trái cây mỗi lần. Khi cho trẻ bốc ăn, nên chọn các loại quả mềm hoặc đã cắt mỏng để phù hợp với bé, tránh gây nghẹn. Một kinh nghiệm cho mẹ là nên cho ăn trái cây vào một khung giờ cố định để thử xem trẻ có thích loại trái cây đó hay không. Không nên ép trẻ ăn loại trái cây bé không thích. Với các loại trái cây bé không ăn, mẹ có thể thử lại ở các lần tiếp theo.
Bé 7 tháng tuổi ăn được tổ yến không?
Với những bé 7 tháng tuổi phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng, mẹ không nên gấp rút cho con tập ăn dặm với tổ yến. Ở giai đoạn này, tổ yến là chất khá bổ với hệ tiêu hóa của trẻ, ăn vào thời điểm này có thể không hấp thụ được hết, gây lãng phí. Tuy nhiên với những bé biếng ăn, phát triển thể chất có phần chậm hơn so với trẻ đồng trang lứa, mẹ có thể tham vấn ý kiến từ bác sĩ để tẩm bổ sớm cho con bằng yến sào hoặc các sản phẩm thay thế khác.
→ Xem thêm tại: 5 cách chưng yến cho bé 7 tháng tuổi
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6