Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt? Đâu là thực đơn phù hợp để kiểm soát bệnh tình biến xấu và hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là dấu hiệu thường thấy ở những phụ nữ mang thai khi lớn tuổi (ngoài 30, đặc biệt là ở độ tuổi 35+), hoặc những chị em có dấu hiệu thừa cân, béo phì trước và trong quá trình mang thai. Nguyên nhân của bệnh thường đến từ việc rối loạn trong việc dung nạp đường khi lượng đường hấp thu vào tăng cao trong thời kỳ bầu bì, vượt ngưỡng xử lý của lượng insulin trong cơ thể.
Bên cạnh đó, các rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng là một phần nguyên nhân gây tác động tới insulin, làm chậm hoặc triệt tiêu cơ chế điều hòa của các chất này. Vì vậy nếu có chế độ ăn không khoa học, ăn “theo ý thích”, ăn dồn và bổ trong một bữa có thể dẫn tới nguy cơ cao về tiểu đường thai kỳ ở cả hiện tại và những lần mang thai kế tiếp.
→ Tiểu đường thai kỳ là gì? Dấu hiệu, ảnh hưởng và lưu ý
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì an toàn?
Một nghịch lý khi bị tiểu đường thai kỳ là nhanh đói, mau thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Vì vậy nếu mất kiểm soát trong chế độ ăn uống sẽ rất dễ khiến bệnh trở nặng và gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.
Để kiểm soát được các chỉ số đường trong máu ở mức an toàn, mẹ nên bắt đầu từ điều chỉnh chế độ ăn uống. Theo các nghiên cứu, có 80% trường hợp đái tháo đường thai kỳ có thể thành công kiểm soát thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và kiêng khem khoa học.
Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì an toàn? Thực đơn 3 bữa ra sao? Đâu là các món ăn vặt phù hợp cho bữa phụ? Tiêu chí lựa chọn ra sao, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!
1. Lưu ý trong chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bột đường, chất béo, chất xơ, đạm vẫn luôn là 4 nhóm dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình dưỡng thai. Ở mỗi giai đoạn và tùy từng thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu cũng như tỷ trọng các chất trong bữa ăn sẽ linh động thay đổi.
Cụ thể hơn, đối với thai phụ bình thường, nhu cầu từng chất sẽ được phân bổ như sau:
Giai đoạn thai kỳ | Năng lượng(Kcal) | Bột đường(g) | Chất đạm(g) | Chất béo(g) | Chất xơ(g) |
3 tháng đầu | 2100 | 300 – 370 | 61 | 46.5 – 58.5 | 28 |
3 tháng giữa | 2300 | 325 – 400 | 70 | 52.5 – 64.5 | 28 |
3 tháng cuối | 2500 | 385 – 430 | 91 | 60 – 72 | 28 |
Nguồn thực phẩm | Gạo, mì, ngô, khoai.. | Thịt, cá, trứng, tôm, cua, yến sào, đậu đỗ | Dầu, mỡ, vừng, lạc | Rau có màu xanh và quả chín |
→ Chi tiết xem tại: Mẹ bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?
Với những mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn nên tuân thủ theo nguyên tắc 50-25-25. Trong đó một phần ăn nên chứa 50% rau củ, 25% đạm và 25% tin bột. Lượng tinh bột nên được duy trì ở mức tối thiểu, nếu là cơm hoặc cháo chỉ nên chiếm khoảng 50%-75% chén. Khẩu phần ăn không nên quá nhiều với tâm lý “phải ăn cho 2 người”. Ngược lại ăn cho 2 người lại là ăn đủ các nhóm chất theo nhu cầu cơ thể.
Khi lên thực đơn dưỡng thai, nên ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Điểu này sẽ giúp kiểm soát một phần lượng đường nạp vào cơ thể thay vì chỉ tập trung kiêng khem các loại thực phẩm ngọt, hoặc nhiều đường.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh ăn quá bổ hoặc ăn cố trong một bữa mà nên giãn ra. Tần suất ăn cũng được khuyến khích chia nhỏ ra, lý tưởng nhất là khoảng 5 bữa một ngày – 3 bữa chính, 2 bữa phụ. Chế độ ăn này sẽ giúp giảm lượng đường và năng lượng dư sau bữa ăn chính, đồng thời tránh cảm giác đói, thiếu năng lượng, hạ đường huyết do các bữa ăn cách nhau quá dài.
Nếu được, mẹ nên ăn theo các giờ cố định để tạo thói quen cho cơ thể, tránh cho cơ thể hấp thụ tối đa khi đói để dự trữ năng lượng vì biết sẽ phải chờ rất lâu mới được ăn bữa tiếp theo.
2. Cách phân biệt và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp
Để lên thực đơn dưỡng thai khi bị tiểu đường, mẹ và gia đình nên tuân thủ nguyên tắc sau: “Giảm các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn tăng các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp”. Vậy đâu là các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp? Dưới đây là một vài gợi ý nhanh từ Sanosa:
- Các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Đây là các nhóm thực phẩm có giá trị đường trong máu thấp hơn 56, gần như không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho mẹ bầu. Các thực phẩm tiêu biểu trong nhóm này là các loại đậu; các loại hạt; trái cây tươi (táo, cam, lê, bưởi, nho, kiwi, chuối); sữa, sữa chua, yến mạch, gạo lứt, mật ong…
- Các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình: có giá trị đường huyết trong khoảng 56-69, có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng ở mức độ chấp nhận được, chẳng hạn như cháo gạo, nho khô, lúa mạch, khoai tây luộc, chuối, xoài, đu đủ, cà rốt…
- Các nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: khoai lang, khoai tây nướng, xôi nếp, bánh mì, dưa hấu, bắp rang bơ. Đây là các thực phẩm có chỉ số trên mốc 70, nên tránh hoặc cắt giảm.
3. Các thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị đái tháo đường thai kỳ
Bên cạnh các nhóm thực phẩm bổ dưỡng tốt cho thai kỳ, dưới đây là một vài nhóm thức ăn vặt phù hợp cho bữa phụ của mẹ bầu, vừa không làm tăng cường lượng đường trong máu vừa có tác dụng dưỡng thai.
Các nhóm thực phẩm có lợi cho mẹ bầu, không làm tăng đường huyết
- Yến mạch nướng kết hợp với sữa tươi
- Granola hoặc các loại hạt như: hạt sen, hạt dẻ, hạt điều, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt óc chó
- Cá hồi chế biến kỹ
- Sữa chua không đường
- Trứng luộc
- Trái cây có lượng đường thấp như táo, ổi, bưởi, bơ, các loại berry (quả mọng), kiwi
- Các loại đậu: đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu hà lan, đậu phộng…
- Yến sào
Các nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh
- Các nhóm thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường nhân tạo như bánh kẹo, kem, chè
- Các nhóm thực phẩm mặn, có hàm lượng natri cao dễ gây tăng huyết áp như xúc xích, thịt xông khói, bánh tráng trộn…
- Các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh
- Các nhóm đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt,…
Câu hỏi thường gặp khi tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ
1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng
Dưới đây là một vài thực đơn ăn sáng phù hợp cho bồi bổ sức khỏe của cả mẹ và bé mà không gây nguy hiểm, hay biến chứng trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ:
- Salad bơ, trứng luộc, bắp, cà chua bi, củ cải, dưa leo, trộn dầu oliu (lưu ý rau nên được rửa sạch và kỹ khi ăn dưới dạng salad)
- Bánh mì ngũ cốc nước và trứng luộc
- Granola – yến mạch và các loại hạt
- Cháo ngũ cốc nguyên hạt
- Tổ yến chưng đường phèn, táo đỏ (lưu ý giảm ngọt)
- Phở, bún, mì gạo lứt với thịt bò
- Bún cá và hoa quả tráng miệng
Ngoài ra mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm chiên rán dầu mỡ vào bữa sáng, các loại đồ đóng hộp hoặc các xốt salad béo, các loại trái cây khô, các thực phẩm nhiều tinh bột
2. Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không
Câu trả lời là có bởi hàm lượng bột đường trong khoai lang rất thấp, vừa giúp cân bằng insulin vừa giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó ăn khoai lang cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ trước chế độ ăn có phần “nặng bụng”.
Khi ăn khoai lang, mẹ nên ăn tối đa không quá 250g/ ngày. Ưu tiên ăn luộc, hấp, tránh chiên hoặc “nướng với dầu” bằng nồi chiên.
3. Bà bầu bị tiểu đường nên uống sữa gì
Về sữa tươi, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa tiệt trùng không đường hoặc các loại sữa hạt. Nếu mua sữa công thức mẹ nên chú ý đến thành phần theo nguyên tắc sau đây:
- Sữa bầu có chỉ số đường huyết (GI) thấp, tốt nhất là dưới 55
- Sữa có chỉ số carbohydrat khoảng 3.1 gr/ 100ml
- Sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận bởi sở y tế và đảm bảo bởi các đơn vị đại diện ở Việt Nam
4. Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì
Các loại trái cây nên ăn là các loại trái cây ít ngọt, chỉ số đường huyết thấp như dưới đây:
Nhóm chỉ số đường huyết thấp | Chỉ số |
Dưa gang | 7 |
Bơ | 20 |
Sơ ri | 22 |
Bưởi | 25 |
Dâu | 32 |
Lê | 36 |
Táo | 38 |
Cam ta | 43 |
Nho ta | 43 |
Kiwi | 52 |
Nhóm chỉ số đường huyết vừa | Chỉ số |
Xoài chín | 55 |
Mơ | 57 |
Đu đủ chín | 58 |
Cam Mỹ | 59 |
Chuối | 62 |
Dưa lưới | 65 |
Nho Mỹ | 66 |
Dứa | 66 |
Tùy vào loại trái cây ngọt nhiều hay ít mà số lượng ăn nên được linh hoạt thay đổi cho theo quy tắc, nhóm trái cây ít ngọt thì ăn nhiều, nhóm trái cây ngọt nhiều thì giảm bớt. Mỗi bữa nên ăn khoảng 50-100 gram trái cây. Nên ăn cả xơ, tránh ép nước.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào trong việc giải đáp các câu hỏi liên quan đến chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, mẹ tròn, con vuông.
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6