Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân an toàn, mẹ khỏe mạnh?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân mà vẫn an toàn cho mẹ? Có nên cắt bỏ tinh bột ra khỏi chế độ ăn không? Nên tuân thủ những nguyên tắc nào? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ an gì để con tăng cân
cái sai lầm trong chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng của chế độ ăn với tình trạng đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ có thể mang tới nhiều hệ quả nghiêm trọng nếu không kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Mẹ bầu bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai thường có nguy cơ sinh con nặng cân cao. 

Sở dĩ như vậy là bởi chỉ số đường huyết trong máu cao ở mẹ sẽ dẫn tới chỉ số đường huyết trong máu cao ở thai nhi. Lúc này cơ thể trẻ sẽ cần tổng hợp nhiều insulin hơn để hạ thấp và điều hòa đường huyết. Hệ quả là lượng đường “dư” trong máu sẽ được chuyển hóa thành thành chất béo như một dạng dự trữ năng lượng, khiến thai nhi nặng cân bất thường, gây khó khăn trong việc sinh nở đồng thời trẻ sinh ra cũng có nguy cơ thừa cân béo phì cao.

Ngược lại, một chế độ kiêng khem hà khắc, thiếu khoa học, không cung cấp đủ nhóm chất, năng lượng cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu cân hoặc không đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai kỳ. Điều này vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế trong quá trình điều chỉnh chế độ ăn, mẹ cần được tham vấn kỹ càng từ bác sĩ để xây dựng một thực đơn “vừa vặn”, vừa đủ chất cho con, vừa an toàn cho mẹ!

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân an toàn

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì và ăn gì?
cái sai lầm trong chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ

Về cơ bản, để con tăng cân an toàn, chế độ ăn của mẹ bầu khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ vẫn cần đảm bảo các nhóm chất với tỷ lệ như sau:

  • Carbohydrate: 33-40% tổng lượng thức ăn hấp thụ. Nên ưu tiên các loại thực phẩm ít đường như ngũ cốc nguyên hạt
  • Chất béo không bão hòa: 35-40% tổng lượng thức ăn hấp thụ. Chẳng hạn như dầu oliu, dầu lạc, trái bơ, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt chia, các loại hạt dinh dưỡng…
  • Protein: 20% tổng lượng thức ăn hấp thụ. Chẳng hạn như trứng, cá, thịt nạc, đậu, các loại ngũ cốc, hạt dinh dưỡng (granola)
  • Chất xơ: 25-30 gram

Khi ăn nên chia nhỏ bữa, nên kết hợp từ 2-3 bữa phụ song song với bữa chính với khoảng cách đều nhau giữa các bữa (khoảng 2 tiếng). Bữa chính không nên ăn quá no để tránh tăng lượng đường trong máu, bữa phụ nên ăn vừa phải để giữ chỉ số đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh tình trạng quá đói. Tuyệt đối không bỏ bữa!

Trong đó:

  • Bữa chính: ăn theo nguyên tắc 50 – 25 – 25. Cụ thể hơn, 50% khẩu phần là các loại rau xanh như bí, bắp cải, súp lơ, măng tây; 25% là đạm nạc như đã đề cập ở trên; 25% là các loại tinh bột, nên ưu tiên các loại có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, bánh mì ngũ cốc, khoai lang, đậu hà lan…
  • Bữa phụ: chế độ ăn phổ biến là các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như ổi, bơ, buởi, táo. Mẹ cũng có thể đa dạng các bữa phụ bằng các các loại sữa không đường, sữa chuyên dụng cho mẹ tiểu đường; các loại hạt dinh dưỡng; hoặc các thực phẩm lành tính như yến chưng (lưu ý nên mua về tự chưng và giảm ngọt).

Xem thêm tại: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt

2. Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Để hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ trở nặng, mẹ cần tối thiểu hóa các nhóm chất và thực phẩm như sau:

  • Các chất tinh bột có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng, mì…
  • Các nhóm thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn vặt chứa đường hóa học
  • Tránh lạm dụng nước dừa, nước mía để làm trong nước ối. Thực tế khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của phương pháp này, ngược lại đây lại là nguyên nhân dễ dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ hoặc làm bệnh nặng hơn.
  • Các thực phẩm chứa carbohydrate ẩn mà bạn không biết, chẳng hạn như rượu, sốt cà chua, tương ớt, thức ăn nhanh…
  • Giảm mặn, không ăn quá 6g muối/ ngày đồng thời tránh các thực phẩm nhiều muối như đồ hộp, mì ăn liền, các món muối chua,… để tránh gây ảnh hưởng lên hệ tim mạch khi đang đái tháo đường thai kỳ.

3 sai lầm phổ biến trong điều chỉnh chế độ ăn và quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ

cái sai lầm trong chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
cái sai lầm trong chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

1. Cắt hoàn toàn tinh bột

Đây là quan điểm sai lầm. Điều chỉnh chế độ ăn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ là đưa chỉ số đường huyết về mức độ an toàn cho mẹ và em bé. Nguyên tắc nằm ở chế độ ăn cân đối chứ không phải cắt bỏ hoàn toàn.

Ăn tinh bột có thể làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể, nhưng kiêng khem quá mức thì không nên. Nguyên nhân là bởi cơ thể mẹ và bé đều cần năng lượng để di trì hoạt động hàng ngày. Cắt tinh bột, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ việc đốt mỡ. Quá trình này sẽ sản sinh ra ceton – chất ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và hệ thần kinh ở trẻ. Chính vì thế mẹ chỉ nên cắt giảm ở ngưỡng cho phép, không được cắt hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn.

Vì vậy nếu hỏi tiểu đường thai kỳ có ăn bún được không? Hay các thực phẩm tương tự như khoai lang, cơm, phở, câu trả lời vẫn là có, miễn là mẹ có sự tính toán và kiểm soát chặt chẽ liều lượng hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày.

2. Ăn quá nhiều trái cây cùng lúc hoặc bổ sung chất xơ bằng nước ép

Trái cây nếu ăn với số lượng nhiều cùng lúc cũng có thể làm tăng đường trong máu. Vì vậy để bổ sung hiệu quả chất xơ vào chế độ ăn, cách tốt nhân là ăn kết hợp với rau hoặc các thực phẩm đạm để không làm tăng đột ngột chỉ số đường trong máu.

Bên cạnh đó, một sai lầm phổ biến nữa khi bổ sung chất xơ ở mẹ bầu đó là uống nước ép. Thực tế, trong quá trình ép nước, chất xơ đã bị loại bỏ gần hết, khiến cho việc uống nước trái cây chỉ mang tính “ngon miệng” nhưng không hỗ trợ bổ sung xơ. Thêm vào đó, lượng calo và đường trong nước ép cũng cao hơn so với việc ăn trái cây nguyên quả.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì tốt

3. Dùng thuốc là có thể ăn thỏa thích

Thuốc, insulin chỉ phát huy tác dụng tối đa khi kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Suy cho cùng thuốc chỉ mang tính hỗ trợ và thường được tính toán theo chế độ ăn trung bình. Khi chỉ số cao vượt ngưỡng xử lý và liên tục kéo dài sẽ dễ dẫn tới tình trạng thai nặng cân, gây khó khăn cho mẹ và hậu quả dài hạn ở trẻ sau sinh.

Ngoài ra khi đã sử dụng thuốc, chẳng hạn insulin cần tuyệt đối tuân theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không tự ý thay đổi số lượng theo khẩu phần ăn, không tự ý ngưng thuốc khi đang điều trị để tránh các ảnh hưởng không đáng có. 

Những gợi ý trên chỉ mang tính tham khảo và cung cấp tổng quan về những thực phẩm nên ăn và cần tránh. Liều lượng ra sao, hỗ trợ thuốc như thế nào sẽ cần sự tư vấn kỹ hơn theo từng trường hợp để có hiệu quả cao nhất. Chúc mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh!

Rate this post
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?

Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...

Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?

Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...

Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?

Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...

Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?

Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...

Để lại một bình luận

Gọi tư vấn
Chat
Zalo