Lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần lưu ý gì? Đâu là những cách giảm đường cấp tốc mà không ảnh hưởng tới sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi? Cùng Sanosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng những gợi ý về chế độ ăn hàng ngày nhé!
Cách giảm đường trong thai kỳ cấp tốc cho mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới 3 tháng cuối thai kỳ. Kiểm soát đường huyết không tốt trong giai đoạn này sẽ dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và nguy cơ cho bé!
- Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên mẹ: tiền sản giật; thai to khó sinh, có nguy cơ sinh non hoặc lưu thai; nguy cơ tiểu đường sau sinh, nguy cơ nhiễm trùng, hoặc khiến các bệnh về thận trở nặng.
- Ảnh hưởng khi rối loạn đường huyết ở mẹ lên bé: tăng tỷ lệ vong, dị tật bẩm sinh, mắc các bệnh hô hấp hoặc di truyền đái tháo đường
→ Xem thêm tại: Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Chính vì vậy việc kiểm soát và giảm đường thai kỳ vô cùng quan trọng. Với những mẹ bầu đang trong tình trạng mất kiểm soát hoặc rối loạn đường trong máu, dưới đây là một vài gợi ý nhanh để hạ đường huyết về ngưỡng an toàn, nhanh và dễ dàng:
- Cách 1: Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp khi lên thực đơn, đồng thời chú trọng bổ sung chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Tuy vậy cũng có những loại rau củ người tiểu đường thai kỳ không nên ăn hoặc hạn chế ăn như khoai tây, bí đỏ, củ rền. Các loại rau củ an toàn cho người tiểu đường thai kỳ có thể kể đến như măng tây, cần tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, ra bina, cà chua, cà rốt…
- Cách 2: Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 cữ một ngày để tránh lượng đường hấp nạp vào cơ thể quá cao trong một bữa trong khi vẫn đủ năng lượng để duy trì cơ thể và nuôi thai. Nếu có thể nên ăn duy trì mỗi bữa cách nhau 2 giờ để duy trì ổn định lượng đường trong máu.
- Cách 3: Khi dùng bữa, nên ăn bắt đầu theo thứ tự ưu tiên từ chất xơ đến đạm và cuối cùng là tinh bột. Tránh ăn chất bột đường từ đầu, hoặc ăn đơn lẻ.
- Cách 4: Tiêm insulin khi tình hình trở nặng, không thể kiểm soát qua các cách thức khác như vận động hay thay đổi chế độ ăn
- Cách 5: Kiểm soát bữa sáng, xây dựng thực đơn khoa học vì đây là thời điểm lượng đường tăng cao do hormone ngay cả trước khi sản phụ ăn sáng. Các thực phẩm, rau quả lựa chọn cần lành tính, có chỉ số đường huyết thấp và tiêu hóa nhanh để tránh làm tăng đường trong máu
→ Xem thêm tại: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì tốt cho con, bớt khổ cho mẹ
Ngoài ra khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cũng được khuyến khích nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để trung hòa lượng đường trong máu. Đồng thời mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi chỉ số và kết hợp sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối cùng.
Cách lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Để kiểm soát chỉ số đường huyết đồng thời phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường thai kỳ lên cả mẹ và bé, cách tốt nhất đó là ăn đúng và đủ chất trong hàm lượng khuyến nghị. Bên cạnh việc giảm nhóm chất bột đường mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, xơ, chất béo theo nhu cầu của từng giai đoạn và dưới sự tham vấn, điều chỉnh từ bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng tối ưu cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ:
Giai đoạn thai kỳ | Năng lượng(Kcal) | Chất đạm(g) | Chất béo(g) | Chất xơ(g) |
3 tháng đầu | 2100 | 61 | 46.5 – 58.5 | 28 |
3 tháng giữa | 2300 | 70 | 52.5 – 64.5 | 28 |
3 tháng cuối | 2500 | 91 | 60 – 72 | 28 |
→ Tham khảo thêm tại: Ăn gì để vào con không vào mẹ
Song song với đó, vào mỗi bữa, nhu cầu và chế độ ăn sẽ có những lưu ý khác nhau. Cụ thể hơn, dưới đây là những gợi ý từ Sanosa về cách lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối theo từng bữa ăn!
1. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng
Như đã đề cập ở trên, xây dựng chế độ ăn khoa học vào bữa sáng cũng là cách giúp cân bằng và ổn định lượng đường huyết trong cả ngày dài. Do lượng đường trong máu đã duy trì sẵn ở mức cao ngay cả trước khi ăn sáng nên khi lên thực đơn, cần tránh các thực phẩm có chỉ số đường cao, kể cả các loại rau quả. Thay vào đó các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm giàu đạm sẽ tối ưu hơn.
Thời điểm ăn sáng lý tưởng nhất là khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ngủ dậy, tốt nhất là khoảng 7-8 giờ để tạo khoảng cách với bữa trưa. Hàm lượng đường tối đa nạp vào cơ thể không nên vượt quá 30g.
Dưới đây là bảng gợi ý các thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, có thể sử dụng luân phiên để đa dạng bữa ăn mà không ngán, đồng thời kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết:
Thực đơn bữa sáng | Món chính |
Thực đơn 1 | – 2 quả trứng gà luộc- 1 đĩa salad rau bina, tránh sử dụng sốt béo- 1/3 Quả bơ |
Thực đơn 2 | – 1 chén yến chưng cơ bản, không bỏ đường phèn |
Thực đơn 3 | – 1-2 lát bánh mì ngũ cốc- 2 quả trứng luộc |
Thực đơn 4 | – 1 quả trứng ốp la- 0.5-1 quả táo |
Thực đơn 5 | – 1 bát yến mạch- 20g các loại hạt (ví dụ hạt điều) |
Thực đơn 6 | – Sinh tố trái cây (chuối, dâu, sữa óc chó, hạt lanh) |
Thực đơn 7 | – 2 lát bánh mì nguyên cám- Salad nấm và cà chua |
2. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa trưa
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn bữa trưa cho bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là không để mức đường trong máu tăng quá cao nhưng đồng thời đảm bảo không để chỉ số này giảm quá thấp. Lượng đường cho phép nạp vào cơ thể trong bữa trưa dao động từ 30-45g.
Ở bữa chưa, mẹ có thể áp dụng cách ăn theo thứ tự ưu tiên xơ – đạm – nhóm bột đường như đã đề cập trước đó để kiểm chỉ số đường huyết trong quá trình ăn. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể ăn các món ăn được hâm nóng lại (nhưng tránh để qua đêm) để giảm lượng đường hấp thụ vào máu. Cơm cho bữa chính nên sử dụng các loại gạo lứt để kiểm soát lượng bột đường.
Các thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối bao gồm:
Thực đơn bữa trưa | Món chính |
Thực đơn 1 | Cơm gạo lứt, ức gà nướng và salad cà chua bi, dầu oliu |
Thực đơn 2 | Cơm gạo lứt, bông cải xanh, một miếng phi lê cá nướng, một chén nhỏ súp bí đỏ |
Thực đơn 3 | Cơm gạo lứt, 50g thịt luộc, rau mồng tơi nấu tôm |
Thực đơn 4 | 60g ức gà nướng, 1 củ khoai lang luộc, salad xà lách |
Thực đơn 5 | Đậu đen hấp, sữa hạnh nhân, 1 miếng phi lê cá hồi nướng |
Thực đơn 6 | Phở gạo lứt với thịt bò, nửa quả thanh long ruột đỏ |
Thực đơn 7 | 90g cá ngừ, 1 đĩa salad trộn ngũ cốc nguyên hạt, nửa quả táo |
3. Bà bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên ăn gì vào bữa tối
Vai trò của bữa tối là ổn định lượng đường huyết cho mẹ bầu trong suốt quá trình ngủ. Thời gian ăn tối không nên trễ sau 6:30 tối. Lượng đường huyết hấp thu vào cơ thể không nên quá 30-45 gram. Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho bữa tối thường chia theo tỷ lệ: ½ đĩa là rau xanh, ¼ đĩa là đạm, còn lại là tinh bột và chất béo, trong đó chất béo chiếm khoảng 2ml.
Nên ưu tiên các món luộc, hầm, hấp, nướng, ít dùng dầu mỡ. Đồng thời giảm mặn, giảm ngọt, đặc biệt là nhiều gia đình có thói quen thêm đường vào món ăn cho vừa vị.
Các thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối bao gồm:
Thực đơn bữa tối | Món chính |
Thực đơn 1 | 2 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, nửa củ khoai lang nướng, Salad xà lách |
Thực đơn 2 | Cơm gạo lứt, 100g tôm nướng, canh rau nấu thịt nạc, tráng miệng bằng dâu tây |
Thực đơn 3 | Cơm diêm mạch, phi lê cá hồi áp chảo, canh rau, tráng miệng với ổi |
Thực đơn 4 | Cháo yến mạch nấu tôm, 1 bắp ngô luộc, salad rau bina |
Thực đơn 5 | Miến gà, nửa củ khoai lang, salad rau |
Thực đơn 6 | 130g thịt nướng, súp lơ xanh luộc, khoai tây |
Thực đơn 7 | Cơm gạo lứt, đậu hũ luộc, rau luộc |
4. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào các bữa phụ trong ngày
Bữa phụ cung cấp năng lượng giữa các bữa, giúp hỗ trợ duy trì lượng đường ổn định, không tăng, không giảm sau khi tiêu hóa các bữa chính. Mẹ bầu có thể ăn từ 2-3 cữ phụ trong ngày, ăn xen bữa. Thời điểm lý tưởng nhất là khoảng 2 tiếng sau bữa chính.
Các món ăn vặt phổ biến cho mẹ bầu trong thời điểm này thường là:
- Trái cây ít đường như chuối, táo, bơ, bưởi, dâu, lê…
- Các loại hạt dinh dưỡng như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, mắc ca…
- Các loại bánh quy nguyên cám, bánh yến mạch…
- Tổ yến chưng cơ bản, không đường hoặc giảm đường
→ Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ ăn yến có tác dụng gì
Với những điều chỉnh hợp lý, cùng kiên trì theo các nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp, chắc chắn mẹ sẽ thành công kiểm soát tình trạng bệnh. Chúc mẹ và gia đình luôn khỏe mạnh!
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6