Yến sào là một trong những nguồn dinh dưỡng quý, được sử dụng rộng rãi để bồi bổ sức khỏe cho người lớn tuổi. Vậy tác dụng của yến sào với người già là gì? Sử dụng sao cho đúng để vừa hỗ trợ sức khỏe, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống cho ông bà? Cùng yến sào Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
4 nhóm tác dụng của yến sào với người già
Yến sào và các sản phẩm từ yến mang đến khá nhiều lợi ích sức khỏe cho người lớn tuổi. Nhìn chung các lợi ích này được chia làm 4 nhóm chính:
- Tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ điều trị bệnh
- Bồi bổ sức khỏe sau xạ trị
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
Cụ thể ra sao, cùng Sanosa đi sâu vào phân tích và làm rõ nhé!
1. Lợi ích của tổ yến trong tăng cường sức khỏe cho người già
Yến sào là thực phẩm siêu bổ dưỡng với hàm lượng protein cao, đầy đủ 18 loại axit amin thiết yếu, đặc biệt là các nhóm axit amin cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ bên ngoài. Chính các nhóm axit amin này cũng là thành phần “chống lưng” cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống trả lại các virus, dịch bệnh xâm nhập từ môi trường ngoài.
Đối với người già, việc hấp thụ các loại axit amin này thường khó hơn người trẻ khi việc ăn uống, tiêu hóa đã phần nào suy giảm – vừa ăn không ngon, vừa ăn không vô. Lúc này, nếu có điều kiện, yến sào sẽ là một trong những lựa chọn phù hợp để cải thiện sức khỏe cho ông bà, người lớn tuổi bởi những lợi ích dưới đây:
- Hỗ trợ hệ miễn dịch bởi hàm lượng protein cao hơn các giải pháp thay thế khác nhưng không gây khó tiêu, nặng bụng
- Kích thích hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng thèm ăn, đồng thời hỗ trợ hấp thu, chuyển hóa, giảm nguy cơ táo bón ở người già.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng của nhiều cơ quan như gan, thận, giúp cải thiện khả năng thải độc vốn đã có phần suy yếu do tuổi tác hoặc bia rượu.
2. Tác dụng của yến sào trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh tuổi già
Tổ yến cùng các sản phẩm từ tổ yến cũng có thể coi là giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh tuổi già như:
- Bệnh huyết áp: các loại axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine và lysine được xem là các chất giúp hỗ trợ khả năng điều hòa tuần hoàn, ổn định huyết áp cho những trường hợp bị huyết áp cao.
- Bệnh viêm xương khớp: Lysine và N-acetylglucosamine là 2 thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu canxi, giúp phòng ngừa các dấu hiệu thoái hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp thường thấy khi có tuổi.
- Bệnh tiểu đường, mỡ máu: Yến có tốt cho người tiểu đường không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ trong tổ yến chứa nhiều loại axit amin với khả năng điều hòa lượng đường trong máu, giúp tối thiểu hóa các nguy cơ về bệnh đường huyết cho cả những người chớm bị hoặc đã bị.
- Bệnh về hô hấp: giúp cái thiện tình trạng hô hấp khi mắc các bệnh như lao, hen suyễn mãn tính
Ngoài ra, với phụ nữ lớn tuổi, yến sào còn là “liều thuốc” bảo dưỡng làn da, giúp giảm nhăn nheo, sạm, nám khi có tuổi.
→ Xem thêm tại: Tác dụng của yến sào với phụ nữ là gì
3. Công dụng của yến sào trong bồi bổ sức khỏe sau xạ trị
Tác dụng của yến sào với người bị bệnh cũng là một trong những yếu tố đáng đề cập tới!
Theo các nghiên cứu mới nhất, tổ yến có chứa các thành phần dưỡng chấp hỗ trợ tái tạo, kích thích phát triển các tế bào lành tính. Bên cạnh đó yến sào cũng là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, có khả năng hấp thu nhanh. Vì vậy sau mỗi quá trình xạ trị, đây sẽ là nguồn dinh dưỡng vô cùng “kịp thời” để nuôi tế bào và giúp cơ thể chống trả với các căn bệnh “ác tính”.
4. Tác dụng của tổ yến trong cải thiện chất lượng cuộc sống tuổi xế chiều
Bên cạnh các lợi ích sức khỏe đã đề cập ở trên, thường xuyên ăn tổ yến cũng giúp tăng cường sự ngon miệng khi ăn, giải tỏa căng thẳng đầu óc, giúp người lớn tuổi ngủ sâu và ngon giấc hơn. Ngoài ra trong thành phần của yến cũng có nhiều dưỡng chất có tác dụng cải thiện tình trạng tuần hoàn máu não như sắt và acid glutamic, qua đó giúp người lớn tuổi thêm minh mẫn hơn trước sự “suy giảm” tuổi già.
Đây là những tiền đề để tận hưởng cuộc sống bên gia đình và các hoạt động thường ngày một cách nhanh nhẹn, khỏe mạnh.
Hướng dẫn cách sử dụng yến sào cho người già để vừa ngon miệng, vừa khỏe người, khỏe dạ
Một trong những lưu ý khi cho ông bà, cha mẹ sử dụng tổ yến đó là không nên quá tham mà cần cân nhắc đúng liều lượng. Bởi như đã đề cập, khả năng tiêu hóa của người lớn tuổi không còn hoạt động tốt như khi còn trẻ, bởi vậy “bổ quá” dễ dẫn tới việc khó hấp thu, vừa gây lãng phí vừa gây khó tiêu cho người cao tuổi.
Bên cạnh đó, thể trạng của người sử dụng cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm. Ăn yến như thế nào là đúng? Dưới đây là một vài gợi ý cơ bản từ Sanosa:
- Với người lớn tuổi khỏe mạnh: nên chưng yến cách ngày, cứ 2 ngày 1 cữ, mỗi lần khoảng 6-7gram.
- Với người đang trong quá trình điều trị hoặc phục hồi sau hậu phẫu, nên cho ăn đều đặn khoảng 5gr mỗi ngày.
Và với người có tuổi thì sử dụng yến sào thay bữa sáng là phù hợp nhất! Khi chưng yến, để đa dạng vị giác và mang tới nhiều lợi ích khác nhau, bạn có thể tham khảo các cách chưng sau:
- Chưng yến với hạt sen táo đỏ
- Chưng yến với táo tàu hạt chia
- Chưng yến sào với lê
- Chưng tổ yến đường phèn
Đây là những công thức vừa ngon miệng vừa nhẹ bụng, lại mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Nên tránh chưng yến với các thực phẩm giàu hàm lượng đạm như cua để tránh “quá bổ” khó chuyển hóa!
Những ai không nên ăn yến sào khi có tuổi?
Dù tổ yến luôn là thực phẩm top đầu trong việc bồi bổ sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau khi ốm nặng, tuy vậy khi chưng yến cho người lớn tuổi, bạn cần lưu ý từng trường hợp dưới đây để tránh gây lãng phí do không dung nạp, thậm chí gây tác dụng phụ.
Các trường hợp không nên chưng yến cho người già:
- Khi người già đang sốt hoặc cảm vì lúc này cơ thể của họ sẽ không thể hấp thu được các chất bổ từ yến sào. Vào thời điểm này, bạn nên ‘ngắt bữa’, chờ cơ thể bước vào giai đoạn phục hồi rồi tiếp tục cho ăn để bồi dưỡng cơ thể.
- Những già có tỳ vị yếu hoặc phong hàn bởi yến sào có tính hàn, sử dụng thường xuyên sẽ chỉ càng làm hư nhược cơ thể và rối loạn tiêu hóa.
- Người bị gout, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu cũng không nên sử dụng để tránh làm tính trạng bệnh trở nặng.
Với những người lớn tuổi có thể trạng khỏe mạnh và cuộc sống tinh thần phong phú, vai trò của yến sào không quá lớn. Bạn có thể chưng yến, cho ăn giãn bữa để cải thiện vị giác và giấc ngủ của ông bà song song với việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên gia đình. Ngược lại nếu ông bà, cha mẹ vừa trải qua các cuộc phẫu thuật hoặc ốm nặng, dai dẳng, trở nên “khó tinh”, “chán ăn” yến sào sẽ là một trong những giải pháp giúp cải thiện thể trạng cấp tốc.
Yến sào chỉ bổ khi sử dụng đúng cách, đúng lượng, đúng cữ cho từng đối tượng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào trong việc bồi bổ sức khỏe cho người thân gia đình.
→ Chi tiết giá bán và ưu đãi các sản phẩm yến sào nguyên chất phân phối tại Sanosa
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6