Trái cây giàu vitamin và xơ rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên trong số đó cũng có nhiều loại hoa quả chứa lượng đường cao, không phù hợp cho người bị đái tháo đường thai kỳ sử dụng thường xuyên. Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì để ổn định đường huyết? Cùng Sanosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của trái cây đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Vitamin là một trong những nhóm chất quan trọng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai, ăn trái cây cũng đem đến nhiều lợi ích vượt trội trong việc ổn định chỉ số đường huyết.
Nguyên nhân là bởi trong trái cây, ngoài vitamin và khoáng chất còn chứa 2 loại chất xơ:
- Chất xơ hòa tan: hỗ trợ đào thải cholesterol đồng thời làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình hấp thu đường và cholesterol trong quá trình tiêu hóa, từ đó góp phần làm ổn định đường huyết sau mỗi bữa ăn.
- Chất xơ không hòa tan: có tác dụng làm ổn định và ngăn lượng đường huyết gia tăng sau bữa ăn bởi khi cơ thể hấp thu chất xơ sẽ hấp thụ các “thực phẩm gây tăng đường huyết” chậm hơn. Đây cũng là chất có tác dụng ngăn ngừa ra tăng cholesterol và các nguy cơ ung thư thực tràng.
Bên cạnh đó chất xơ cũng có tác dụng tạo cảm giác no lâu, nên khá phù hợp cho bữa phụ của mẹ bầu.
Các tiêu chí lựa chọn trái cây cho người bị đái tháo đường thai kỳ
Mỗi loại trái cây sẽ có hàm lượng và thành phần dưỡng chất khác nhau. Mẹ có thể lựa chọn hoa quả theo các chất cần thiết như vitamin B, vitamin C, Natri, Canxi, Kali… Tuy nhiên tất cả đều cần tuân theo một nguyên tắc: chọn nhóm trái cây ít ngọt bởi trái cây cũng là nhóm thực phẩm chứa đường.
Để dễ dàng hơn, mẹ có thể căn cứ vào chỉ số GI (chỉ số đường huyết trong các loại trái cây) để lựa chọn. Không cần kiêng khem tuyệt đối các loại có chỉ số đường huyết cao nhưng mẹ nên ưu tiên chọn các loại trái cây có chỉ số thấp hoặc trung bình thấp.
Danh sách trái cây có chỉ số đường huyết thấp và vừa phải
Nhóm chỉ số đường huyết thấp | Chỉ số | Nhóm chỉ số đường huyết vừa | Chỉ số |
Dưa gang | 7 | Xoài chín | 55 |
Bơ | 20 | Mơ | 57 |
Sơ ri | 22 | Đu đủ chín | 58 |
Bưởi | 25 | Cam Mỹ | 59 |
Dâu | 32 | Chuối | 62 |
Lê | 36 | Dưa lưới | 65 |
Táo | 38 | Nho Mỹ | 66 |
Cam ta | 43 | Dứa | 66 |
Nho ta | 43 | ||
Kiwi | 52 |
Ngoài ra có một lưu ý khi ăn trái cây đó là mẹ nên ăn cả quả thay vì ép nước. Bởi khi ép nước, gần như đã loại bỏ hoàn toàn chất xơ có sẵn trong trái cây. Chính vì thế mà uống nước ép, dễ gây tăng đường trong máu hơn ăn nguyên trái.
Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Vì sao? Có tác dụng gì?
Khi lựa chọn trái cây, bên cạnh chỉ số đường huyết mẹ nên cân nhắc các chỉ số dinh dưỡng khác và đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
→ Nhu cầu và chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng để ăn vào con không vào mẹ
Cụ thể hơn, dưới đây là những loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ bầu khi đang bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai cũng như các lợi ích, tác dụng của từng loại:
- Kiwi: đây là loại trái cây có chỉ số đường thấp lại ít calo (10g carbohydrate và 42 calo), đồng thời chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như kali, vitamin C. Ăn kiwi thường xuyên cũng có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và hạn chế tình trạng khát nước do tiểu đường gây ra.
- Bưởi: Bên cạnh các chất như vitamin C, beta-carotene và nhiều chất chống oxy hóa, bưởi còn có các chất mang công dụng tương tự insulin và ngăn ngừa nguy cơ tăng mỡ máu khi mang thai.
- Bơ: ngoài việc giàu chất xơ, lượng đường thấp, giàu vitamin, khoáng chất, bơ còn cung cấp các chất béo lành tính.
- Táo: crom trong táo giúp tăng độ nhạy của insulin khi bị tiểu đường. Song song với đó, táo cũng có nhiều chất giúp trung hòa đường huyết nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thường xuyên sử dụng 1-2 quả mỗi ngày để ngăn bệnh tình trở nặng
- Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi: đây là những loại quả giàu xơ, có chỉ số đường huyết thấp đồng thời lại chứa nhiều dưỡng chất nuôi thai có thể dễ dàng hấp thụ qua nhau thai.
- Lựu: Có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và đào thải cholesterol.
- Các nhóm trái cây khác như đào, ổi, lê, roi (mận): đây cũng là một trong những nhóm trái cây giàu xơ với chỉ số đường thấp, có khả năng ổn định chỉ số đường huyết sau ăn
Bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn trái cây gì?
Các loại trái cây nên tránh hoặc hạn chế tối đa là những loại quả ngọt, có chỉ số đường huyết trung bình cao trở lên (chỉ số GI trên 60), chẳng hạn như: mít, sầu riêng, vải, nhãn, dưa lưới…
Ngoài ra với một số loại trái cây có chỉ số đường huyết tương đối cao như chuối, dứa, đu đủ… mẹ vẫn có thể ăn nhưng cần có sự điều chỉnh hợp lý trong khẩu phần ví dụ như giảm lượng tinh bột trong bữa chính hoặc ăn xơ, đạm trước.
Đối với người tiểu đường khi mang thai, ăn trái cây bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến cáo, lý tưởng nhất, trung bình mẹ bầu nên ăn tương đương với 15 carbs, tức tương đương:
- Nửa quả táo
- Nửa quả chuối vừa
- 1 cốc mâm xôi
- ¾ cốc việt quất
- 5/4 cốc dâu tây nguyên quả
- 2 quả kiwi.
Ngoài ra quả càng ít ngọt thì càng có thể ăn nhiều, quả càng ngọt nhiều thì cần phải giảm bớt hoặc điều chỉnh lượng tinh bột trong các bữa khác cùng ngày.
Ngoài hoa quả, trái cây, chế độ ăn và thực đơn ăn mỗi ngày cũng vô cùng quan trọng. Nếu mẹ quan tâm, có thể tìm hiểu thêm tại:
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Tác hại của ăn yến thường xuyên là gì?
Không thể phủ nhận yến sào là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe người...
Th6
Nên ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất và phát huy tối đa công dụng?
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng, phù hợp để tẩm...
Th6
Nên cho trẻ ăn yến vào lúc nào thì tốt nhất?
Yến sào mang đến nhiều lợi ích và tác dụng cho sự phát triển của...
Th6
Người già ăn yến mỗi ngày có tốt không? Khi nào nên ăn tổ yến mỗi ngày?
Yến sào, hay tổ yến, đã từ lâu được coi là một trong những thực...
Th6